1. Vì sao trẻ nhỏ có nguy cơ thiếu máu cao?
Theo TS.BS Dương Bá Trực (nguyên Trưởng khoa Huyết học lâm sàng tại Bệnh viện Nhi TW), trẻ càng nhỏ, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng càng cao. Trẻ thiếu máu dinh dưỡng gặp nhiều nhất từ khi mới sinh đến 5 tuổi. Đặc biệt, tình trạng thiếu máu thường gặp ở nhóm trẻ có nguy cơ cao như:
- Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
- Bé có chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu hụt dinh dưỡng.
- Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng, bệnh gan hoặc thận.
- Bé bị thiếu máu do di truyền từ người thân trong gia đình.
- Trẻ từng phẫu thuật hoặc gặp tai nạn gây mất máu nhiều.
2. Thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Thiếu máu gây ra những tác hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:
-
Khiến con mệt mỏi, chậm tăng trưởng: Khi bị thiếu máu, lượng oxy đến các tế bào bị giảm và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Từ đó khiến trẻ thường xuyên bị mệt mỏi, khó thở, chóng mặt,... Tình trạng này kéo dài có thể làm con chậm tăng trưởng.
-
Suy giảm chức năng thần kinh: Khi cơ thể không đủ máu nuôi dưỡng, não bộ cũng thiếu oxy, dẫn đến suy giảm chức năng thần kinh. Vì vậy, trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, giảm khả năng tập trung,...
-
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Trẻ bị thiếu máu thường gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở, thở gấp hoặc thở gắng sức. Nguyên nhân là do hệ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt trong cơ thể.
-
Giảm đề kháng: Thiếu máu khiến lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho các cơ quan bị hạn chế, từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ. Điều này khiến con dễ bị mắc bệnh và lâu hồi phục hơn bình thường.
Trẻ bị thiếu máu thường có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn.
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Tình trạng thiếu máu khiến tim phải co bóp nhiều hơn để vận chuyển máu đến các cơ quan. Ngoài ra, các tế bào tim cũng không được cung cấp đủ lượng máu để phát triển. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ trẻ bị suy tim, rối loạn nhịp tim.
Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây nhiều hệ lụy đến sự phát triển của trẻ, vì vậy mẹ nên chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu sắt để con phát triển khỏe mạnh hơn.
3. Hướng dẫn cách làm 8 món canh bổ máu cho bé giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Dưới đây là những món canh giàu dinh dưỡng giúp bổ sung sắt, hỗ trợ bé tăng cường thể chất và phát triển toàn diện mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
3.1. Canh đu đủ hầm xương
Với 100g đu đủ, mẹ có thể bổ sung cho bé hàm lượng 0,3mg sắt. Ngoài ra, đây cũng là loại trái cây giàu chất xơ giúp trẻ dễ tiêu hóa và bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như canxi, chất đạm, kali,... Vì thế, để giúp con bổ máu và khỏe khoắn hơn, mẹ nên thêm món canh đu đủ hầm xương vào thực đơn hàng tuần nhé.
Nguyên liệu:
- Đu đủ vừa chín tới: 200g.
- Xương heo: 250g.
- Hành lá: 100g.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi cắt đu đủ thành miếng vừa ăn. Sau đó, rửa sạch, cắt khúc xương heo. Tiếp đến, rửa sạch và cắt nhỏ hành lá.
- Hầm xương heo với nước trong khoảng 20-25 phút.
- Cho đu đủ vào nấu đến khi chín mềm.
- Nêm nếm vừa ăn với một ít bột nêm. Sau đó, nấu canh thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Để xây dựng thực đơn bổ máu cho trẻ, mẹ đừng bỏ qua món canh đu đủ hầm xương nhé.
3.2. Canh rau ngót thịt bằm
Trong 100g rau ngót có đến 2,7mg chất sắt, cùng với nhiều dưỡng chất như canxi, magie, photpho,... Vì thế, canh rau ngót nấu thịt bằm là một trong những món canh bổ máu cho bé, giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và khỏe mạnh mỗi ngày. Mẹ cùng tham khảo cách làm ngay sau đây nhé.
Nguyên liệu:
- Rau ngót: 300g.
- Thịt nạc heo: 150g.
- Hành khô: 1 củ.
- Nước lọc: 1 lít.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch, sau đó xay hoặc băm nhỏ thịt nạc heo. Sau đó, tuốt lấy lá rau ngót, rửa sạch rồi vò hơi dập. Tiếp đến, lột vỏ hành khô rồi băm nhỏ.
- Phi thơm hành khô với một ít dầu, sau đó cho thịt vào xào chín.
- Cho vào nồi 1 lít nước, nấu đến khi sôi lên thì cho rau ngót vào.
- Nêm canh với một ít hạt nêm rồi tắt bếp.
3.3. Canh củ dền đỏ nấu xương heo
Canh củ dền nấu xương heo cũng là món canh bổ máu cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Bởi củ dền giàu chất sắt (0,8mg sắt/100g) và chứa nhiều vitamin, chất xơ, canxi,... vừa hỗ trợ quá trình tạo máu vừa giúp trẻ phát triển vững vàng hơn.
Nguyên liệu:
- Củ dền đỏ: 1 củ.
- Xương heo: 300g.
- Cà rốt: 1 củ.
- Khoai tây: 2 củ.
- Hánh lá, rau mùi: 100g.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch, cắt khúc nhỏ xương heo. Sau đó, gọt vỏ, rửa sạch và cắt củ dền, cà rốt và khoai tây thành miếng nhỏ. Tiếp đến, rửa sạch và cắt nhỏ hành lá, rau mùi.
- Hầm xương heo với nước trong tầm 45-60 phút. Đến khi xương mềm thì lần lượt cho củ dền, cà rốt và khoai tây vào.
- Nấu thêm 5-7 phút rồi nêm nếm vừa ăn, cho hành lá và rau mùi vào rồi tắt bếp.
Canh củ dền đỏ nấu xương heo - Món canh vừa thơm ngon vừa bổ sung nhiều chất sắt cho trẻ.
3.4. Canh rau mồng tơi nấu tôm tươi
Nếu mẹ đang tìm kiếm công thức làm món canh bổ máu cho bé thì có thể thử chế biến canh rau mồng tơi nấu tôm tươi nhé. Chỉ với 44g rau mồng tơi, mẹ có thể thể bổ sung cho bé 0,7mg chất sắt. Ngoài ra, món ăn này còn có tôm - loại hải sản mang đến cho trẻ nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất béo, canxi, chất đạm,...
Nguyên liệu:
- Rau mồng tơi: 1 bó.
- Tôm tươi: 100g.
- Hánh lá, ngò rí: 100g.
- Nước lọc: 1 lít.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Lột bỏ phần vỏ, đầu và chân tôm, sau đó rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn với bé. Tiếp đến, nhặt rau mồng tơi, rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ. Sau đó, rửa sạch rồi cắt nhỏ hành lá và ngò rí.
- Ướp tôm với một ít hạt nêm trong 15 phút để thấm gia vị.
- Cho một ít dầu vào nồi, đến khi dầu nóng lên thì cho tôm vào xào đến khi săn lại. Sau đó, thêm 1 lít nước lọc vào nồi nấu sôi.
- Cho rau mồng tơi vào nồi, nấu thêm 2-3 phút. Sau đó, nêm nếm vừa ăn với một ít hạt nêm, cho hành lá, ngò rí vào rồi tắt bếp.
3.5. Canh bầu nấu nghêu
Với 100g nghêu, mẹ cung cấp cho trẻ 28mg chất sắt hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ. Vì vậy, canh bầu nấu nghêu là món canh bổ máu cho bé vừa dễ ăn, vừa giàu dinh dưỡng mà mẹ nên thêm vào thực đơn hằng ngày.
Nguyên liệu:
- Nghêu: 1kg.
- Bầu: 1 trái.
- Hành lá, rau mùi: 100g.
- Gừng tươi: Một nhánh nhỏ.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Ngâm nghêu với nước muối loãng trong 1 tiếng rồi rửa sạch với nước. Sau đó, rửa sạch bầu, gọt vỏ và cắt thành lát mỏng. Tiếp đến, rửa sạch và cắt nhỏ hành lá và rau mùi. Sau cùng, gọt vỏ gừng và cắt lát
- Cho nghêu vào nồi nước, thêm vào một vài lát gừng. Nấu nước sôi lên đến khi nghêu há miệng. Sau đó, lấy phần thịt nghêu, ướp với một ít hạt nêm trong khoảng 10 phút.
- Cho một ít dầu vào nồi, phi thơm gừng và hành lá băm nhỏ. Tiếp đến, cho nghêu và bầu vào xào.
- Cho phần nước luộc nghêu vào nấu trong 2-3 phút. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá, rau mùi vào rồi tắt bếp
Mẹ nên thêm canh bầu nấu nghêu bổ máu vào thực đơn của trẻ nhé.
3.6. Canh gà hầm bí đỏ
Món canh bổ máu cho bé này có thịt gà - một trong những loại thịt giàu chất sắt (1mg sắt/100g ức gà). Kết hợp cùng bí đỏ vừa dễ ăn, vừa giàu chất xơ giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu.
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 1 kg.
- Bí đỏ: 1 trái.
- Hành tím, tỏi: 100g.
- Hành lá, ngó rí: 100g.
- Nước lọc: 1 lít.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch thịt gà, cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó, gọt vỏ, rửa sạch bí đỏ rồi cắt thành miếng nhỏ. Tiếp đến, lột vỏ hành tím và tỏi, sau đó băm nhuyễn. Sau cùng, rửa sạch và cắt nhỏ hành lá và ngò rí.
- Ướp thịt gà với một ít hạt nêm và hành tím băm nhỏ.
- Cho một ít dầu vào nồi, đến khi dầu nóng lên thì phi thơm hành tím và tỏi. Sau đó, cho thịt gà vào xào đến khi săn lại.
- Cho vào nồi 1 lít nước, hầm thịt khoảng 20-30 phút. Sau đó, cho bí đỏ vào nấu thêm 10-15 phút.
- Nêm vào canh một ít hạt nêm, cho hành lá và ngò rí vào rồi tắt bếp.
3.7. Canh cua đồng rau đay
Không chỉ ngon và dễ ăn, canh cua đồng rau đay còn là món canh bổ máu cho bé mà mẹ nên thêm vào thực đơn. Món ăn này có rau đay giàu chất sắt (3,14g sắt/100g rau) nấu cùng cua đồng chứa nhiều canxi giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ trẻ phát triển tầm vóc cân đối.
Nguyên liệu:
- Thịt cua đồng xay: 500g.
- Rau đay: 1 bó.
- Mồng tơi: 1 bó.
- Mướp: 1 trái.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Nhặt sạch rau đay và mồng tơi, sau đó rửa sạch rồi cắt nhỏ. Tiếp đến, gọt vỏ, rửa sạch mướp và cắt miếng vừa ăn với bé.
- Cho ½ thìa canh hạt nêm vào thịt cua xay, trộn đều lên. Sau đó, từ từ thêm nước vào, khuấy nhẹ và lược qua rây để lấy phần nước cua chứa thịt và chất dinh dưỡng – đây sẽ là phần nước dùng để nấu canh.
- Cho phần nước dùng vào nồi nấu sôi lên, tiếp đến cho mướp và rau vào đảo đều.
- Nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.
Canh cua đồng rau đay là món ăn giàu chất sắt và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển thuận lợi.
3.8. Canh rau dền thịt bằm
Một món canh bổ máu cho bé khác mẹ có thể thêm vào thực đơn hàng tuần của con là canh rau dền thịt bằm. Vì cũng như củ dền, rau dền chứa hàm lượng cao chất sắt (11,8mg sắt/100g rau) có lợi cho việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- Rau dền: 2 bó.
- Thịt heo: 200g.
- Hành tím: 1 củ.
- Nước lọc: 1 lít.
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch, xay hoặc băm nhuyễn thịt heo. Sau đó, nhặt lá, rửa sạch và cắt nhỏ rau dền. Tiếp đến, lột vỏ và băm nhỏ hành tím.
- Cho một ít dầu vào nồi. Đến khi dầu nóng thì phi thơm hành khô, cho thịt vào xào chín.
- Cho 1 lít nước lọc vào nấu sôi. Sau đó, cho rau dền vào nấu tầm 4-5 phút, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.
4. Một số lưu ý khi chế biến món canh bổ máu cho bé
Khi làm món canh bổ máu cho trẻ, mẹ cần lưu ý:
- Chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng: Mẹ nên chọn các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
- Đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ: Các món ăn cho bé cần được nấu chín kỹ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
- Tránh hâm nóng thức ăn nhiều lần: Mẹ nên hạn chế hâm nóng thức ăn lại nhiều lần để phòng tránh nguy cơ trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Thường xuyên thay đổi món ăn: Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các món ăn để giúp con ăn ngon miệng hơn và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết.
Mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ để kích thích con ăn ngon miệng hơn.
5. Cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Vì thế, để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này, mẹ cần bổ sung sắt đầy đủ cho con bằng các cách sau đây:
- Ưu tiên cho trẻ uống sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời và cố gắng duy trì đến 2 tuổi nếu có thể. Vì trong sữa mẹ có hàm lượng chất sắt vừa đủ giúp trẻ dễ dàng hấp thu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung chất sắt cho trẻ bằng sữa công thức. Tuy nhiên, mẹ nên chọn sản phẩm có dinh dưỡng cân bằng giúp con dễ tiêu hóa, từ đó hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
Glico ICREO - Nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu
Glico ICREO nổi bật với nguồn dinh dưỡng cân bằng, vừa vặn với thể trạng còn non nớt của trẻ. Trong đó có hàm lượng chất sắt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé:
- Glico ICREO Balance Milk (dành cho bé từ 0 - 1 tuổi) có chứa khoảng 7,1 mg sắt/ 100g.
- Glico ICREO Grow-up Milk (dành cho bé 9 - 36 tháng) cung cấp 8,3 mg sắt/ 100g.
- Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk (dành cho bé từ 3 tuổi trở lên) chứa khoảng 6,6 mg sắt/ 100g.
Đồng thời, nguồn dinh dưỡng cân bằng cũng là yếu tố cốt lõi của Glico ICREO để duy trì các lợi ích của da kề da giúp trẻ tiêu hóa khỏe và đề kháng vững vàng.
Cụ thể, các sản phẩm Glico ICREO đều được bổ sung 5 loại Nucleotides làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Bởi khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột nên tiêu hóa khỏe còn giúp kích thích sản sinh nhiều kháng thể IgG và IgA, bảo vệ bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh từ bên trong.
Cùng với đó là Axit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) có tác dụng tối ưu khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp trẻ nhẹ bụng và hạn chế tình trạng táo bón. Kết hợp cùng chất xơ GOS hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp bụng bé thêm êm, khỏe.
Glico ICREO còn chứa tiền tố DHA độc quyền có chiết xuất từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản lành tính giúp trẻ hấp thu dễ dàng, không bị nặng bụng. Thành phần này có khả năng chuyển hóa thành lượng DHA vừa đủ hỗ trợ trẻ phát triển trí não và tăng cường thị giác.
Không những vậy, mỗi sản phẩm Glico ICREO còn được ứng dụng công nghệ và thêm vào những yếu tố dinh dưỡng thiết yếu như:
- Glico ICREO Balance Milk (0-12 tháng tuổi) ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền giúp bảo vệ thận non của bé; Beta-carotene (tiền vitamin A) có trong trong sữa non giúp củng cố hàng rào miễn dịch; hương vị thanh nhạt nhất trong các loại sữa vì độ đường 10,3% (đường tự nhiên có trong sữa) giúp trẻ không bỏ bú mẹ.
- Glico ICREO Grow-up Milk (9-36 tháng tuổi) có màng cầu béo MFGM giúp trẻ phát triển tư duy (IQ), cảm xúc (EQ) và tăng cường đề kháng.
- Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk (từ 3 tuổi trở lên) bảo vệ và hỗ trợ phát triển thị giác của trẻ nhờ bổ sung thành phần Lutein quý giá.
Glico ICREO mang đến cho bé yêu nguồn dinh dưỡng cân bằng, giúp con êm bụng, khỏe sức - nền tảng quan trọng để phát triển toàn diện.
>> Mẹ có thể tìm hiểu chi tiết về Glico ICREO TẠI ĐÂY hoặc tìm mua các sản phẩm tại Concung và các cửa hàng Mẹ&Bé trên toàn quốc.
- Tẩy giun cho trẻ (trên 2 tuổi) định kỳ hằng năm để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, sốt rét - nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.
6. Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh hướng dẫn các món canh bổ máu cho bé, bài viết này cũng giúp mẹ giải đáp một số thắc mắc liên quan như sau:
6.1. Trẻ thiếu máu nên ăn gì mới tốt?
Mẹ nên bổ sung các món ăn bổ dưỡng cho trẻ thiếu máu như cháo tôm, cháo trứng, cháo thịt bò, cháo gan,...
6.2. Nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh thế nào để an toàn?
Để bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên ưu tiên cho con bú sữa mẹ. Dù vậy, hàm lượng sắt trong sữa mẹ tương đối thấp, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm nếu con có dấu hiệu hoặc nguy cơ thiếu dưỡng chất này (tham khảo ý kiến của bác sĩ). Trường hợp trẻ sinh non, mẹ nên cho con uống sắt dạng lỏng hoặc siro theo chỉ định của bác sĩ.
6.3. Đâu là những loại thực phẩm giàu sắt nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ bị thiếu máu?
Để cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ, mẹ nên bổ sung cho con các loại thực phẩm giàu sắt như các loại thịt, ức vịt, hải sản, trứng,...
Với hướng dẫn cách làm các món canh bổ máu cho bé trên đây, hy vọng có thể giúp mẹ xây dựng thực đơn bổ dưỡng cho con. Nhờ đó giúp con có sức khỏe tốt hơn để tự tin chinh phục các cột mốc tăng trưởng đạt chuẩn. Chúc bé cưng của mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc suốt hành trình khôn lớn nhé!
Tài liệu tham khảo:
1. BS Lê Hải. Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em (Đã truy cập 07 07 2025).
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.
Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk số 3 820g (trên 3 tuổi)
Thực phẩm bổ sung ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!