Thành phần cân bằng trong Glico ICREO giảm táo bón ở trẻ?

Thế nào là táo bón?
Đối với trẻ uống sữa công thức, việc đại tiện thường diễn ra 1 lần/ngày. Tuy nhiên, có trẻ 3-7 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Dấu hiệu quan trọng nhất của táo bón là phân cứng và khô hoặc vụn và trông giống như viên bi. Các dấu hiệu táo bón khác ở trẻ sơ sinh là:
- Trẻ khóc và trông không thoải mái trước khi đi nặng. (Một số sự căng thẳng vẫn là bình thường khi trẻ đi nặng; điều này thường không có nghĩa là táo bón)
- Lượng phân bé ị ra ít và cứng
- Bé trớ ngay sau khi uống sữa hoặc ăn bột/cháo/cơm
- Bé không uống sữa cũng không ăn bột/cháo/cơm
- Bé không buồn ngủ nhưng lại hay cáu gắt
- Bụng bé bị trướng
- Có máu trong phân

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Nguyên nhân phổ biến nhất là khi một đứa trẻ sẽ không đi nặng nhẹ nhàng được bởi vì bé sợ đau nên trì hoãn việc đi vệ sinh và vấn đề trở nên xấu hơn. Khi táo bón xảy ra ở một em bé, thường là vì trẻ không nạp đủ chất lỏng trong chế độ ăn uống.

Táo bón sơ sinh do bệnh lý: Việc em bé bị táo bón có thể là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến trẻ bị táo bón sớm.

Uống Glico ICREO liệu có bị táo bón?
Glico ICREO có tỷ lệ dinh dưỡng cân bằng và tương đương nguồn dinh dưỡng tự nhiên nên sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé thêm khỏe tăng khả năng miễn dịch cũng như hạn chế tối đa táo bón ở trẻ. Ngoài ra trong Glico ICREO có 5 loại Nucleotide và Galacto-oligosaccharide giúp hệ tiêu hóa bé khỏe và tăng lợi khuẩn trong ruột. Với các dưỡng chất được bổ sung vừa đủ và cân bằng trong Glico ICREO sẽ không gây ra táo bón ở trẻ. Bé bị táo bón sẽ liên quan đến nhiều nguyên nhân theo lứa tuổi, chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, môi trường sống,...

Cải thiện táo bón ở trẻ uống sữa công thức như thế nào?
Không cho bé thuốc trị táo bón trừ khi được bác sĩ chỉ định.

 Nếu bé đang dùng sữa công thức:
- Có thể sữa đang được pha không chính xác, vì vậy sữa thành phẩm không chứa đủ nước. Kiểm tra kỹ để đảm bảo mẹ đang tuân theo các hướng dẫn trên hộp sữa một cách chính xác.
- Hãy chắc chắn rằng mẹ đang sử dụng muỗng được cung cấp cùng hộp sữa mẹ đang sử dụng - không sử dụng muỗng của hãng sữa khác vì các muỗng có kích thước khác nhau.
- Hãy chắc chắn rằng mẹ không nén bột quá chặt trong mỗi muỗng bột sữa, nên nhẹ tay lấy bột sữa ngang miệng muỗng.
- Hãy chắc chắn rằng mẹ đang thêm nước vào chai trước, sau đó bột sữa vào sau vì nếu mẹ thêm bột vào trước, lượng nước mẹ cho vào sau có thể ít hơn với cách làm ngược lại.

Nếu em bé của bạn đang ăn dặm:
- Cung cấp thêm nước giữa các bữa ăn bình thường của trẻ hoặc nước ép trái cây pha loãng (đặc biệt là nước ép mận), 1 phần nước ép cho 3 phần nước.
- Cố gắng khuyến khích trẻ ăn thêm phần ăn trái cây và rau quả đã bị nghiền nát hoặc xắt nhỏ (tùy thuộc vào khả năng nhai của trẻ). Có thể bao gồm mận hầm, quả mơ hầm và rau hấp.
- Thêm nhiều nước vào đồ ăn dặm của bé.

Một số phương pháp khác:
- Cho bé vận động nhiều sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động và bé sẽ dễ tiêu hoá. Có thể nhẹ nhàng di chuyển chân em bé theo một chuyển động đạp xe, điều này có thể giúp kích thích ruột của bé.
- Nhẹ nhàng xoa bóp bụng bé. Ngoài ra nếu sử dụng cây bông tăm có tẩm thật nhiều dầu trẻ em hay Vaseline đưa vào hậu môn của bé để kích thích bé đi đại tiện cũng là một cách giải quyết tình trạng táo bón của bé khá hiệu quả.
- Bồn tắm ấm có thể giúp các cơ thư giãn (trẻ có thể đi đại tiện trong bồn tắm, vì vậy hãy chuẩn bị).
- Từ 5 tháng trở đi cũng là lúc bé bắt đầu thời kỳ ăn dặm, tình trạng phân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các bữa ăn, vì vậy các mẹ hãy bổ sung cho bé thành phần axít lactic có trong sữa chua hoặc rau có nhiều chất xơ như các loại khoai hoặc rau xanh.
- Ngoài ra, khi bé bắt đầu có thể bò hoặc bắt đầu tập đi, việc tạo ra môi trường cho bé hoạt động một cách tích cực vào ban ngày, khiến ruột của bé cử động cũng rất quan trọng. Với việc cơ thể bé hoạt động nhiều sẽ khiến bé đói bụng, tự nhiên bé sẽ ăn nhiều và lượng phân thải ra cũng sẽ tăng lên.
- Giai đoạn này là giai đoạn mà cơ thể bé đang dần quen với nhịp sống. Nhiều trường hợp chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn, ngủ, tự nhiên phân của bé cũng sẽ được điều chỉnh và tình trạng táo bón của bé dần dần cũng sẽ hết.

Bài viết tham khảo: 

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies

https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/nhi-khoa/tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-%E1%BB%9F-tr%E1%BA%BB-nh%C5%A9-nhi-v%C3%A0-tr%E1%BA%BB-em/t%C3%A1o-b%C3%B3n-%E1%BB%9F-tr%E1%BA%BB-em

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cach-nhan-biet-som-tao-bon-o-tre-so-sinh/

https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-tieu-hoa-ly-giai-nguyen-nhan-tre-uong-sua-cong-thuc-bi-tao-bon-169166142.htm

Đặt câu hỏi cho chuyên gia