Bé 4 tháng biết làm gì? Kinh nghiệm chăm sóc từ A đến Z

Mới đây thôi con yêu vừa chào đời, nhưng giờ đã tròn 4 tháng tuổi. Chắc hẳn mẹ rất mong ngóng những điều trẻ làm được ở giai đoạn này để có thể tìm cách hỗ trợ con phù hợp. Vậy em bé 4 tháng biết làm gì, mẹ đã biết chưa? Nếu chưa, mời mẹ theo dõi bài viết sau để biết đáp án chi tiết nhé!

1. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về mặt thể chất

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ 4 tháng cần đạt được những chỉ số thể chất bên dưới:

Chỉ số

Chiều cao

Cân nặng

Bé gái

Trung bình 62,1 cm

(Dao động 57,8 - 66,4 cm)

Trung bình 6,4 kg

(Dao động 5,6 - 7,9 kg)

Bé trai

Trung bình 63,9 cm

(Dao động 59,7 - 68,0 cm)

Trung bình 7,0 kg

(Dao động 5,6 - 8,7 kg)

* Lưu ý:

  • Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. 
  • Nếu con có chiều cao, cân nặng thấp hơn mức trung bình kể trên nhưng trong khoảng và ăn ngon, ngủ ngon thì cha mẹ không nên quá lo lắng.
  • Mẹ có thể tra cứu thông tin chiều cao, cân nặng chi tiết tại WHO.

2. Bé 4 tháng tuổi biết làm gì?

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi không chỉ thể hiện rõ nét qua số cân hay chiều cao mà còn ở những điều thú vị sau đây:

2.1. Thích đưa tay lên miệng

Khác với bé 2 - 3 tháng - hành động đưa tay vào miệng chỉ đơn giản thể hiện rằng ‘con đói bụng’, trẻ 4 tháng thích đưa ngón tay lên miệng như một cách xoa dịu, trấn an bản thân. Từ đó, bé dễ dàng vào giấc ngủ sâu, ngủ ngon hơn. Ngoài ra, 4 tháng tuổi là thời điểm một số bé mọc răng nên dễ bị sưng, đau nướu và đưa tay vào miệng sẽ phần nào giúp trẻ giảm đau, cảm thấy dễ chịu hơn.

Trẻ 3 4 tháng tuổi biết làm gì

Trẻ 4 tháng thích đưa tay lên miệng để xoa dịu, trấn an bản thân để vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

2.2. Thích gác khuỷu tay lên cằm khi nằm sấp

Mẹ sẽ không thể cưỡng lại sự đáng yêu nếu nhìn thấy con chống hai tay hoặc gác khuỷu tay lên cằm trong lúc tập nằm sấp. Đó là cách con học nâng đỡ và kiểm soát lực cho phần đầu tốt hơn, tạo điều kiện học lật, lẫy, trườn, bò,... dễ dàng hơn sau này.

2.3. Luôn cố gắng với tay đến một vật ở xa mình

Tầm nhìn của bé 4 tháng tuổi ngày càng mở rộng hơn so với giai đoạn trước đó. Vậy nên mẹ có muốn biết em bé 4 tháng biết làm gì nữa không nhỉ? Lúc này, trẻ có thể nhìn thấy nhiều đồ vật quanh khu vực mình nằm hơn, thậm chí là các đồ dùng trên tường, trần nhà,... Do đó, mẹ dễ dàng bắt gặp hình ảnh bé quan sát một vật nào đó và cố đưa cả tay, chân lên để ‘bắt’ lấy chúng.

2.4. Tỏ ra hứng thú với những đồ vật hình dạng thú vị/màu sắc rực rỡ

Trẻ 4 tháng tuổi còn rất thích thú khi nhìn thấy các món đồ có kiểu dáng mới lạ hoặc màu sắc sặc sỡ, chưa từng tiếp xúc trước đó. Vì thế, mẹ hãy tận dụng cơ hội tuyệt vời này để dạy con nhận biết các hình thù, màu sắc cơ bản.

Xem thêm: Top 12 đồ chơi trẻ em thông minh giúp phát triển tư duy

2.5. Bắt chước biểu cảm của người lớn

Một đáp án mẹ không thể bỏ qua cho thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì là thích bắt chước theo mọi biểu cảm gương mặt của người lớn. Ví dụ, khi mẹ trò chuyện cùng con và cười lớn, vô tình bé cũng nở nụ cười theo, thậm chí là phát ra tiếng cười giòn tan. Tuy nhiên, khi mẹ vờ buồn bã, tâm trạng trẻ dần chùng xuống, mặt mếu máo như sắp khóc.

2.6. Có thể lật ngửa lại khi đang nằm sấp

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì khác? Đó là tự lật ngửa người lại khi mẹ đặt con nằm úp. Bởi lẽ, con đã biết cách kiểm soát các cơ ở cổ, bụng và phối hợp tay, chân nhằm nâng đỡ cơ thể hiệu quả. Dù vậy, đây là một hành động không tự chủ của con nên mẹ vẫn nên quan sát trẻ sát sao để đảm bảo an toàn.

Trẻ 4 tháng tuổi biết lật ngửa

Khi bước vào tháng thứ 4, trẻ có thể dễ dàng lật từ tư thế nằm sấp sang ngửa.

Xem thêm: [Bật mí] Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi hay tập ngồi được chưa?

3. Dinh dưỡng cho bé 4 tháng tuổi

Đến 4 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp năng lượng, dinh dưỡng quan trọng nhất với trẻ như 3 tháng trước đó. Vì sữa mẹ chứa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu mà bé cần cũng như hàm lượng cân đối, không thừa không thiếu, phù hợp với khả năng hấp thu của con. Đặc biệt, hành động da kề da khi cho con bú còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời với hoạt động tiêu hóa và khả năng miễn dịch tự nhiên của bé.

Xem thêm: Ăn gì để nhiều sữa? Gợi ý 15 thực phẩm lợi sữa cho mẹ bỉm

Mẹ lưu ý rằng so với khoảng thời gian trước, bé 4 tháng tuổi sẽ uống nhiều sữa hơn, lên đến 1000ml/ngày, chia thành 120 - 140ml/cữ và 6 - 8 cữ/ngày. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì nhu cầu của mỗi bé là khác nhau. Vì vậy, dù bé có uống ít hơn khoảng này nhưng vẫn tăng cân đều, ngủ ngon thì mẹ đừng lo lắng.

Nếu mẹ ít sữa hoặc sữa chưa về kịp nên không thể cho con uống sữa mẹ hoàn toàn ở tất cả các cữ ăn, mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng song song sữa mẹ và sữa công thức. Lưu ý rằng, mẹ chọn sữa công thức vị thanh nhạt, hạp với bé để con uống ngon miệng, nhưng không bỏ sữa mẹ. Đồng thời, sản phẩm có công thức dinh dưỡng cân bằng nhằm hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

 

Glico ICREO Balance Milk (800g)
Glico ICREO Balance Milk (800g)

Glico ICREO Balance Milk - Cân bằng dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ. Khối lượng tịnh: 800g

614,000VNĐ

Glico ICREO Balance Milk: Như da kề da, cho bé yêu đạt được các cột mốc quan trọng

Phương pháp da kề da được nhiều bệnh viện phụ sản tại Việt Nam và trên thế giới chú trọng áp dụng. Bởi khoảnh khắc da kề da tạo điều kiện cho trẻ nhận được nguồn lợi khuẩn từ mẹ, giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tối ưu khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Chưa kể, da kề da còn kích thích mẹ sản sinh kháng thể IgA, IgG và trao cho bé qua dòng sữa ‘vàng’. Qua đó giúp con bảo vệ niêm mạc ruột, củng cố hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp.

Luôn theo đuổi triết lý dinh dưỡng cân bằng, nuôi dưỡng bé một cách tự nhiên, Glico ICREO đã nghiên cứu và hoàn thiện các sản phẩm tiếp nối những lợi ích quý giá của phương pháp da kề da. Trong đó, Glico ICREO Balance Milk là dòng sản phẩm được thiết kế dành cho các bé dưới 12 tháng.

Glico ICREO Balance Milk bổ sung 5 loại Nucleotide giúp sản sinh kháng thể IgA và IgG, tăng cường hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch tự nhiên. Qua đó giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh vặt từ môi trường. Cùng với chất xơ GOS giúp bồi dưỡng ‘đội quân’ lợi khuẩn Bifidus và Axit Lactic giúp hệ tiêu hóa bé khỏe hơn; Axit Palmitic liên kết vị trí Beta (OPO) nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng và giúp con nhẹ bụng.

Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 4 tháng

Sữa Glico ICREO Balance Milk cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, cho bé êm bụng, khỏe sức từ những ngày đầu đời.

Hơn hết, trên thị trường sữa cho trẻ em hiện nay, chỉ duy nhất các sản phẩm Glico ICREO có bổ sung tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản giúp trẻ phát triển trí não tinh anh. Nhờ nguồn gốc từ thực vật nên trẻ dễ dàng hấp thu tiền tố DHA này, đồng thời vẫn giữ trọn vị thơm ngon của sản phẩm. Ngoài ra, Glico ICREO Balance Milk còn ‘ghi điểm’ bởi ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền giúp giảm Natri, bảo vệ con khỏi nguy cơ tích nước và dư thừa khoáng chất.

>> Để khám phá thêm về Glico ICREO Balance Milk, mẹ truy cập TẠI ĐÂY.

Xem thêm: [Giải đáp] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?

4. Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi ra sao?

Trung bình trẻ 4 tháng thường ngủ 14 - 16 tiếng/ngày. Trong đó, bé sẽ có những giấc ngủ dài 7 - 8 tiếng vào ban đêm, thỉnh thoảng thức dậy 1 - 2 lần để đòi uống sữa. Còn lại là 2 giấc ngủ ngắn ban ngày.

Xem thêm: Lưu ngay 11 mẹo giúp bé ngủ ngon - Bí quyết của các bà mẹ Nhật

5. Kinh nghiệm chăm sóc bé 4 tháng khỏe mạnh, mau lớn, thông minh

Sau khi biết được bé 4 tháng biết làm gì, chắc hẳn mẹ quan tâm nên làm thế nào giúp con phát triển tốt nhất? Hãy lưu lại ngay những lưu ý hữu ích bên dưới nhé:

  • Đảm bảo cho bé đủ cữ sữa hàng ngày.
  • Trò chuyện, vui chơi với bé thường xuyên.
  • Tiêm phòng cho trẻ theo lịch và khám sức khỏe định kỳ.
  • Rèn luyện cho con ăn, ngủ, chơi theo lịch trình khoa học, có thời gian cố định trong ngày.
  • Chuẩn bị không gian phòng ngủ ấm áp, thoáng đãng.
  • Thay tã cho bé thường xuyên và chọn loại tã mềm mại, êm dịu với da.
  • Hỗ trợ trẻ vệ sinh nướu cẩn thận hàng ngày.

6. Thắc mắc thường gặp

Không chỉ quan tâm em bé 4 tháng biết làm gì, sau đây giải đáp cho các thắc mắc phổ biến ở các mẹ lần đầu có con:

6.1. Lịch bú cho bé 4 tháng tuổi như thế nào?

Mẹ có thể rèn luyện cho trẻ 4 tháng ăn, ngủ, chơi theo lịch trình bên dưới để thuận tiện chăm sóc hơn:

  • 5:00: Mẹ thay tã mới và cho bé bú. Sau đó, trẻ có thể ngủ lại.
  • 7:00: Trẻ thức dậy. Mẹ vệ sinh cho bé, rồi cho uống sữa cữ 2.
  • 9:00: Bé thực sự tỉnh giấc. Mẹ tắm và thay tã mới cho trẻ.
  • 11:00: Mẹ cho con uống sữa, sau đó chơi đùa một chút rồi thay tã mới.
  • 13:00: Mẹ ru bé ngủ trưa.
  • 14:00: Trẻ thức dậy và mẹ cho bé bú.
  • 14:30: Bé tự chơi cùng đồ chơi trong cũi hoặc khu vực an toàn khác.
  • 15:00: Mẹ thay tã cho trẻ.
  • 17:00: Mẹ cho bé bú rồi ru ngủ.
  • 18:00: Mẹ thay tã mới cho trẻ rồi cùng con chơi đùa.
  • 19:00: Mẹ cho con uống sữa.
  • 19:30: Mẹ tập nằm sấp cho con.
  • 20:00: Mẹ massage cơ thể và thay tã mới cho trẻ.
  • 21:00: Mẹ cho con uống sữa.
  • 22:00: Mẹ thay tã mới và ru con ngủ. 

6.2. Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

4 tháng tuổi là thời điểm QUÁ SỚM cho việc ăn dặm. Vì khi ấy, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ hoàn thiện để tự tiêu hóa bất kỳ thực phẩm nào khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Theo đó, thời điểm tập ăn dặm cho con tốt nhất mà Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics – AAP) khuyến cáo là từ 6 tháng tuổi trở đi.

Xem thêm: Hành trình ăn dặm kiểu Nhật: Gợi ý thực đơn chuẩn cho bé yêu

6.3. Trẻ 4 tháng tuổi chưa biết lật có sao không?

Thông thường, bé 4 tháng đã biết lật ngửa người lại khi mẹ đặt con ở tư thế nằm úp. Tuy nhiên, nếu một số trẻ chưa thể tự thực hiện động tác này nhưng số cân, chiều cao vẫn đáp ứng mức tiêu chuẩn của WHO thì mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ nên cho con cơ hội tập nằm sấp nhiều hơn để tăng lực cho cơ cổ, xương,... 

6.4. Trẻ 4 tháng tuổi chưa biết lẫy có sao không?

Tương tự hành động lật kể trên, một số bé 4 tháng chưa thể lẫy là điều hoàn toàn bình thường nếu chỉ số cân nặng, chiều cao vẫn ở mức tiêu chuẩn. Theo đó, mẹ có thể hỗ trợ trẻ tập lẫy nhanh hơn bằng cách đặt tay sau cổ, massage và đỡ cổ con nhẹ nhàng mỗi khi bế bồng. Điều này giúp tăng ‘sức mạnh’ cho cơ, xương vùng cổ.

Đáp án thắc mắc bé 4 tháng biết làm gì đã được bật mí trong bài viết kể trên. Mong rằng qua đó mẹ có thể chăm sóc dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho bé phát triển tốt nhất. Lưu ý rằng ở giai đoạn này, trẻ vẫn còn khá non yếu nên mẹ hãy quan sát mọi hành động, biểu hiện của trẻ kỹ càng để kịp thời nhận biết vấn đề, tìm cách xử trí sớm nhé.

Nguồn tham khảo:

1. WHO. Weight-for-age (Đã truy cập 26 03 2025).

2. WHO. Length/height-for-age (Đã truy cập 26 03 2025).

3. Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi khỏe mạnh (Đã truy cập 26 03 2025).

Bài viết xem nhiều