1. Tổng quan về tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và ra ngoài miệng. Nguyên nhân chủ yếu do cơ vòng thực quản dưới của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khiến việc giữ sữa trong dạ dày chưa hiệu quả.
Vì thế, tình trạng này thường xuất hiện sau khi trẻ bú no, đặc biệt nếu bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Ngoài ra, trẻ bị ọc sữa cũng có thể do bị kích thích quá mức sau khi bú, nhạy cảm hoặc dị ứng với thực phẩm mà mẹ đã ăn/ uống. Một số trường hợp hiếm hơn có thể liên quan đến viêm thực quản hoặc viêm dạ dày.
Cha mẹ cần phân biệt giữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh và nôn ói. Ọc sữa thường xảy ra khi một lượng nhỏ sữa từ dạ dày trào ra miệng kèm theo ợ hơi mà không phải là sự co thắt ở cơ bụng. Trong khi đó, nôn ói là phản xạ mạnh do cơ bụng co thắt, khiến trẻ khó chịu và đẩy dịch nôn ra ngoài thành vòi.
Mẹ cần phân biệt được tình trạng ọc sữa và nôn ói để chăm sóc bé yêu tốt hơn.
2. 8 mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà
Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Cụ thể, để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
2.1. Tránh cho trẻ bú ở tư thế nằm
Cho trẻ bú trong tư thế nằm có thể khiến bé nuốt nhiều không khí, dễ dẫn đến ợ hơi và ọc sữa. Vì vậy, mẹ nên bế trẻ ở tư thế đầu cao hơn thân mình khi bú để hạn chế ọc sữa. Đối với trẻ bú bình, cha mẹ cần chọn bình sữa có núm vú phù hợp, tránh lỗ quá lớn làm sữa chảy nhanh gây sặc hoặc quá nhỏ tạo bọt khí khiến bé dễ bị ọc sữa.
2.2. Thường xuyên vỗ ợ hơi cho trẻ
Vỗ ợ hơi cũng là một trong những mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết. Cách này sẽ giúp loại bỏ khí thừa trong dạ dày, giảm nguy cơ ọc sữa. Có 3 tư thế vỗ ợ hơi hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo như:
- Bế trẻ trên vai: Đặt trẻ tựa đầu lên vai cha mẹ, một tay đỡ mông, tay còn lại nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ.
- Đặt trẻ nằm trên đùi: Đặt bé nằm sấp trên đùi mẹ, sau đó nhẹ nhàng xoa lưng để giúp bé giải phóng lượng khí bị tích tụ trong dạ dày.
- Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay: Mẹ hãy đỡ ngực và cằm trẻ, để đầu hơi cao hơn thân, sau đó vỗ nhẹ lưng.
Lưu ý, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi cữ bú và đặt khăn mềm dưới cằm hoặc trên vai để thấm sữa nếu trẻ ọc.
Mẹ hãy thường xuyên vỗ ợ hơi cho con để tránh tình trạng bé ọc sữa.
2.3. Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau khi bú
Bé hay bị ọc sữa phải làm sao? Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả là giữ bé ở tư thế thẳng đứng khoảng 20 - 30 phút sau khi bú. Điều này giúp sữa di chuyển xuống dạ dày dễ dàng, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ trào ngược. Mẹ có thể bế bé tựa vào vai hoặc giữ bé ngồi thẳng trong lòng để tạo cảm giác thoải mái cho con.
2.4. Chia nhỏ các cữ bú trong ngày
Để giảm nguy cơ ọc sữa, mẹ nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày thay vì cho trẻ bú một lượng lớn cùng lúc. Việc này giúp dạ dày bé không bị quá tải, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và hạn chế tình trạng trào ngược. Đây cũng là một trong những cách trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà mẹ nên lưu lại ngay.
Để hạn chế tình trạng bé bú quá nhiều dẫn đến ọc sữa, mẹ nên chia thành nhiều cữ bú trong ngày.
2.5. Chọn sản phẩm sữa dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên còn rất non nớt, dễ bị đầy hơi, chướng bụng gây ọc sữa. Do đó, với trẻ dùng sữa ngoài, để con nhận được đủ dưỡng chất mà vẫn an tâm có chiếc bụng khỏe, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm sữa có công thức cân bằng, đủ lượng - đủ chất, giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu, hạn chế tình trạng ọc sữa.
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Có Glico ICREO Balance Milk mẹ yên tâm bé hấp thu tốt, dễ tiêu hóa, bụng ‘khỏe re’
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé yêu. Hiểu được điều đó, Glico ICREO đã dành hơn 100 năm nghiên cứu để tạo ra nguồn dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đặc biệt, sữa Glico ICREO Balance Milk dành cho bé từ 0 - 12 tháng tuổi với công thức chứa 5 loại Nucleotides giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột non và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Kết hợp cùng GOS và axit palmitic liên kết beta (OPO), nhờ đó giúp bé tiêu hóa tốt, nhẹ bụng và hạn chế tình trạng ọc sữa.
Sữa Glico ICREO Balance Milk chứa 5 loại Nucleotides cùng GOS và axit palmitic giúp bé hấp thu tốt dưỡng chất, nhẹ bụng, dễ tiêu hóa.
Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, Glico ICREO Balance Milk còn được nhiều mẹ tin chọn nhờ công thức giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện. Cụ thể là Alpha-linolenic từ dầu tía tô xanh Nhật Bản giúp bé yêu phát triển trí não tinh anh; trong khi sắt, vitamin C - D, canxi và phốt pho hỗ trợ tăng trưởng thể chất vững chắc. Ngoài ra, sản phẩm có vị thanh nhạt tự nhiên cho bé dễ làm quen cùng với công nghệ khử muối độc quyền, giúp giảm Natri dư thừa, hạn chế tích nước và loại bỏ khoáng chất không cần thiết, cho bé khởi đầu khỏe mạnh hơn.
>> Để mua sữa Glico ICREO Balance Milk cho con, mẹ có thể đặt hàng trên website chính thức của hãng hoặc các sàn thương mại điện tử uy tín và hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé trên toàn quốc.
2.6. Cho trẻ nằm ngửa và kê cao đầu khi ngủ
Trẻ sơ sinh chưa thể tự điều chỉnh tư thế ngủ, vì vậy cha mẹ cần tạo tư thế phù hợp để bé cảm thấy thoải mái nhất. Đặc biệt, với trẻ hay bị ọc sữa, mẹ nên kê đầu cao hơn thân khoảng 30 độ để hạn chế sữa trào ngược khi ngủ.
2.7. Giữ không gian sống của bé trong lành, không khói thuốc
Khói thuốc lá và các tác nhân ô nhiễm có thể kích thích đường hô hấp, làm bé dễ bị nôn trớ, ọc sữa và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy luôn giữ không gian sống trong lành, đảm bảo thông thoáng và hạn chế các yếu tố gây hại để bé yêu được phát triển toàn diện.
2.8. Nới lỏng, tã bỉm của trẻ
Việc mặc tã, bỉm quá chật có thể tạo áp lực lên bụng, khiến con dễ bị ọc sữa. Vậy lúc này trẻ bị ọc sữa phải làm sao? Đó là mẹ hãy chọn tã, bỉm có kích thước phù hợp, không quá chật, đồng thời kiểm tra và điều chỉnh thường xuyên để bé luôn cảm thấy thoải mái. Điều này không chỉ giúp hạn chế ọc sữa mà còn tạo sự dễ chịu, giúp bé ngủ ngon hơn.
Nới lỏng tã/ bỉm để bé cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế ọc sữa.
3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng ọc sữa của trẻ không thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kịp thời. Đặc biệt, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu bé có các dấu hiệu sau:
- Ọc sữa nhiều lần, nôn trớ trong vòng 24 giờ và ngày càng nghiêm trọng.
- Trẻ quấy khóc, cáu gắt, khó chịu sau khi ọc sữa.
- Sữa trào ra có màu xanh hoặc lẫn máu.
- Chậm tăng cân, bú kém hoặc bỏ bú.
Mỗi bé có cơ địa khác nhau, vì vậy mẹ cần kiên trì áp dụng các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp để giúp bé hạn chế ọc sữa và tiêu hóa tốt hơn. Nếu tình trạng này không cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa bé đi khám với bác sĩ để đảm bảo con luôn khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo:
1. Mayo Clinic Staff. Spitting up in babies: What's OK, what's not (Đã truy cập 11/03/2025).
2. Alejandro Velez & Christine Waasdorp Hurtado. Why Babies Spit Up (Đã truy cập 11/03/2025).