Bí quyết dinh dưỡng của người Nhật

Một trong những bí quyết dinh dưỡng giúp người Nhật sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh là có chế độ ăn uống cân bằng giữa rau và đạm, chú trọng chất lượng của các bữa ăn trong ngày. Họ hiểu rằng hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển lâu dài của con người.

Cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng gia vị, thay vào đó họ tập trung đến các hương vị chính của món ăn như: Cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành… Họ thích trải nghiệm cảm giác nguyên vị của từng loại thực phẩm hơn. 
Chính những bí quyết dinh dưỡng này giúp mẹ Nhật luyện tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh với Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nổi tiếng để bé phát triển toàn diện.

Ăn dặm có cần triết lý không mẹ nhỉ?

Đa số các mẹ khi chuẩn bị cho con ăn dặm sẽ tìm hiểu rất chi tiết về các phương pháp ăn dặm và nguyên tắc dinh dưỡng để con có khởi đầu tốt nhất và đảm bảo quá trình phát triển thể chất của con trẻ được đúng chuẩn và vượt trội. Ngoài phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ Nhật còn áp dụng các triết lý nuôi con vào giai đoạn ăn dặm. Hãy cùng Gấu Glico điểm qua triết lý và nghệ thuật nuôi con của mẹ Nhật áp dụng trong quá trình ăn dặm mẹ nhé!
Nghệ thuật Shitsuke: Mẹ hãy dạy con kỷ luật khi còn nhỏ - nói không với thoả hiệp và nuông chiều
Tình huống: Khi ăn mà trẻ làm nũng, kêu khóc, không chịu ăn thì mẹ hoặc bà sẽ năn nỉ bé hoặc cho bé xem tivi, điện thoại, ipad hoặc cầm đồ chơi lôi kéo sự chú ý của bé để bé hợp tác ăn.
 
Mẹ Nhật: Đây là trường hợp thường hay gặp khi trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, việc thoả hiệp này sẽ tạo cho bé thói quen ăn uống không tốt, ỷ lại và cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng vì bé sẽ không nhai kỹ và cũng không có cảm xúc nhận biết món mình đang ăn. Do đó mẹ hãy áp dụng Shitsuke ngay lúc này bằng cách giải thích cho bé hiểu nếu bé không ăn mẹ sẽ cất đi và đến bữa kế tiếp bé mới được ăn. Nếu bé vẫn kiêng quyết không ăn, thì mẹ hãy cất đi và đợi đến bữa ăn kế tiếp mới cho bé ăn, không cho ăn vặt giữa giai đoạn này. Vì khi bé cảm giác được cái bụng đang đói, thì bé sẽ đáp ứng lại bằng cách ăn uống và lúc này đồ ăn mới thật sự làm bé thích thú. Với nhiều bé, giai đoạn phản kháng không ăn sẽ kéo dài nhiều bữa, nhiều ngày. Lúc này mẹ đừng quá lo lắng mà thoả hiệp với bé. Mẹ hãy tự tin tìm hiểu các sở thích của bé và thay đổi linh hoạt các món ăn, cách trình bày và số lượng bữa ăn để bé cảm thấy thích thú ăn uống hơn. Mẹ cũng có thể kể và cho bé xem những câu chuyện về các món ăn và cho bé chơi với các loại rau củ để khơi gợi sự tò mò của bé và khích lệ bé nếm thử rau củ để bé cảm thấy đó như một trò chơi thật sự thú vị chứ không phải bị ép buộc. 
 
Triết lý “Con hạnh phúc – Mẹ hạnh phúc”: Hạnh phúc sẽ bắt đầu từ chính mẹ, khi mẹ vui tươi với trái tim rộng mở con trẻ cũng sẽ hạnh phúc cùng mẹ.  
 
Tình huống 1: Bé nhà mình quá biếng ăn, mình đã làm đủ mọi cách mà bé vẫn không chịu ăn. Mình thật sự mệt mỏi và lo lắng. Nhiều lúc mình giận dữ với cả bé và những người xung quanh. 
 
Tình huống 2: Bé nhà mình quá gầy còm thiếu chuẩn. Mình thật sự lo lắng và kiệt sức vì phải ép buộc bé ăn đủ thứ và chịu đựng nhiều ý kiến từ mọi người.
 
Mẹ Nhật: Đây là những áp lực mà cả mẹ Nhật và các mẹ ở khắp mọi nơi đều gặp phải. Khi ở tình huống này nếu mẹ lo lắng, áp lực và tệ hơn là nổi giận sẽ thật sự ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của con trẻ, khiến trẻ sợ hãi hơn với việc ăn uống và tệ hơn là nghĩ mẹ không yêu mình nữa và càng làm nũng, quấy khóc để được mẹ quan tâm dỗ dành. Giải pháp của mẹ Nhật sẽ là tôn trọng và tin tưởng vào quyết định và bản thân trẻ. Nếu trẻ không muốn ăn, thì mẹ sẽ chờ đến bữa sau và khuyến khích trẻ nếm thử món ăn dù chỉ 1 chút một. Nếu trẻ vẫn gầy còm dù mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp và có sự tư vấn của bác sĩ, thì mẹ hãy tin tưởng bé sẽ phát triển tốt hơn vào giai đoạn sau. Khi suy nghĩ và hành động như vậy, mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, không còn áp lực và con trẻ cũng sẽ vui hơn.

(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Ý kiến của bạn

Bài viết xem nhiều