Mang thai và sinh con của mẹ Nhật có gì khác với mẹ Việt không?

Mỗi quốc gia đều có những biện pháp chăm sóc và hỗ trợ thai sản khác nhau, và hệ thống chăm sóc thai sản ở Nhật Bản được xem là tiên tiến, có rất nhiều khác biệt so với các quốc gia trên thế giới, điều này có thể khiến các mẹ Việt sẽ hơi ngạc nhiên một chút.

Bài viết tham khảo từ Cẩm nang CHĂM SÓC MẸ MANG THAI - "TẠI SAO MẸ NHẬT MANG THAI VẪN NHẸ TÊNH?", Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2021.

Những điều “lạ lùng” khi bầu bí ở Nhật

  1. Kiểm soát cân nặng nghiêm ngặt: Mẹ bầu chỉ nên tăng từ 7-12 kg trong cả thai kỳ.
  2. Những thức ăn “màu tối” được xem là có tính hàn thì cần phải tránh (như cà tím).
  3. Ốm nghén là việc không được bàn tới, ngay cả trong gia đình người thai phụ.
  4. Mẹ bầu luôn được khuyên là cần kiêng các hoạt động đòi hỏi tập trung nhiều. Người ta tin rằng epinephrine(1) thoát ra khi người mẹ căng thẳng thần kinh sẽ có thể gây hại cho thai nhi.
  5. Không cần hạn chế các loại thức ăn nạp vào cơ thể (tức là ăn đa dạng các loại thực thẩm theo tỷ lệ cân bằng với cơ thể khi mang thai). Mẹ Nhật có thể ăn cá sống (đã được chế biến vệ sinh, an toàn) hoặc uống trà xanh (với liều lượng nhất định).
  6. Rất ít bệnh viện hỗ trợ gây tê ngoài màng cứng (sinh không đau).
  7. Luôn che bụng bằng nhiều lớp để giữ ấm bụng ngay cả khi mùa hè.

Vì sao mẹ bầu Nhật vẫn được ăn cá sống

Người Nhật khá kỹ tính trong chuyện ăn uống, họ rất quan trọng về độ dinh dưỡng trong món ăn và cách chế biến. Món ăn mà người Nhật gây tiếng vang đến toàn thế giới là sushi và sashimi, bao gồm các loại cá sống và hải sản. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng acid béo omega 3 có trong cá và hải sản có thể giúp người ăn sức khoẻ tim mạch và đặc biệt lưu thông tuần hoàn máu tốt. Ngoài ra, trong cá còn có nhiều vitamin và khoáng chất giúp mắt sáng hơn, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm. Chính vì vậy mà mẹ bầu Nhật vẫn có thể ăn được món sống nếu được chế biến hợp vệ sinh và đã được đông lạnh đến – 40 độ C để đảm bảo các loại vi khuẩn gây bệnh đã bị diệt hoàn toàn. 

(1) Epinephrine:còn được gọi với tên khác là adrenalin - là một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, cái làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm.

(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Ý kiến của bạn

Bài viết xem nhiều