Khóc dạ đề là sao? Nguyên nhân do đâu và bao lâu thì hết?

Nuôi con nhỏ là hành trình luôn có những vấn đề khiến mẹ cảm thấy “bất lực” vì không biết phải làm sao để con cảm thấy dễ chịu hơn và bản thân thôi lo lắng. Trong đó chắc hẳn có “nỗi ám ảnh” mang tên khóc dạ đề. Vậy tình trạng này do đâu và bao lâu thì chấm dứt? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây để bổ sung thêm kiến thức nuôi con hữu ích cho mình và gia đình nhé!

1. [Giải đáp] Khóc dạ đề là sao?

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ khóc nhiều giờ vào ban ngày hoặc ban đêm. Trẻ sơ sinh khóc dạ đề trong khoảng 30 ngày tuổi và có thể kéo dài đến giai đoạn 3 tháng hơn. Vấn đề này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình phát triển của bé.

Trẻ thường có những dấu hiệu như:

  • Khóc liên tục trong hơn 3 giờ mỗi ngày.
  • Khóc kéo dài 3 ngày hoặc nhiều hơn trong tuần.
  • Khóc trong hơn 3 tuần mỗi tháng.
  • Kèm theo các dấu hiệu như toàn thân đỏ ửng, tay nắm chặt, lưng cong lại, bụng căng cứng. 

2. Nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ là gì?

Hiện tại nguyên nhân khóc dạ đề vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân được cho rằng có thể gây ra tình trạng này gồm:

2.1. Mẹ bị căng thẳng khi mang thai hoặc ở cữ

Theo ý kiến từ nhiều bác sĩ nhi, trẻ khóc kéo dài có thể do tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức của mẹ khi mang thai hoặc ở cữ. Vì tâm lý của mẹ có thể làm ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và sự phát triển thế chất của trẻ sơ sinh. 

2.2. Trẻ đói hoặc bú quá no 

Trẻ quấy khóc nhiều có thể do cảm thấy đói vì con chưa được bú đủ. Ngoài ra, tình trạng khóc dai dẳng cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ bú quá no dẫn đến bụng bị đầy hơi, khó chịu.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

2.3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ở những ngày đầu sau sinh, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt. Vì thế, con có thể khó thích ứng với chế độ dinh dưỡng chứa nhiều protein, chất kích thích có trong sữa mẹ và gây rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ con khóc dạ đề.

Nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng khóc liên tục.

2.4. Trẻ dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm trong sữa mẹ

Nhóm thực phẩm gồm trứng, sữa, lúa mì, các loại hạt,... có thể gây dị ứng với hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ. Vì thế, nếu mẹ ăn những món ăn này có thể khiến con quấy khóc do gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy,...

Xem thêm: Điểm mặt nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử trí

2.5. Trẻ chưa ngủ đủ giấc

Với trẻ sơ sinh, con dành hơn 18 tiếng mỗi ngày để ngủ. Vì thế, nếu giấc ngủ không trọn vẹn có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và khóc dữ dội. 

Xem thêm: Lưu ngay 11 mẹo giúp bé ngủ ngon - Bí quyết của các bà mẹ Nhật

2.6. Trẻ khó chịu do quần áo hoặc tã quá chật

Quần áo hoặc tã quá chật có thể khiến con bị đau rát, khó chịu. Lúc này, con sẽ dùng tiếng khóc để “báo hiệu” cho cha mẹ biết.

2.7. Nguyên nhân khác 

Trẻ khóc dạ đề cũng có thể do các nguyên nhân như: 

  • Con bị mệt do người thân tác động quá mạnh hoặc đột ngột khi chơi đùa.
  • Trẻ bị đau do loét miệng, đau tai, dị ứng da.
  • Trẻ bị bệnh như sốt, nôn ói, tiêu chảy,...
  • Không gian ngủ của con không được thông thoáng, quá nóng hoặc quá lạnh.

Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn? Mách mẹ cách xử lý hiệu quả

Khóc dạ đề tâm linh là như thế nào?

Theo dân gian, đây là tình trạng trẻ khóc dữ dội do các nguyên nhân như trẻ tiếp xúc với người “nặng vía”, bé sinh vào giờ “phạm”, phong thủy trong nhà yếu kém,... Tuy nhiên, quan điểm này chưa được kiểm chứng bằng khoa học. Đồng thời, cha mẹ cũng cần cân nhắc khi áp dụng mẹo chữa khóc dạ đề tâm linh theo dân gian để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

3. Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Tình trạng trẻ khóc kéo dài sẽ giảm dần khi con được 3 tháng tuổi. Đến độ tuổi 6 tháng khi nhu động ruột hoàn chỉnh, những cơn khóc kéo dài ở trẻ sẽ chấm dứt, con trở lại vui khỏe, bú tốt như bình thường.

4. Gợi ý những cách trị khóc dạ đề tại nhà

Mẹ có thể áp dụng các biện pháp chữa khóc dữ dội tại nhà sau đây:

  • Dỗ dành bé bằng các cách như cho con đi dạo chơi, tắm nước ấm, đến môi trường khác thoáng đãng hơn,...
  • Địu trẻ trước ngực để trẻ cảm nhận hơi ấm từ mẹ, từ đó giảm quấy khóc.
  • Mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Massage giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện hoạt động tiêu hóa.

Cách trị khóc dạ đề ở trẻ

Massage cho trẻ giúp con có tác dụng giúp bé cảm thấy dễ chịu và đỡ quấy khóc hơn.

  • Không rung lắc trẻ để tránh khiến con cảm thấy mệt và có thể gây tổn thương đến não của trẻ.
  • Cho trẻ bú đủ, và bế thẳng người con sau ăn khoảng 15 phút để hỗ trợ trẻ ợ hơi.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục

  • Hát ru hoặc cho con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu giúp trẻ bớt khóc dạ đề.
  • Cho con ngủ trong không gian yên tĩnh, đảm bảo sự thoải mái.
  • Ôm trẻ vào lòng hoặc đặt bé nằm cạnh mẹ để trẻ cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm từ mẹ giúp con thấy an tâm hơn.

Những cái ôm của mẹ luôn mang đến những điều diệu kỳ, đặc biệt là cái ôm đầu tiên - da kề da. Chỉ 90 phút da kề da cùng mẹ ngay sau khi sinh có thể cứu sống 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm. Bởi phương pháp này giúp trẻ tiếp xúc với hệ lợi khuẩn từ mẹ, từ đó hỗ trợ tối ưu hóa khả năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng hiệu quả.

Ngoài ra, da kề da còn mang đến lợi ích tăng sinh kháng thể IgA có trong giọt sữa vàng của mẹ có tác dụng giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp. Đồng thời, phương pháp này còn giúp trẻ nhận được lợi khuẩn từ cơ thể mẹ, giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ con khỏi các vi khuẩn có hại.

Sữa Glico ICREO Balance Milk - Tiếp nối da kề da giúp con êm bụng, vui khỏe từ những ngày đầu

Để tiếp nối các lợi ích tuyệt vời của da kề da, Glico ICREO đã cho ra mắt các sản phẩm sữa chất lượng sở hữu công thức cân bằng, mang đến cho trẻ lợi thế về tiêu hóa và đề kháng từ những ngày đầu. Tương tự như da kề da, sữa Glico ICREO Balance Milk (dành cho trẻ dưới 1 tuổi) với 5 loại Nucleotides cũng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Kèm theo GOS và axit palmitic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, 5 loại Nucleotides cũng có khả năng kích thích sản sinh kháng thể IgA, IgG cùng với thành phần beta-carotene giúp trẻ có hệ miễn dịch tự nhiên vững vàng hơn.

ICREO Balance Milk cho bé êm bụng, ngủ ngon

Với sự tham gia của 5 loại Nucleotides, Glico ICREO Balance Milk cũng như da kề da giúp trẻ êm bụng, đề kháng khỏe ngay từ những ngày đầu.

Bên cạnh đó, sữa Glico ICREO Balance Milk còn chứa tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản dễ hấp thu, có thể chuyển hóa thành DHA giúp trẻ sở hữu trí tuệ thông thái, nhanh nhạy. Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung bộ đôi Sắt - Vitamin Canxi và bộ ba Vitamin D - Canxi - Photpho giúp trẻ phát triển não bộ và tầm vóc cân đối, khỏe mạnh. Ngoài ra, sữa Glico ICREO Balance Milk còn ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền giảm lượng Natri để không gây gánh nặng lên thận còn non yếu của trẻ.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

Không chỉ được đánh giá cao về hệ dưỡng chất cân bằng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, sữa Glico ICREO Balance Milk còn có hương vị thanh nhạt. Nhờ đó giúp bé yêu dễ dàng làm quen mà không bỏ bú mẹ.

>> Mẹ tham khảo chi tiết các phẩm sữa bổ dưỡng, chất lượng của Glico ICREO TẠI ĐÂY nhé.

Xem thêm: [Giải đáp] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?

5. Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ

Mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ nếu con khóc thường xuyên kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Sốt. 
  • Nôn ói.
  • Tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu.
  • Mệt lã.
  • Bỏ bú.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng khóc dạ đề. Nhìn chung, trẻ khóc kéo dài là giai đoạn khó khăn với cả bé và mẹ. Nếu mẹ cảm thấy kiệt sức khi dỗ dành con thì có thể nhờ người thân trông hộ để dành thời gian nghỉ ngơi đôi chút. Và mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con vượt qua thời gian này nhé, vì rồi thì cơn khóc dai dẳng của trẻ sẽ qua đi và “trả lại” cho mẹ bé cưng vui khỏe, bú tốt như trước.

Nguồn tham khảo:

1. CN. Nguyễn Thị Minh Tâm - Bệnh viện Từ Dũ. Khóc dạ đề: làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh này? (Đã truy cập 24 03 2025).

2. BSCK2. Nguyễn Thị Kim. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề? (Đã truy cập 24 03 2025).

3. BSCK1. Trần Văn Công. Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, làm sao để xoa dịu? (Đã truy cập 24 03 2025).

Bài viết xem nhiều