Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đâu? Dấu hiệu & cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, làm sao để nhận biết và xử lý kịp thời để bé nhanh chóng hồi phục? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây mẹ nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là gì?

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé bú mẹ hoàn toàn, thường đi phân mềm, nhão và đi tiêu nhiều lần hơn so với trẻ dùng sữa công thức. Điều này có thể khiến cha mẹ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa phân sinh lý bình thường và dấu hiệu bé bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước hơn 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn bình thường, rất có thể bé đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ có thể quan sát một số biểu hiện như:

  • Phân có nhầy máu hoặc mùi hôi bất thường.
  • Trẻ sốt, cáu gắt, quấy khóc nhiều.
  • Trẻ bú kém, bỏ bú, nôn ói.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước: Khô miệng, khóc không có nước mắt, tiểu ít,...

Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường đi phân lỏng và nước nhiều lần trong ngày.

Xem thêm: Trẻ đi ngoài phân xanh có sao không? Cách cải thiện hiệu quả

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh phổ biến

Trẻ sơ sinh tiêu chảy thông thường là do những nguyên nhân như:

  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tác nhân gây bệnh thường là virus (như Rotavirus), vi khuẩn (E. coli, Salmonella) hoặc ký sinh trùng. Những vi sinh vật này có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ qua nguồn nước, thực phẩm nhiễm khuẩn, tay bẩn hoặc đồ chơi, vật dụng không được vệ sinh kỹ.
  • Ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ: Nếu mẹ ăn thực phẩm gây kích thích như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng, nước ngọt,... khi bé bú sữa mẹ có thể bị tiêu chảy.
  • Thành phần của sữa công thức khó tiêu: Sữa công thức có thành phần khó tiêu có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của bé và dẫn đến tiêu chảy.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, dược tính của thuốc có thể truyền qua bé thông qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, dẫn đến tiêu chảy.
  • Một số nguyên nhân khác: Pha sữa sai cách, dụng cụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, môi trường ô nhiễm, hội chứng ruột kích thích, bệnh xơ nang,... cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tiêu chảy.

Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh rêu có sao không?

3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có sao không?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng này khiến trẻ mất nước và điện giải nhanh chóng, dẫn đến mệt mỏi, da khô, mắt trũng, tiểu ít hoặc ngừng tiểu.

Bên cạnh đó, tiêu chảy kéo dài còn làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi và sớm đưa bé gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh tiêu chảy có sao không

Tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy có thể khiến bé bị mất nước, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.

Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

4. Hướng dẫn xử lý và chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đúng cách

Khi trẻ sơ sinh tiêu chảy, cha mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh nguy cơ mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cụ thể mẹ hãy làm theo các cách sau đây:

4.1. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay

Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhiều lần trong ngày, kèm theo sốt, nôn ói, mất nước, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị đúng cách. Đồng thời, mẹ cũng cần lưu ý không tự ý điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian chưa được kiểm chứng, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Xem thêm: Nằm lòng cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z chuẩn nhất

4.2. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Song song đó, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà để giúp bé sớm cải thiện tình trạng này như:

  • Cho bé bú thường xuyên và uống nước nhiều hơn bình thường: Sữa mẹ giúp bổ sung nước và tăng cường miễn dịch, giúp bé nhanh hồi phục. Với trẻ uống sữa công thức, mẹ có thể chia nhỏ các cữ bú để bé dễ tiêu hóa hơn.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ: Nếu bé bú mẹ, mẹ cần hạn chế thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa ở bé như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc sữa động vật. Thay vào đó, nên bổ sung thực phẩm như gạo, bánh mì, táo, chuối, rau xanh, các loại thịt nạc,...
  • Người chăm sóc trẻ nên khử khuẩn tay cẩn thận: Trước khi pha sữa, thay tã hoặc bế bé, mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế vi khuẩn lây lan.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ: Điều này sẽ giữ vùng da bé khô thoáng, vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm, tránh để da bị kích ứng hay hăm đỏ do tiêu chảy kéo dài.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mẹ hãy thường xuyên thay tã cho con để tránh tình trạng da kích ứng hoặc hăm đỏ.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống nước Oresol, men tiêu hóa hỗ trợ đường ruột: Trong một số trường hợp, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ bổ sung Oresol để bù nước hoặc men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé.
  • Thay đổi loại sữa công thức: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá non nớt, nhạy cảm. Do đó, nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm chứa nguồn dinh dưỡng cân bằng, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng thuận lợi mà không gây áp lực cho tiêu hóa.

Xem thêm: Mách mẹ cách chọn sữa công thức cho bé khỏe bụng, hấp thu tốt

Sữa Glico ICREO Balance Milk – Nhẹ bụng, dễ tiêu, hỗ trợ bé yêu hấp thu trọn vẹn dưỡng chất

Suốt hơn 100 năm đồng hành cùng các bà mẹ trên hành trình nuôi con, Glico ICREO luôn dành trọn tâm huyết để mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Mỗi sản phẩm đều được nghiên cứu tỉ mỉ, chọn lọc từng dưỡng chất quý giá theo từng giai đoạn phát triển.

Trong đó, sữa Glico ICREO Balance Milk dành cho bé dưới 12 tháng tuổi với công thức chứa 5 loại Nucleotides giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột non, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tối ưu và cho bé êm bụng khỏe sức không gặp các vấn đề về đường ruột. Kết hợp cùng GOS và axit palmitic liên kết beta, sản phẩm giúp bé tiêu hóa khỏe, nhẹ bụng, hạn chế táo bón.

Glico ICREO Balance Milk cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Glico ICREO Balance Milk với thành phần 5 loại Nucleotides kết hợp cùng chất xơ GOS hỗ trợ cải thiện các vấn đề tiêu hóa giúp con ‘êm bụng, khỏe re’.

Bên cạnh đó, sữa Glico ICREO Balance Milk còn được nhiều mẹ yêu thích nhờ chứa Alpha-linolenic từ dầu tía tô xanh Nhật Bản, hỗ trợ bé phát triển trí não tinh anh; cùng với Sắt, Vitamin C - D, Canxi và Phốt pho chon con yêu phát triển toàn diện. Ngoài ra, sản phẩm có vị thanh nhạt tự nhiên, phù hợp với khẩu vị của bé và ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền, giúp giảm Natri dư thừa, hạn chế tình trạng tích nước và khoáng chất không cần thiết trong cơ thể trẻ.

>> Mẹ có thể dễ dàng đặt mua sữa Glico ICREO Balance Milk trên website chính thức của hãng, các sàn thương mại điện tử uy tín và hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé trên toàn quốc.

5. Giải đáp các thắc mắc khác

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp được nhiều cha mẹ quan tâm:

5.1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có tự khỏi không?

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tiêu chảy thường tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây mất nước, sốc, suy thận hoặc suy hô hấp rất nguy hiểm. Trong những trường hợp này, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

5.2. Trẻ sơ sinh tiêu chảy uống thuốc gì?

Khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc như kháng sinh, men vi sinh, bổ sung kẽm, dung dịch bù nước nhằm ngăn chặn tiêu chảy gây mất nước, giúp trẻ sớm hồi phục. Tuy nhiên, mẹ không tự ý dùng mà nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc và liều lượng phù hợp.

Tóm lại, khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Noreen Iftikhar, MD. What’s Giving Your Baby Diarrhea? Common Causes and What You Can Do (Đã truy cập 04/03/2025).

Bài viết xem nhiều