1. Tìm hiểu biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn là tình trạng trẻ liên tục từ chối thức ăn mẹ đưa và không ăn đủ khẩu phần cần thiết mỗi ngày. Trong đó, biếng ăn sinh lý rất thường gặp ở trẻ và có thể lặp lại nhiều lần. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ bước sang một cột mốc phát triển mới (biết bò, biết đi, mọc răng,...) hoặc có sự thay đổi trong chế độ ăn uống (từ uống sữa mẹ/sữa công thức chuyển sang tập ăn dặm), môi trường sống (lần đầu đi học).
Biếng ăn sinh lý có thể xảy ra rất nhiều lần trong quá trình trưởng thành của trẻ.
2. Các dấu hiệu biếng ăn sinh lý thường gặp
Biểu hiện biếng ăn sinh lý ở trẻ rất dễ nhận biết. Cụ thể như sau:
- Trẻ bỗng nhiên uống sữa hoặc ăn ít hơn bình thường (thậm chí từ chối thức ăn hoàn toàn).
- Bé thường xuyên ngậm thức ăn, không chịu nhai nuốt.
- Thời gian hoàn thành bữa ăn kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
- Bé không chịu ngồi yên trên ghế ăn.
- Trẻ luôn quấy khóc, tỏ ra khó chịu, buồn nôn,... mỗi khi đến bữa ăn.
3. Những giai đoạn biếng ăn sinh lý phổ biến ở trẻ
Sau đây là các thời điểm biếng ăn sinh lý xuất hiện mà mẹ nên nắm rõ để kịp thời hỗ trợ con:
3.1. Khoảng 3 - 4 tháng tuổi
Đây là khoảng thời gian con bắt đầu biết lẫy. Lúc này, trẻ có cơ hội ngắm nhìn nhiều thứ mới mẻ xung quanh mình nên dễ mải chơi, không có cảm giác thèm ăn.
3.2. Trong khoảng 6 tháng tuổi
Vào thời điểm này, bé bắt đầu tập ăn dặm và được tiếp xúc với nhiều thực phẩm có hương vị, màu sắc mới mẻ hơn so với sữa mẹ/sữa công thức. Vậy nên, trẻ có thể không muốn uống sữa nhiều như trước. Hoặc cũng có một số trường hợp con chỉ thích ăn một số món nhất định.
Nếu mẹ chuẩn bị các thực phẩm mà con không thích thì trẻ có thể từ chối ăn.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân với 10 món ngon dễ làm
3.3. Từ 9 - 10 tháng tuổi
Ở khoảng thời gian này, trẻ thường học bò, học đứng và đi. Những điều này thường khiến tâm lý bé thay đổi “xoành xoạch”, dẫn đến giảm hứng thú trong việc ăn uống.
Xem thêm: Vì sao trẻ 1 tuổi biếng ăn? 7 cách giúp trẻ 1 tuổi ăn ngoan
3.4. Khi 2 - 3 tuổi
Trẻ sẽ đi đến trường, làm quen với bạn bè và học hỏi nhiều điều thú vị ở thời điểm này. Chính sự khác biệt trong cách vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi trên trường và tại nhà sẽ có khả năng làm cho bé biếng ăn tạm thời.
4. Biếng ăn sinh lý thường kéo bao lâu?
Trung bình, bé bị biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 tuần, rồi tự hết. Tuy vậy, mẹ vẫn nên quan sát biểu hiện của con sát sao. Trường hợp bé biếng ăn kéo dài hơn khoảng thời gian trên thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây biếng ăn nhé.
Biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần, không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của trẻ nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!
5. Làm thế nào để trẻ vượt qua biếng ăn sinh lý nhẹ nhàng?
Dưới đây là những mẹo hữu ích khi trẻ biếng ăn mà mẹ có thể áp dụng:
5.1. Chia nhỏ bữa ăn và trang trí món ăn đẹp mắt
Để con không cảm thấy áp lực, mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn bình thường thành nhiều bữa nhỏ hơn. Đồng thời, mẹ nên trang trí bữa ăn bắt mắt, thu hút nhằm tạo cảm giác ngon miệng cho bé.
5.2 Bổ sung các vitamin và vi chất cần thiết thông qua thực phẩm hàng ngày
Mẹ đừng quên tăng cường một số dưỡng chất cải thiện hoạt động tiêu hóa và điều hòa vị giác để trẻ ăn ngon miệng hơn. Những dưỡng chất đó có thể kể đến như: kẽm (từ thịt, các loại hạt, trứng, ngũ cốc,...), selen (có trong bông cải xanh, rau bina, nấm,..), vitamin nhóm B (từ thịt bò, hải sản, các loại đậu,...), chất xơ (trong rau xanh, trái cây,...),...
Mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng hơn nhé.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để con đủ chất, chóng lớn?
Mẹ không nên thúc ép con ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó vì sợ con bị thiếu chất hay kén ăn. Thay vì vậy, mẹ hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, song song tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ. Điều này nhằm tạo không khí thoải mái nhất cho bé khi đến bữa ăn, nhờ vậy hấp thu dưỡng chất nhẹ nhàng và không nặng bụng.
Đặc biệt, đối với trẻ em, sữa là “người bạn đồng hành thân thiết” giúp phát triển khỏe mạnh. Vậy nên, mẹ cũng cần lựa chọn sản phẩm đủ chất, đủ lượng theo nhu cầu của bé.
Dinh dưỡng cân bằng từ Glico ICREO giúp trẻ tiêu hóa khỏe, ăn uống ngon miệng
Xuyên suốt gần 100 năm nghiên cứu lĩnh vực dinh dưỡng, Glico ICREO luôn theo đuổi triết lý cân bằng dinh dưỡng, được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Trong đó, cả 3 sản phẩm Balance Milk (0 - 12 tháng), Grow-up Milk (1 - 3 tuổi) và Learning Milk (trên 3 tuổi) đều chứa các “chiến binh” Nucleotides mạnh mẽ, góp phần nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột. Nhờ thế, trẻ sở hữu “chiếc bụng khỏe” để thoải mái tận hưởng trọn vẹn những nguồn dinh dưỡng quý giá khác trong sữa. Đồng thời, Nucleotides còn hỗ trợ con tăng cường đề kháng tự nhiên để hạn chế bị ốm vặt.
Sữa Glico ICREO giúp con êm bụng, từ đó hấp thu tốt các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Ngoài ra, sữa Glico ICREO còn có hương vị thơm ngon tự nhiên giúp bé làm quen dễ dàng, uống ngon miệng từ lần đầu tiên thử. Cùng với đó là nguồn dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
>> Để chọn được sản phẩm phù hợp với nhất với nhu cầu của con, mẹ có thể khám phá thêm thông tin chi tiết về từng sản phẩm Glico ICREO TẠI ĐÂY.
5.4. Hạn chế những yếu tố gây xao nhãng khi đến bữa ăn
Mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với yếu tố gây mất tập trung như tivi, đồ chơi,... Bởi, khi xao nhãng trong lúc ăn, con không cảm nhận rõ vị từng thực phẩm nên sẽ ăn không ngon miệng.
5.5. Cho trẻ ăn các món mềm, dễ tiêu hóa
Mẹ ưu tiên chế biến món ăn mềm, dễ tiêu (như cháo, súp,...) từ các loại thực phẩm mà trẻ thích. Qua đó giúp lấy lại khẩu vị cho con hiệu quả.
Xem thêm: Bổ sung chất xơ cho bé: Lợi ích, thực phẩm và lưu ý
6. Khi nào nên đưa bé biếng ăn sinh lý đến gặp bác sĩ
Nếu nhận thấy con yêu tăng cân chậm (hoặc sụt cân), mệt mỏi, da xanh xao,... thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và tìm cách xử trí phù hợp. Vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, không đơn thuần là biếng ăn sinh lý như bình thường.
7. Các câu hỏi thường gặp khác
Bên dưới là câu trả lời cho một số thắc mắc liên quan đến biếng ăn sinh lý ở trẻ:
7.1. Phân biệt biếng ăn và kén ăn ở trẻ như thế nào?
Kén ăn là hiện tượng trẻ chỉ từ chối ăn một/một vài món nhất định, nhưng những thực phẩm còn lại thì ăn rất ngon miệng. Thế nhưng, biếng ăn lại là tình trạng con từ chối ăn uống, ngay cả với các món mà con từng thích mê.
7.2. Biếng ăn tâm lý và biếng ăn sinh lý khác nhau ra sao?
Biếng ăn sinh lý xuất hiện khi con bước sang một cột mốc phát triển mới và dần biến mất lúc con đã quen với sự mới mẻ ấy. Ngược lại, biếng ăn tâm lý thường xảy ra nếu trẻ sợ hãi quá mức mỗi khi đến bữa ăn vì đã từng bị la mắng, thúc ép,...
Nhìn chung, biếng ăn sinh lý khá thường gặp ở trẻ em và có thể biến mất sau một thời gian ngắn. Dù vậy, mẹ cũng đừng chủ quan, mà hãy tìm cách xử trí đúng đắn càng sớm càng tốt. Nhờ vậy, vấn đề này sẽ không diễn tiến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường của con.
Nguồn tham khảo:
1. Viện Nghiên cứu & Tư vấn dinh dưỡng. Biếng ăn sinh lý là gì? Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ (đã truy cập 18 02 2025).
2. Bệnh viện Nhi đồng thành phố. 21 05 2024. Nguyên nhân trẻ em biếng ăn (đã truy cập 18 02 2025).
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Glico ICREO Grow-up Milk (820g)
Sữa Glico ICREO số 1 820g (Grow-up Milk) bổ sung MFGM giúp trẻ từ 1 - 3 tuổi phát triển hệ thần kinh, hệ miễn dịch cùng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh. Chọn ngay!
Glico ICREO Learning Milk (820g)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!