1. Vì sao trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ?
Trẻ 1 tuổi ăn hay bị nôn trớ có thể do nhiều nguyên nhân như bé đang bị bệnh, dạ dày của bé chưa hoàn thiện hoặc dị ứng với một thực phẩm nào đó. Cụ thể:
- Dạ dày của bé chưa hoàn thiện: Dạ dày của trẻ có kích thước nhỏ, nằm ngang và cơ thắt thực quản dưới còn yếu, nên dễ khiến sữa và thức ăn trào ngược lên thực quản, gây nôn trớ.
- Bé ăn quá no: Khi bé ăn quá lượng dạ dày có thể chứa, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách đẩy thức ăn ra ngoài, gây tình trạng nôn trớ.
- Bé bị dị ứng với thực phẩm: Một số trẻ có thể bị dị ứng với trứng, hải sản hoặc các loại thực phẩm khác, dẫn đến triệu chứng buồn nôn và nôn sau khi ăn.
- Bé đang thử các loại món ăn mới: Giai đoạn 1 tuổi là bé đang bắt đầu chế độ ăn dặm nên khi tiếp xúc với thực phẩm lạ, bé có thể chưa quen với hương vị hoặc kết cấu thức ăn, dẫn đến phản ứng nôn trớ.
- Bé đang bị bệnh: Khi bé mắc phải các bệnh lý như ho, cảm, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai, viêm ruột thừa,... cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Trẻ 1 tuổi ăn vào là nôn có thể do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dị ứng với thực phẩm hoặc đang bị bệnh.
2. Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có sao không?
Câu trả lời là có. Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể gây mất nước, khiến cơ thể thiếu hụt chất điện giải. Tình trạng này dẫn đến khô môi, ít tiểu, mệt mỏi và có thể nguy hiểm nếu không được bù nước kịp thời.
Ngoài ra, tình trạng nôn trớ ở trẻ 1 tuổi còn có thể gây ra những vấn đề như:
- Suy dinh dưỡng, chậm tăng cân: Trẻ thường xuyên nôn ói khó hấp thu đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và cân nặng.
- Tổn thương thực quản: Nếu trẻ 1 tuổi ăn hay bị nôn trớ nhiều do trào ngược dạ dày, axit trong dịch vị có thể gây viêm, đau rát thực quản.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng: Khi sức đề kháng suy giảm do mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
3. Cách chăm sóc trẻ 1 tuổi ăn vào là nôn tại nhà
Khi trẻ ăn vào là nôn, cha mẹ cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp sau chăm sóc sau để giúp bé nhanh chóng hồi phục:
- Nhẹ nhàng vuốt ve để trấn tĩnh bé:
Sau khi nôn, bé có thể cảm thấy khó chịu, sợ hãi và quấy khóc. Lúc này, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng ôm bé vào lòng, vỗ nhẹ lưng và nói chuyện bằng giọng điệu ấm áp để trấn an; giúp bé cảm thấy an toàn, bớt lo lắng và tránh tình trạng nôn tiếp.
Nếu bé quấy khóc sau khi nôn trớ, mẹ nên ôm bé vào lòng để dỗ dành, trấn an con.
- Bù nước cho bé:
Sau khi nôn, trẻ bị mất một lượng nước đáng kể, vì vậy cha mẹ cần bổ sung nước phù hợp. Theo đó, mẹ có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội hoặc nước ép hoa quả giúp bù nước. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý cho bé uống chậm rãi từng ngụm nhỏ hoặc dùng muỗng đút để tránh kích thích dạ dày, giảm nguy cơ nôn tiếp.
- Cho bé ăn những món dễ tiêu:
Khi bé đã bớt nôn, mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo loãng, súp, sữa chua để dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, cần tránh các món dầu mỡ, cay nóng hoặc quá ngọt vì có thể kích thích dạ dày khiến bé nôn trở lại.
Glico ICREO Grow-up Milk (820g)
Sữa Glico ICREO số 1 820g (Grow-up Milk) bổ sung MFGM giúp trẻ từ 1 - 3 tuổi phát triển hệ thần kinh, hệ miễn dịch cùng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh. Chọn ngay!
4. Khi nào nên cho bé đến gặp bác sĩ?
Nếu trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay để được kiểm tra, điều trị kịp thời:
- Trẻ nôn ra dịch màu xanh (dịch mật) hoặc có lẫn máu (đỏ hoặc nâu).
- Trẻ nôn kéo dài hơn 24 giờ.
- Không thể ăn hoặc uống trong nhiều giờ liên tục.
- Trẻ có các dấu hiệu mất nước như môi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong 6 giờ.
- Đau bụng kèm sốt trên 38,4 độ C kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo mệt mỏi, lừ đừ, ngủ gà hoặc quấy khóc bất thường.
Nếu trẻ 1 tuổi nôn trớ liên tục và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác cha mẹ nên sớm đưa bé đến thăm khám với bác sĩ.
5. Phòng ngừa trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ như thế nào?
Để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ 1 tuổi, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Cho bé ăn chậm, nhai kỹ và không ép trẻ ăn quá nhanh hoặc quá no để tránh làm dạ dày bị quá tải.
- Tránh cho trẻ vừa ăn vừa chơi, xem điện thoại/ tivi hay ẵm bồng di chuyển nhiều nơi.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, đảm bảo đủ số lượng và dinh dưỡng cần thiết để hệ tiêu hóa của con hoạt động hiệu quả hơn.
- Khuyến khích bé nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau bữa ăn để thức ăn tiêu hóa tốt hơn.
- Hạn chế cho bé nằm ngay sau khi ăn để giảm nguy cơ trào ngược.
- Không cho bé ăn những món quá cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc khó tiêu.
- Nếu bé uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên các loại sữa có công thức nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Đảm bảo đồ ăn của bé luôn sạch sẽ, tươi mới để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Glico ICREO - Như “da kề da” cho con yêu êm bụng, khỏe sức
Ngay sau khi chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh gần như vô trùng. Việc da kề da với mẹ giúp bé tiếp xúc với hệ vi sinh vật có lợi, hỗ trợ hình thành hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó, bé cải thiện tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và chuyển hóa năng lượng hiệu quả. Đồng thời, da kề da còn giúp tăng cường miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
Thấu hiểu được điều này, Glico ICREO đã nghiên cứu và phát triển cho ra đời dòng sữa ICREO Grow-up Milk (dành cho bé 1 - 3 tuổi) như một sự “liên kết yêu thương”, tiếp nối những lợi ích quý giá của da kề da khi chứa các dưỡng chất có lợi như Nucleotides và MFGM (màng cầu béo).
Cụ thể, Nucleotides kích thích sản sinh kháng thể IgA, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, đồng thời hỗ trợ hoàn thiện ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa nôn trớ. Trong khi đó, MFGM là lớp màng giàu dinh dưỡng bao quanh giọt chất béo sữa mẹ, với hơn 150 chất đạm và chất béo – hỗ trợ phát triển tư duy, cảm xúc và góp phần tăng cường miễn dịch để bé yêu lớn khôn khỏe mạnh.
Glico ICREO Grow-up Milk có chứa 5 loại Nucleotides cùng MFGM giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế nôn trớ, cho con hấp thu tốt hơn.
Đồng thời, Glico ICREO Grow-up Milk còn chứa kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, cơ quan sinh sản và hỗ trợ hệ miễn dịch. Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu và góp phần phát triển máu, xương và thận ở trẻ. Song song với đó, sản phẩm còn bổ sung dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản, hỗ trợ tổng hợp DHA giúp con yêu phát triển trí não vượt trội.
>> Mẹ dễ dàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm Glico ICREO Grow-up Milk cũng như đặt mua trên website chính thức của hãng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt mua tại các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada cũng như cửa hàng Mẹ & Bé uy tín.
Hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ăn vào là nôn sẽ giúp cha mẹ có hướng xử lý phù hợp, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và phát triển khỏe mạnh. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo triệu chứng bất thường, cha mẹ hãy đưa bé đi khám với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.
Nguồn tham khảo:
1. Healthdirect Australia. Vomiting in children. (Đã truy cập 17/03/2025).
2. Báo Sức khỏe & Đời sống. Trẻ thường xuyên nôn ói nếu có dấu hiệu này phải đưa ngay đến viện (Đã truy cập 17/03/2025).