1. Nhận biết các dấu hiệu trẻ 4 tuổi chậm nói
Trẻ 4 tuổi có thể nói một câu hoàn chỉnh (dài khoảng 5 từ), đủ chủ ngữ và vị ngữ. Đồng thời, con biết cách đổi tông giọng (như thánh thót hơn khi phấn khích, vui vẻ nhưng lại trầm xuống khi buồn bã) để thể hiện cảm xúc của mình. Ngoài ra, bé dễ dàng kể lại một câu chuyện hoặc hát một bài hát ngắn.
Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Làm gì để hỗ trợ trẻ tập nói tốt?
Nếu không đạt được những cột mốc trên, kèm theo các biểu hiện bất thường sau thì cha mẹ tạm thời nhận định trẻ 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ:
- Không có bất kỳ phản ứng nào với âm thanh.
- Không thích tương tác, trò chuyện với mọi người xung quanh.
- Chỉ lặp đi lặp lại một hành động nào đó không rõ lý do.
- Không thể ngồi yên một chỗ hoặc tập trung lắng nghe.
- Thường xuyên cáu gắt vô cớ.
2. Bé 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ do đâu?
Nguyên nhân trẻ 4 tuổi chậm nói rất đa dạng. Bao gồm:
- Khiếm khuyết ở vòm miệng: Để phát âm một từ/một câu, vòm miệng phải phối hợp tốt với các cơ quan khác (như răng, lưỡi, môi,...). Do đó, khi cấu trúc vòm miệng khiếm khuyết, trẻ khó phát âm chuẩn và nói tốt.
- Mắc các bệnh lý về não và thần kinh: Não bộ là trung tâm xử lý thông tin. Còn hệ thần kinh giúp não kết nối và truyền tín hiệu đến các cơ quan. Vì đó, khi có sự rối loạn ở não bộ và thần kinh, quá trình học hỏi và ghi nhớ của bé bị gián đoạn, ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp.
- Bị tổn thương tâm lý: Mọi “cú sốc” tâm lý trong lúc học ngôn ngữ (như bị la mắng nhiều, đánh đòn, không ai trò chuyện,...) đều khiến bé tổn thương. Về lâu dài, điều này làm cho trẻ hình thành tâm lý sợ nói, dẫn đến chậm phát triển kỹ năng giao tiếp.
Sự tổn thương về tâm lý có thể khiến bé thu mình lại, ngại trò chuyện với mọi người.
- Có vấn đề về thính lực: Đối với trẻ, học nói qua việc lắng nghe - lặp lại là cách đơn giản, hiệu quả nhất. Do vậy, khi có vấn đề về thính giác, bé có nguy cơ chậm nói hoặc phát âm không chuẩn rất cao.
- Tự kỷ: Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói có thể là biểu hiện của bệnh tự kỷ. Kèm theo chậm nói, mẹ dễ nhận thấy con cũng thích chơi một mình, tự làm đau bản thân, quấy khóc bất thường,...
- Chăm sóc trẻ sai cách: Ngày nay, không ít cha mẹ vì bận rộn công việc mà hiếm khi trò chuyện với con. Điều này khiến trẻ không có nhiều thời gian được tập phát âm nên ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển ngôn ngữ. Hơn nữa, mối quan hệ gia đình cũng ngày càng xa cách.
Xem thêm: Vì sao trẻ chậm nói? Dấu hiệu và cách cải thiện hiệu quả
3. Nên làm gì khi trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói?
Ngay khi phát hiện trẻ 4 tuổi chậm nói, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm hướng xử trí phù hợp. Trong đó, những phương pháp y khoa giúp cải thiện ngôn ngữ ở trẻ là phẫu thuật khắc phục khiếm khuyết, ngôn ngữ trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ thính lực,...
Kết hợp với đó, cha mẹ có thể giúp bé 4 tuổi học nói tốt hơn tại nhà bằng các mẹo hữu ích sau:
3.1. Giao tiếp với trẻ thường xuyên
Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con mỗi ngày về các chủ đề thú vị, phù hợp độ tuổi, sở thích. Qua đó kích thích sự tò mò và mong muốn được bày tỏ suy nghĩ của bé. Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý chỉ sử dụng câu, từ đơn giản, dễ hiểu giúp trẻ dễ dàng tiếp thu, lặp lại.
Trò chuyện là cách hỗ trợ bé 4 tuổi tập nói sành sỏi dễ dàng.
3.2. Cố gắng diễn đạt mọi hoạt động bé làm thành lời
Khi thấy bé thực hiện một hành động nào đó, cha mẹ có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả lại và đặc biệt nhấn mạnh các nội dung trọng điểm. Đây là cách để con mở rộng vốn từ, hiểu ý nghĩa từ ngữ nhanh chóng. Hơn nữa, điều này còn giúp trẻ thỏa mãn trí tò mò về mọi thứ xung quanh.
Xem thêm: Mách mẹ 9 cách dạy bé tập nói nhanh, dễ thực hiện
3.3. Hạn chế “ra lệnh” cho trẻ
Đặt bé vào tình thế phải làm điều gì đó sẽ khiến con căng thẳng và khó học phát âm hơn. Thay vì vậy, cha mẹ hãy chọn cách diễn đạt nhẹ nhàng, dễ hiểu. Giả sử, khi muốn trẻ giúp mình quét nhà, thay vì nói “ra quét nhà cho mẹ”, mẹ nên nói rằng “con biết cây chổi ở đâu không, lấy giúp mẹ nhé”.
3.4. Cho bé quyền quyết định những gì bản thân muốn làm
Vấn đề bé 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ có thể được cải thiện tốt nếu cha mẹ trao cho con quyền tự lựa chọn nhiều hơn. Phụ huynh dễ dàng áp dụng cách này từ những điều nhỏ nhất như để bé chọn thực phẩm muốn ăn, chọn màu sắc quần áo/giày dép muốn mang,... Cùng với đó, cha mẹ đừng quên đặt thêm nhiều câu hỏi liên quan để kích thích phản xạ đáp lại ở con.
3.5. Tích cực ca hát, đọc sách cùng con
Vừa chơi vừa học là một trong các phương pháp giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ thuận lợi, đồng thời góp phần gắn kết tình cảm gia đình. Do đó, không chỉ trò chuyện, phụ huynh hãy cùng con đọc sách, ca hát mỗi ngày. Nhưng cần lưu ý rằng cha mẹ nên chọn nội dung theo độ tuổi và đủ hấp dẫn nhằm thu hút sự tập trung của bé.
Xem thêm: TOP 8 mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả nhanh
Đọc sách không chỉ giúp trẻ 4 tuổi học nói hiệu quả, mà còn phát triển kỹ năng nghe, nhìn toàn diện.
3.6. Đặt ra giới hạn thời gian mỗi lần sử dụng thiết bị điện tử
Tiếp xúc thiết bị điện tử (như tivi, điện thoại,...) quá nhiều sẽ khiến trẻ “xa cách” với mọi người xung quanh và ảnh hưởng tới tốc độ phát triển ngôn ngữ. Thêm vào đó, ánh sáng xanh từ các thiết bị đó cũng tác động xấu tới thị lực của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên đặt ra giới hạn sử dụng mỗi ngày để tạo điều kiện cho con phát triển khỏe mạnh.
3.7. Xem lại chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là các chất cần thiết cho sự phát triển não bộ sẽ khiến trẻ học nói chậm hơn bạn bè cùng tuổi. Vì vậy, mẹ nên xem lại chế độ ăn của con đã đủ 4 nhóm chất cơ bản chưa (gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đồng thời, bữa ăn mỗi ngày bổ sung đủ dưỡng chất phát triển trí não như DHA, Omega-3,... không.
Xem thêm: Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? 5 nhóm thực phẩm nên có
Sữa Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!
Êm dịu như da kề da - Glico ICREO Learning Milk cùng bé 4 tuổi học nói sành sỏi
Ngoài thực phẩm, cha mẹ Việt an tâm có thể cung cấp thêm dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ bằng sữa. Giới thiệu đến mẹ Glico ICREO Learning Milk - sữa công thức dinh dưỡng chuẩn Nhật, có chiết xuất dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản độc quyền trên thị trường.
Thành phần này chứa axit béo α-linolenic, có khả năng tự tổng hợp và chuyển hóa thành DHA khi đi vào cơ thể, nên trẻ dễ tự hấp thu đủ lượng cần thiết, tránh dư thừa. Vì đó, trẻ phát triển trí não vượt trội và ghi nhớ điều cha mẹ dạy hiệu quả để học nói tốt hơn. Đặc biệt, thương hiệu chọn tiền tố DHA nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật (trong dầu cá), hoàn toàn không có mùi tanh nhằm tránh ảnh hưởng vị sữa.
Hơn nữa, kế thừa lợi ích nổi bật với tiêu hóa và đề kháng từ da kề da, nguồn dinh dưỡng cân đối của Glico ICREO Learning Milk bổ sung 5 loại Nucleotides độc đáo. Nhờ vậy giúp bảo vệ niêm mạc ruột non và cân bằng hệ vi sinh đường ruột để trẻ sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Song song đó, bé cũng có sức đề kháng vững vàng để tăng khả năng chống chọi với bệnh vặt khi Nucleotides hỗ trợ cơ thể sản sinh nhiều kháng thể IgA và IgG hơn. Và cha mẹ cũng an tâm nhé vì sản phẩm còn bảo vệ đôi mắt của trẻ sáng khỏe, tinh anh trước tác động của ánh sáng xanh nhờ có thành phần Lutein.
Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả
Glico ICREO Learning Milk cho con êm bụng, khỏe sức, mắt sáng tinh anh để học hỏi nhiều điều mới mẻ thuận lợi.
>> Bên cạnh những dưỡng chất kể trên, Glico ICREO Learning Milk còn có nhiều vitamin, khoáng chất hỗ trợ bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Phụ huynh có thể tìm hiểu chi tiết hơn TẠI ĐÂY.
5. Câu hỏi thường gặp
Xoay quanh vấn đề bé 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ, còn một số câu hỏi khác mà nhiều cha mẹ cũng quan tâm:
5.1. Bé 4 tuổi chưa biết trả lời câu hỏi có bình thường không?
Đã 4 tuổi rồi nhưng trẻ chưa biết nói gì có khả năng cảnh báo bệnh lý. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe toàn diện và tìm hiểu nguyên nhân chính xác.
Xem thêm: Trẻ 3 tuổi chậm nói: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
5.2. Trẻ 4 tuổi hay nói linh tinh có sao không?
Khi thấy bé 4 tuổi liên tục phát ra âm thanh lạ mà cha mẹ không thể hiểu nghĩa thì đây có thể là biểu hiện rối loạn ngôn ngữ. Ngoài ra, phụ huynh thấy một số dấu hiệu khác kèm theo ở con là không nhớ tên gọi các đồ dùng quen thuộc, không biết sắp xếp từ vựng thành một câu có nghĩa, khó tập trung,...
Tóm lại, bé 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là vấn đề cha mẹ không nên chủ quan. Phụ huynh hãy đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng xử trí phù hợp. Song song kết hợp các mẹo được gợi ý trong bài viết giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
1. Sức khỏe & Đời sống. Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói cha mẹ cần biết (Đã truy cập 17 04 2025).
2. Bệnh viện Tâm Anh. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán (Đã truy cập 17 04 2025).
3. Bệnh viện Tâm Anh. Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cha mẹ nên biết (Đã truy cập 17 04 2025).