1. Ăn dặm là gì? Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
Ăn dặm là khi bên cạnh sữa mẹ, trẻ ăn bắt đầu bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng có dạng mềm hoặc đặc. Thời điểm ăn dặm phù hợp giúp trẻ phát triển tối ưu là khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Để biết khi nào bé yêu đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, mẹ chú ý đến một số dấu hiệu như sau:
- Con thích nhìn người khác ăn và đưa tay cầm nắm thức ăn.
- Bé thích đưa tay, đồ vật vào miệng.
- Con có khả năng điều chỉnh lưỡi tốt hơn để di chuyển thức ăn trong miệng.
- Trẻ có biểu hiện nhai và cử động hàm lên xuống.
Khi con đến 6 tháng tuổi và bắt đầu có các dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, mẹ có thể chuẩn bị các món ăn phù hợp cho bé.
2. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân với 10 món thơm ngon, dễ làm
Để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu, mẹ có thể tham khảo 10 món ăn dặm hấp dẫn với cách làm đơn giản sau đây:
2.1. Bơ nghiền
Bơ là loại trái cây bổ sung cho trẻ nhiều chất béo tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể thực hiện món ăn bơ nghiền sữa vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho con với cách làm đơn giản.
Cách chế biến:
- Thái lát và nghiền nhuyễn ¼ quả bơ tươi.
- Trộn bơ với 50-60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
2.2. Chuối nghiền
Ăn chuối mang đến cho trẻ nhiều lợi ích như bổ sung nhiều dinh dưỡng, cung cấp năng lượng hỗ trợ tăng cân và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Vì thế, món chuối nghiền luôn được thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân..
Cách chế biến:
- Cắt ½ quả chuối thành lát, sau đó xay nhuyễn.
- Trộn chuối với 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Xem thêm: Bé 6 tháng ăn được trái cây gì? 15 loại giàu dinh dưỡng
2.3. Hồng xiêm (Sapoche) nghiền
Hồng xiêm là loại trái cây cung cấp cho trẻ nhiều năng lượng, đồng thời có công dụng bổ trợ thị lực, cải thiện hệ tiêu hóa của bé. Với món hồng xiêm nghiền, mẹ có thể làm theo hướng dẫn đơn giản sau đây:
Cách chế biến:
- Bỏ vỏ và hạt của hồng xiêm.
- Cắt ½ quả hồng xiêm thành lát sau đó xay mịn hoặc nghiền nhuyễn.
2.4. Đu đủ nghiền
Cho trẻ ăn đu đủ giúp con tăng cường đề kháng, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và ngăn ngừa táo bón. Vì thế, mẹ có thể chuẩn bị món đu đủ nghiền dễ thực hiện cho bé yêu nhé.
Cách chế biến:
- Bỏ vỏ và hạt, sau đó nghiền nhuyễn hoặc xay mịn ¼ quả đu đủ.
- Trộn đu đủ với 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Đu đủ kết hợp cùng với sữa mẹ và sữa công thức là món ăn dặm hấp dẫn, bổ dưỡng dành cho bé yêu.
2.5. Súp khoai lang
Nếu mẹ đang băn khoăn về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân thì hãy thử làm cho con món súp khoai lang. Vì khoai là loại củ chứa nhiều tinh bột, dễ hấp thu, phù hợp với hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt của trẻ.
Cách chế biến:
- Hấp chín khoai lang rồi nghiền nhuyễn ½ củ.
- Trộn khoai lang với 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, sau đó ray mịn và cho bé ăn.
Xem thêm: TOP 10 loại thực phẩm giàu sắt cho bé dễ tìm mà mẹ nên biết
2.6. Súp đậu
Với món súp đậu, mẹ có thể bổ sung cho con nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, món ăn này còn dễ tiêu hóa và chinh phục khẩu vị của nhiều bạn nhỏ.
Cách chế biến:
- Ngâm sơ 30g đậu vào nước lạnh trong 10 phút, sau đó luộc chín và nghiền nhuyễn.
- Trộn hỗn hợp đậu với 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
2.7. Cháo rau
Cháo rau nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ dồi dào cho trẻ. Để thêm món này vào thực đơn của con, mẹ có thể chọn các loại rau như cải thảo, bông cải xanh, cải bó xôi,..
Cách chế biến:
- Rửa sạch và thái nhỏ 60g rau. Sau đó, nấu 30g gạo tẻ với nước theo tỷ lệ 1:10.
- Sau khi gạo chín thì cho rau vào nấu, sau đó rây mịn.
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
2.8. Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ là một trong những thực phẩm ăn dặm thơm ngọt được nhiều bé yêu thích. Ngoài ra, món ăn này còn có màu sắc bắt mắt, dễ dàng kích thích vị giác của trẻ.
Cách chế biến:
- Làm sạch vỏ, bỏ hạt và nghiền nhuyễn, hấp chín 20g bí đỏ.
- Nấu 30g gạo tẻ với nước theo tỷ lệ 1:10. Sau đó cho bí đỏ vào nấu chín, ray mịn và cho bé thưởng thức.
Cháo bí đỏ ngon miệng, màu sắc bắt mắt và bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ.
2.9. Cháo hạt sen
Cháo hạt sen là món ngon không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân. Cách làm món này cũng khá đơn giản, không mất nhiều thời gian của mẹ.
Cách chế biến:
- Luộc 30g hạt sen chín mềm, sau đó nghiền nhuyễn. Tiếp đến, nấu 30g gạo tẻ cùng nước với tỷ lệ 1:10.
- Sau khi cháo chín thì cho hạt sen vào nấu, sau đó ray mịn để bé ăn.
Xem thêm: Mách mẹ 10 thực phẩm giàu canxi cho bé bổ dưỡng, dễ tìm
2.10. Cháo ngô ngọt với cà rốt
Ngô và cà rốt là những loại củ bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho trẻ như chất xơ, vitamin C, folate,... Vì thế, mẹ có thể làm thử món cháo ngọt và cà rốt để con tập ăn dặm nhé.
Cách chế biến:
- Tách hạt 20g ngô, sau đó xay mịn. Tiếp đến, cắt 20g cà rốt thành lát rồi xay mịn.
- Nấu 30g gạo tẻ với nước theo tỷ lệ 1:10. Sau đó cho hỗn hợp ngô và cà rốt vào nấu chín, rồi xay mịn cho bé ăn.
Xem thêm: Bé 6 tháng ăn được thịt gì? Một số lưu ý khi chế biến
3. Khám phá lịch ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi
Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm kết hợp uống sữa của bé 6 tháng tuổi như sau:
- 6 giờ: Thức dậy và uống sữa mẹ.
- 7 giờ 45: Ăn dặm buổi sáng với cháo xay, bột hoặc các loại thực phẩm nghiền nhuyễn.
- 8 giờ 45 - 10 giờ 45: Nghỉ trưa.
- 10 giờ 45: Thức dậy và uống sữa mẹ.
- 12 giờ trưa: Tiếp tục uống sữa mẹ.
- 12 giờ 30 - 14 giờ 30: Ngủ trưa.
- 14 giờ 30: Thức dậy và uống sữa mẹ.
- 16 giờ 30 - 17 giờ: Ngủ giờ chiều.
- 17 giờ: Thức dậy và uống sữa mẹ.
- 17 giờ 45: Ăn dặm buổi tối với cháo rau củ xay hoặc các loại thực phẩm tương tự.
- 18 giờ 45: Uống sữa mẹ.
- 19 giờ: Đi ngủ.
Mẹ có thể điều chỉnh lịch ăn uống tùy theo thói quen sinh hoạt hằng ngày của con nhé.
Xem thêm: Trẻ 6 tháng ăn được những gì? Mẹ lưu ý gì khi cho trẻ ăn dặm?
4. Những lưu ý khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm
Với thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, mẹ cần lưu ý:
- Bữa ăn dặm của trẻ cần đảm bảo cân bằng và đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Cho con ăn từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn và từ loãng đến đặc giúp con dần thích nghi.
- Cho trẻ làm quen thực phẩm mới trong 3 - 5 ngày để theo dõi xem con có bị dị ứng không.
- Sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính khi trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, trường hợp bé không thể dùng sữa mẹ thì có thể chọn sữa có công thức cân bằng, êm dịu với hệ tiêu hóa của bé.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Công thức cân bằng, êm dịu với hệ tiêu hóa của con
Hơn 100 năm qua, Glico ICREO là thương hiệu sữa có công thức cân bằng, êm dịu được nhiều mẹ dành trọn sự tin chọn trong suốt hành trình chăm sóc con nhỏ khôn lớn khỏe mạnh, hạnh phúc. Trong đó, sản phẩm sữa Glico ICREO Balance Milk (dành cho trẻ 0-12 tháng tuổi) được chăm chút, lựa chọn, đong đếm cân bằng từng dưỡng chất quý giá giúp bé yêu hấp thu dễ dàng, không áp lực cho hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt của con.
Sữa Glico ICREO Balance có sự góp mặt của 5 loại Nucleotides ((bao gồm AMP, CMP, IMP, UMP và GMP) có công dụng làm dày lớp nhung mao ruột giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Cùng với thành phần GOS và axit palmitic giúp chiếc bụng nhỏ của con luôn êm khỏe, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, sự kết hợp của 5 loại Nucleotides cùng tiền tố vitamin A giúp trẻ có đề kháng vững vàng, tránh nguy cơ mắc bệnh.
Không những vậy, sữa Glico ICREO Balance đặc biệt hơn những sản phẩm khác nhờ vào thành phần dầu tía tô Nhật Bản có khả năng tự tổng hợp và chuyển hóa thành DHA giúp trẻ phát triển trí não tinh anh, nhạy bén.
Ngoài ra, sản phẩm còn có sự góp mặt của bộ đôi Sắt - Vitamin C và bộ ba Vitamin D - Canxi - Photpho hỗ trợ bé yêu hình thành não bộ và phát triển tầm vóc cân đối, khỏe mạnh. Đồng thời, sản phẩm còn ứng dụng công nghệ khử muối giảm lượng Natri để không gây áp lực lên thận còn non nớt của bé.
Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chất lượng, sữa Glico ICREO Balance còn có vị thanh nhạt đến từ đường lactose tự nhiên, giúp trẻ dễ dàng làm quen ngay từ lần đầu thử qua.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - “Người bạn” gần gũi đồng hành cùng con xây dựng hệ tiêu hóa vững vàng hơn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh từ bên trong.
>> Mẹ tìm hiểu thêm các sản phẩm của Glico ICREO TẠI ĐÂY.
5. Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh thắc mắc về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, một số băn khoăn khác từ các mẹ cũng được giải đáp như sau.
5.1. Bé 4 tháng ăn dặm được chưa?
Câu trả lời là chưa được. Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi.
Xem thêm: Hành trình ăn dặm kiểu Nhật: Gợi ý thực đơn chuẩn cho bé yêu
5.2. Bé 6 tháng ăn được thịt gì?
Trẻ 6 tháng có thể ăn được thịt bò, thịt gà và thịt heo (lợn). Lưu ý, mẹ nên chế biến các loại thịt này đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.
Với gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân trên đây, hy vọng có thể giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con. Hành trình ăn dặm của con chỉ mới bắt đầu, trẻ sẽ cần thời gian làm quen. Vì thế, mẹ đừng nóng vội, hãy kiên nhẫn và điều chỉnh phù hợp với thể trạng và sở thích của con nhé.
Tài liệu tham khảo:
1. NHS. Recipes and meal ideas (Đã truy cập 11 03 2025).