Vì sao trẻ chậm nói? Dấu hiệu và cách cải thiện hiệu quả

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến khi ngôn ngữ của bé không phát triển đúng theo độ tuổi, khiến không ít bậc cha mẹ trăn trở. Vậy làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu chậm nói và có biện pháp can thiệp hiệu quả? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Chậm nói ở trẻ là gì? Có gì khác chậm phát triển ngôn ngữ?

Trẻ chậm nói là tình trạng trẻ không phát triển khả năng ngôn ngữ đúng theo mốc thời gian bình thường so với độ tuổi. Điều này thể hiện qua việc trẻ không thể nói được những từ ngữ đơn giản hoặc chỉ biết bập bẹ mà không thể hình thành câu hoàn chỉnh.

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Làm gì để hỗ trợ trẻ tập nói tốt?

Tuy nhiên, cha mẹ cần phân biệt được trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Chậm nói là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm từ ngữ, nhưng vẫn có thể hiểu ngôn ngữ và giao tiếp qua cử chỉ, ánh mắt hoặc hành động. Trong khi đó, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng phức tạp hơn, trẻ không chỉ gặp khó khăn trong việc phát âm mà còn trong việc hiểu và cách sử dụng ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói là tình trạng gì

Chậm nói là việc trẻ không nói được các từ đơn giản hoặc chỉ bập bẹ mà chưa thể tạo thành câu hoàn chỉnh.

2. Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói

Tùy vào độ tuổi, tình trạng chậm nói ở trẻ có thể biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Trẻ 3 - 4 tháng

Dấu hiệu trẻ chậm nói ở 3 - 4 tháng tuổi là:

  • Không phản ứng với tiếng động mạnh.
  • Không biết bắt chước âm thanh và không phát ra âm thanh.

Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc con lớn nhanh

Xem thêm: Bé 4 tháng biết làm gì? Kinh nghiệm chăm sóc từ A đến Z

2.2. Trẻ 7 tháng

Đối với trẻ 7 tháng tuổi, dấu hiệu chậm nói đó là:

  • Vẫn tiếp tục không phản ứng với tiếng động mạnh.

2.3. Với trẻ 12 tháng

Dấu hiệu trẻ 12 tháng tuổi chậm nói gồm:

  • Không quan tâm với những gì diễn ra xung quanh.
  • Không phản ứng khi được gọi.
  • Không biết nói các từ đơn giản như “bà”, “ba”.
  • Không biết gật đầu đồng ý hay lắc đầu từ chối.

Xem thêm: 6 bí quyết dạy bé 1 tuổi tập nói sành sỏi nhanh chóng

Nhận biết trẻ 12 tháng chậm nói

Trẻ chậm nói thường không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

2.4. Khoảng 18 tháng

Bước vào giai đoạn 18 tháng tuổi, nếu chậm nói con sẽ có những biểu hiện sau:

  • Không nhận biết các bộ phận cơ thể khi được hỏi.
  • Không phát âm rõ các từ đơn giản, không tiếp thu từ mới.
  • Không hiểu các câu đơn giản và không phản ứng khi được hỏi.

2.5. Đến 24 tháng

Đến 24 tháng, trẻ chậm nói sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Chỉ nói được câu ngắn, không tự nói được ý muốn mà chỉ nhắc lại lời người khác.
  • Không thể tham gia vào các cuộc trò chuyện đơn giản, không hiểu chỉ dẫn.
  • Không biết chơi một mình và không thể chỉ vào tranh hay gọi tên con vật, đồ vật khi được hỏi.

Xem thêm: Mách mẹ 10 cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói sớm, nói chuẩn siêu dễ

2.6. Từ 25 - 35 tháng

Khi bé được 25 - 35 tháng, dấu hiệu chậm nói sẽ biểu hiện qua các hành vi sau:

  • Không nói được câu đơn giản, ngắn gọn.
  • Không biết đặt câu hỏi.
  • Dù được dạy bảo, trẻ vẫn không thể nhớ bài thơ, bài hát ngắn.

2.7. Trẻ 3 - 4 tuổi

Trẻ 3 - 4 tuổi chậm nói sẽ có những dấu hiệu như:

  • Không thể ghép từ thành câu.
  • Gặp khó khăn trong việc phát âm, thường nói lắp bắp hoặc ú ớ.
  • Không thích xem sách, truyện.
  • Thích có cha mẹ bên cạnh và không có hứng thú chơi cùng bạn bè.

Dấu hiệu trẻ 3-4 tuổi chậm nói

Bé 3 - 4 tuổi chậm nói thường bám cha mẹ, không thích chơi cùng bạn bè.

3. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thực thể, vấn đề tâm lý hoặc dính thắng lưỡi. Cụ thể như sau:

- Yếu tố thực thể: Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do các vấn đề về sức khỏe hoặc bất thường ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng hoặc các vấn đề liên quan đến não bộ, chẳng hạn như di chứng của xuất huyết não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh.

- Vấn đề tâm lý: Bé chậm nói còn có thể do các yếu tố tâm lý như cha mẹ quá nuông chiều hoặc quá bận rộn, không dành đủ thời gian để quan tâm, giao tiếp với con. Ngoài ra, một số trẻ trải qua cú sốc hoặc biến cố tâm lý cũng có thể gặp tình trạng chậm nói.

- Trẻ bị dính thắng lưỡi: Dính thắng lưỡi là tình trạng khi một phần của mô dưới lưỡi (thắng lưỡi) quá ngắn hoặc bị cứng, khiến trẻ khó di chuyển lưỡi để phát âm đúng các từ. Điều này có thể gây ra sự chậm trễ trong việc phát âm và làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

4. Trẻ chậm nói có sao không?

Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, nên một số trẻ có thể chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa. Đây chỉ là hiện tượng mang tính tạm thời có thể cải thiện tại nhà. 

Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan, bởi tình trạng chậm nói ở trẻ có thể là biểu hiện của các vấn đề về bệnh lý liên quan thính lực hoặc tâm lý như tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý,… Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện nghi ngờ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và phương pháp can thiệp kịp thời.

5. Mách nhỏ cách khắc phục trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả

Với trẻ chậm nói đơn thuần, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

5.1. Tương tác với trẻ nhiều hơn

Cách dạy trẻ chậm nói đơn thuần chỉ là cha mẹ hãy dành thời gian để giao tiếp với trẻ thường xuyên. Việc trò chuyện, lắng nghe và phản hồi kịp thời sẽ giúp trẻ cảm thấy được khích lệ, đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. 

5.2. Dạy trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà được nhiều cha mẹ chia sẻ đó là dạy con nói những từ ngữ đơn giản, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như “ba”, “mẹ”, “bóng”, “xe”. Để tập nói cho trẻ chậm nói cha mẹ hãy liên tục lặp đi lặp lại các từ này để con dễ nhớ hơn.

5.3. Đọc sách hoặc hát cho bé nghe

Để luyện nói cho trẻ chậm nói, cha mẹ hãy thường xuyên đọc sách và hát cho bé nghe. Cách này không chỉ giúp trẻ làm quen với âm thanh ngôn ngữ mà còn kích thích khả năng tư duy và phát triển ngữ điệu.

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

Mẹ hãy thường xuyên đọc sách cho bé nghe để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

5.4. Hạn chế cho con sử dụng thiết bị điện tử

Cha mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử, vì sẽ hạn chế sự giao tiếp trực tiếp với người khác. Thay vào đó, cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp thực tế và tham gia các hoạt động tương tác để kích thích con nói nhanh hơn.

5.5. Cho con tham gia các hoạt động ngoài trời

Cha mẹ có thể áp dụng cách tập cho bé chậm nói thông qua việc để con tham gia vào các hoạt động ngoài trời (trò chơi, vận động). Bởi lúc này, bé sẽ có cơ hội giao tiếp với nhiều người, trẻ sẽ học cách lắng nghe và bắt chước lời nói từ nhiều người khác nhau.

Xem thêm: Mách mẹ 9 cách dạy bé tập nói nhanh, dễ thực hiện

6. Các thắc mắc khác về trẻ chậm nói cha mẹ nên biết

Bên cạnh băn khoăn trẻ chậm nói có sao không, nhiều cha mẹ còn quan tâm những vấn đề như:

6.1. Trẻ chậm nói kém tập trung nên uống sữa gì?

Cha mẹ nên chọn các loại sữa bổ sung DHA cùng với các vi chất như sắt, kẽm… giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý hãy chọn sữa ít đường để tránh bổ sung lượng đường lớn vào cơ thể khiến não bộ bị kích thích làm trẻ tăng động, kém tập trung.

Glico ICREO - Chứa tiền tố DHA gốc thực vật dễ hấp thu, giúp bé phát triển trí não tinh anh, nhạy bén

Hiểu rằng cơ thể của bé yêu ở những năm đầu đời vẫn còn non nớt, nên các sản phẩm Glico ICREO được thiết kế theo triết lý cân bằng của mẹ Nhật cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. 

Thay vì bổ sung trực tiếp DHA, Glico ICREO sử dụng tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản, dễ hấp thu và cung cấp DHA vừa đủ cho bé. Đồng thời, với nguồn gốc từ thực vật giúp sản phẩm có mùi thơm dịu tự nhiên, cho bé uống ngon miệng hơn. Đây cũng là dòng sữa duy nhất trên thị trường bổ sung dầu hạt tía tô xanh giúp bé phát triển trí não nhanh nhạy, tinh anh.

Trẻ chậm nói nên bổ sung DHA

Tiền tố DHA từ chiết xuất tía tô xanh trong Glico ICREO chuyển hóa một lượng vừa đủ, giúp bé hấp thu dễ dàng mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Chưa dừng lại ở đó, các sản phẩm Glico ICREO còn được tạo ra để tiếp nối những lợi ích của da kề da. Phương pháp này hiện đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện phụ sản Việt Nam và thế giới để giúp bé có cơ hội nhận những lợi khuẩn từ mẹ, nâng cao đề kháng và sức khỏe đường ruột. Nhờ đó cho con tăng khả năng hấp thu, chuyển hóa chất tốt hơn để phát triển toàn diện.

Cụ thể, các sản phẩm Glico ICREO được bổ sung 5 loại Nucleotides giúp kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG, tăng cường miễn dịch, bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp; đồng thời còn tăng độ cao lớp nhung mao ruột, cải thiện tiêu hóa và giúp bụng bé êm nhẹ.

Đặc biệt, mỗi phiên bản theo từng giai đoạn phát triển của con còn có các ưu điểm nổi bật riêng như:

Trẻ chậm nói nên bổ sung sữa Glico ICREO

Ngoài chứa tiền tố DHA và 5 loại Nucleotides, Glico ICREO Learning Milk còn bổ sung Lutein giúp bé phát triển não bộ, mắt sáng tinh anh.

> Để xem thêm chi tiết về thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm, cha mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY!

6.2. Trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng?

Trẻ bình thường bắt đầu nói từ đơn giản từ 12 - 15 tháng tuổi, biết 10 - 20 từ ở 18 tháng và nói câu đơn giản khi 24 tháng. Nếu trẻ chưa nói hoặc chỉ nói ít sau 18 tháng, có thể coi là chậm nói. Biểu hiện chậm nói rõ ràng hơn ở giai đoạn 3 - 4 tuổi.

6.3. Có bài tập nào cho trẻ chậm nói luyện tập không?

Để giúp bé nhanh nói, cha mẹ có thể thực hiện các bài tập cho trẻ chậm nói như sau:

  • Hướng dẫn trẻ thè lưỡi, di chuyển lưỡi lên xuống, sang trái phải, liếm môi.
  • Dạy trẻ cách hôn và hôn gió.
  • Dạy trẻ phồng má, bĩu môi, chu môi.
  • Khuyến khích trẻ sử dụng biểu cảm mặt như mỉm cười, bặm môi.

6.4. Bé bị chậm nói có ảnh hưởng trí tuệ không?

Hiện tại, chưa có bằng chứng nào xác định việc trẻ chậm nói sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên can thiệp sớm giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, từ đó hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

6.5. Nên bổ sung gì cho trẻ biết nói nhanh hơn?

Để giúp trẻ biết nói nhanh hơn, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu DHA (dầu cá, sữa), axit folic (cải bó xôi, bông cải xanh), protein (thịt, cá, trứng), vitamin A (cà rốt, bí đỏ) và các nguyên tố vi lượng gồm canxi, sắt, kẽm (hải sản, thịt đỏ).

Xem thêm: Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? 5 nhóm thực phẩm nên có

6.6. Có mẹo dân gian nào chữa chậm nói cho trẻ không?

Có một số mẹo dân gian được truyền miệng để giúp bé nhanh nói hơn đó là mẹ lấy một con cá lóc nhỏ và rửa sạch, rồi dùng đuôi cá nhẹ nhàng gõ vào đầu gối trẻ (7 cái cho bé trai, 9 cái cho bé gái). Ngoài ra, còn có một số mẹo dân gian chữa chậm nói khác như dùng đậu đỏ, uống nước đậu đen, ăn lưỡi heo,...Tuy nhiên, các mẹo này chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được nghiên cứu khoa học xác nhận hiệu quả.

Tóm lại, việc nhận diện và can thiệp sớm vào tình trạng trẻ chậm nói có thể giúp con vượt qua khó khăn này và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Quan trọng là cha mẹ cần theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và tham khảo ý kiến chuyên gia khi cần thiết.

Nguồn tham khảo:

1. Jamiu O Busari & Nielske M Weggelaar. How to investigate and manage the child who is slow to speak (Đã truy cập 01/04/2025).

2. Ann Pietrangelo. Language and Speech Delays in Toddlers (Đã truy cập 01/04/2025).

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)

Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.

545,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)

Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!

525,000VNĐ

Bài viết xem nhiều