Những giai đoạn của Ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ bao gồm 4 giai đoạn được chia như sau:

  • Giai đoạn 1 (Gokkun): Bé 5 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn này, mẹ sẽ tập cho bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và tập làm quen với thìa/muỗng. Đây là giai đoạn đầu tiên của bé khi bắt đầu hành trình ăn dặm, vì vậy lượng ăn của bé cũng phải đi từ ít đến nhiều: 2 ngày đầu tiên cho bé ăn 1 muỗng (15 ml), 3 ngày tiếp theo 2 muỗng (30 ml), 3 ngày tiếp theo 3 muỗng (45 ml) , 7 ngày tiếp theo 4 muỗng (60 ml) và sau đó tăng dần lên.    

Hình%20ảnh%20sp/5,6%20thang.jpeg

 

  • Giai đoạn 2 (MoguMogu): Bé 7 – 8 tháng tuổi: Giai đoạn bé bắt đầu tập phản xạ nhai và đã có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn, có thể không cần nghiền thành bột nữa mà nên hấp chín mềm rau củ để bé vẫn có thể ăn được.

  • Giai đoạn 3 (KamiKami): Bé 9 – 11 tháng tuổi: Giai đoạn này bé có thể tự bốc, dùng thìa, dĩa để xúc thức ăn. Đây là cũng giai đoạn mà bé có nhiều biển hiện thú vị hơn trong việc ăn uống như quay mặt đi, xua tay, mín chặt miệng không chịu ăn hay nhè thức ăn ra…Trong giai đoạn này, mẹ nên chế biến thức ăn cho bé đặc hơn một chút, ít nước đi một chút, giảm độ sánh, mịn. Các loại thực phẩm mẹ nên thái to hơn, cứng hơn chút để giúp bé có phản xạ nhai tốt hơn. 

  • Giai đoạn 4 (PakuPaku): Bé 12 – 18 tháng tuổi: Giai đoạn này bắt đầu khi bé được 12 tháng tuổi và kết thúc hành trình ăn dặm kiểu Nhật khi bé 18 tháng tuổi. Đây cũng là giai đoạn cai sữa đối với nhiều bé và sẽ được bắt đầu với các bữa ăn giống như người lớn vậy. Bé đã mọc răng và có khả năng cắn thức ăn bằng răng. Với mỗi loại thức ăn khác nhau, bé đã có thể biết điều chỉnh cách cắn, cách nhai sao cho phù hợp. Việc đa dạng thực đơn ăn dặm cũng như cách chế biến các món ăn sẽ giúp bé nhai tốt hơn, bé được bô sung nhiều nguồn dinh dưỡng hơn.

(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Ý kiến của bạn

Bài viết xem nhiều