Bé mấy tháng biết bò? Bật mí dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Sau giai đoạn lật, trườn nhiều cha mẹ ngóng trông không biết bé mấy tháng biết bò? Bởi đây là cột mốc quan trọng cho thấy con yêu đã có thể di chuyển. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc này và đưa ra dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết bò. Qua đó cha mẹ có thể chủ động hỗ trợ con phát triển tốt hơn.

1. Em bé mấy tháng biết bò? Các giai đoạn bò của bé

Thông thường các bé sẽ biết ngồi bò từ 7 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, còn tùy vào sự phát triển của mỗi bé, mà thời gian tập bò có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Thậm chí, một số bé còn có thể bỏ qua giai đoạn bò và chuyển thẳng sang tập đi.

Đa số các bé đều trải qua một số kỹ năng vận động quan trọng trước khi có thể bò thành thạo. Cụ thể:

  • Lật người (4 - 6 tháng): Bé bắt đầu vận động nhiều hơn, có thể tự lật người và ngồi thẳng mà không cần quá nhiều hỗ trợ.
  • Trườn: Trước khi bò bằng tay và đầu gối, bé có thể tự đẩy người bằng bụng để di chuyển. Đây là một trong những kiểu bò đầu tiên của con.
  • Bò (7 - 10 tháng): Bé bắt đầu thử nghiệm nhiều kiểu bò khác nhau để di chuyển và khám phá thế giới xung quanh.

Xem thêm: Bé 4 tháng biết làm gì? Kinh nghiệm chăm sóc từ A đến Z

Xem thêm: Trẻ 5 tháng biết làm gì? Mách mẹ cách chăm sóc con lớn khôn

Trẻ mấy tháng biết bò và ngồi?

Đa phần các bé sẽ biết bò trong khoảng từ 7 - 10 tháng tuổi.

Bé biết bò trước hay ngồi trước?

Trẻ thường biết ngồi thành thạo trước khi chuyển sang giai đoạn tập bò. Vậy bé mấy tháng biết ngồi và bò? Thời gian bé biết ngồi có thể là 6 - 7 tháng tuổi và bò thuần thục khi được 7 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời gian biết ngồi và bò chính xác phụ thuộc vào tốc độ phát triển của mỗi trẻ.

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết đi? 6 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cần lưu ý

2. Khám phá các kiểu bò thường gặp ở bé 

Trong quá trình tìm hiểu bé mấy tháng biết bò, cha mẹ có thể bắt gặp nhiều kiểu bò khác nhau ở con như:

  • Bò cổ điển: Đây là kiểu bò truyền thống, được bé thực hiện bằng cách di chuyển luân phiên tay này gối kia để tiến về phía trước.
  • Bò kiểu gấu: Bé chổng mông cao, hai chân dang rộng, hai tay chống xuống đất và bò tiến về phía trước.
  • Bò bụng: Bé nằm sấp, dạng chân ra sau không nhấc bụng lên khỏi mặt đất mà dùng chân đẩy người về phía trước.
  • Trượt mông: Con yêu ngồi thẳng trên sàn, dùng tay đẩy mông về phía trước. Bé cũng có thể sử dụng chân để hỗ trợ kéo thân mình về phía trước và di chuyển sang hướng khác.
  • Bò kiểu cua: Bé tiến với vị trí mong muốn bằng cách đưa cánh tay, một chân với tới để kéo người di chuyển. Đồng thời giữ đầu gối chân còn lại cong như chân con cua.
  • Bò lăn: Bé sử dụng động tác lăn để di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác để khám phá thế giới xung quanh.

3. Bật mí các dấu hiệu trẻ sắp biết bò 

Để nhận biết trẻ sẵn sàng tập bò hay chưa, cha mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu sau:

3.1. Bé lật người thành thạo

Để nhận biết trẻ sắp biết bò, cha mẹ có thể dựa vào việc con có thể lật người thành thạo từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp. Vì khi lật người tốt cho thấy các chi của con đủ khỏe để tập và bò thành thạo.

Trẻ sắp biết bò thường lật người thành thạo

Khi trẻ biết lật thành thạo nghĩa là cơ thể con đã sẵn sàng tập bò.

3.2. Tự ngồi mà không cần hỗ trợ 

Cha mẹ xác định trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò chính xác dựa vào việc con có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ. Điều này cho thấy rằng tay, chân, đầu của bé khỏe mạnh và có thể phối hợp với nhau để học bò trong thời gian tới.

Xem thêm: [Bật mí] Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi hay tập ngồi được chưa?

3.3. Dùng tay chống người nâng ngực lên

Một dấu hiệu nhận biết trẻ mấy tháng biết bò là con thích nâng ngực lên cao khi ở tư thế nằm sấp. Cụ thể, trẻ từ từ chống hai tay, hai chân xuống sàn cùng lúc để đỡ toàn bộ thân người lên cao. Sau một thời gian tự nâng người, trẻ có thể chuyển sang tư thế tập bò thuận lợi.

3.4. Tìm cách với tới đồ vật ở xa

Trước khi biết bò thuần thục, hầu hết các bé có xu hướng dùng hai tai rướn cơ thể về phía trước để lấy đồ vật ở xa. Vì thế, cha mẹ dễ dàng nhận biết bé mấy tháng biết bò qua việc thấy con yêu thường xuyên với tay, rướn người trên sàn.

3.5. Trườn hoặc lết người trên sàn

Thích trườn hoặc lết người trên sàn liên tục là một trong những hành động cho biết trẻ sẵn sàng tập bò. Bởi lẽ, những động tác như thế đòi hỏi sự phối hợp chân, tay, lưng nhịp nhàng nên cha mẹ có thể nhận định rằng các chi đủ khỏe để tập bò.

3.6. Đạp chân mạnh khi nằm sấp

Khi đặt bé nằm sấp, cha mẹ có thể thấy trẻ thích duỗi thẳng hai chân đạp mạnh để đẩy người đi về phía trước. Ngoài ra, trẻ cũng gấp và duỗi hai chân thuần thục khi ở tư thế nằm ngửa. Đây là những dấu hiệu trẻ sắp biết bò phổ biến mà phụ huynh nên chú ý.

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Khi sắp biết bò, trẻ có xu hướng đạp chân mạnh khi nằm sấp để đẩy người tiến về phía trước.

3.7. Các dấu hiệu khác

Bên cạnh các dấu hiệu trên, cha mẹ có thể nhận biết trẻ sắp biết ngồi thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Chống đầu gối xuống sàn.
  • Bé trở nên hiếu động hơn.
  • Trẻ nhìn xung quanh phòng khi đang nằm sấp, thậm chí nhìn vào những vật ở xa.
  • Bé tỏ ra thích thú khi được hỗ trợ tập bò.
  • Trẻ biết đu đưa thân mình theo hướng tiến hoặc lùi.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

4. Bí kíp giúp bé bò nhanh hơn cha mẹ nên lưu ngay

Sau khi biết bé mấy tháng biết bò, hẳn cha mẹ cũng muốn biết có cách nào hỗ trợ con đạt được cột mốc phát triển này thuận lợi. Dưới đây là một số bí quyết giúp bé tập bò nhanh mà phụ huynh nên ‘bỏ túi’:

  • Tạo không gian thoáng đãng, an toàn giúp bé di chuyển thuận lợi bằng cách dọn dẹp sàn nhà, che chắn góc bàn, bọc ổ điện.
  • Cha mẹ có thể đặt đồ chơi nhiều màu sắc ở ngoài tầm với cho con bò tới để lấy. Phụ huynh cho con thực hiện mẹo này 5 - 6 lần/ngày, mỗi lần không quá 10 phút.
  • Để con biết bò thuần thục, cha mẹ hãy tập cho con cách phối hợp tốt tay và chân. Theo đó, cha mẹ hãy khuyến khích con lắc mạnh tay, đầu gối hàng ngày để cảm nhận rõ cơ tay và cơ chân.
  • Cha mẹ giúp trẻ tăng cường sức mạnh vùng đầu, cổ, vai bằng cách nằm sấp trên bụng mình và trò chuyện vài phút (mỗi ngày thực hiện vài lần).
  • Phụ huynh giúp bé rèn luyện cơ tay, lưng và chân bằng cách cho con tập chống đẩy. Cụ thể, cha mẹ đặt con trên mặt phẳng êm ái, sau đó khuyến khích trẻ tự mình chống tay và nâng đầu dậy (mỗi lần kéo dài vài phút).

Cách giúp bé bò nhanh hơn

Mẹ cho bé nằm sấp và khuyến khích con tự chống tay nâng cơ thể lên, góp phần tập bò tốt hơn

5. Làm thế nào để giữ an toàn khi bé tập bò?

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tập bò, mẹ hãy lưu ý một số điều sau:

5.1. Bảo vệ môi trường an toàn cho trẻ 

  • Các ngăn tủ: Cha mẹ cần lắp các chốt và khóa an toàn cho các ngăn tủ, đặc biệt là tủ đựng dao kéo, nước giặt tẩy, thuốc uống,...
  • Cầu thang: Sử dụng rào chắn ở đầu và cuối cầu thang để con không ngã nhào xuống cầu thang khi bò.
  • Các ổ cắm điện: Bịt kín ổ cắm điện bằng các loại nắp chuyên dụng để con không chạm tay vào. 
  • Các góc nhọn: Cha mẹ sử dụng tấm chắn cao su che chắn các góc nhọn của vật dụng như bàn, ghế, tủ,... 
  • Vật nặng, kích thước to: Phụ huynh nên cố định các đồ vật nặng hoặc có kích thước to như tivi, giá sách, tủ quần áo,... để tránh đồ vật ngã trúng bé.
  • Cửa sổ: Sử dụng tấm chắn hoặc lưới chắn cho cửa sổ để phòng ngừa trường hợp con té ngã ra ngoài.

5.2. Luôn quan sát các bé khi tập bò

  • Luôn quan sát bé khi con khám phá xung quanh, vì chỉ một chút lơ là cũng có thể dẫn đến tai nạn.
  • Thiết lập một khu vực an toàn cho bé tập bò, có thể sử dụng cũi chơi hoặc rào chắn để ngăn bé tiếp cận những nơi nguy hiểm.
  • Khuyến khích bé khám phá an toàn và dạy con tránh xa các khu vực như nhà bếp, phòng tắm khi không có sự giám sát.

Mỗi bé có tốc độ phát triển riêng, vì vậy ba mẹ không nên so sánh con với trẻ khác. Nếu bé chậm hơn so với mốc thông thường, hãy kiên nhẫn theo dõi và hỗ trợ con bằng cách tạo môi trường vận động phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo thực đơn đầy đủ dưỡng chất như đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ bé phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe và có đủ năng lượng cho các vận động mỗi ngày.

Xem thêm: Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mau lớn, phát triển tốt

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ đừng quên bổ sung sữa phù hợp để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường đề kháng cho bé, giúp bé học hỏi và phát triển tốt hơn trong giai đoạn tập bò. Trường hợp bé uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp con phát triển tối ưu mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt.

Glico ICREO Balance Milk - Đồng hành cùng con đạt được các cột mốc năm đầu đời

Glico ICREO luôn theo đuổi tiết lý nuôi dưỡng bé một cách tự nhiên, gần gũi nhất với mẹ. Vì thế, phiên bản Glico ICREO Balance Milk dành cho bé từ 0 - 12 tháng tuổi được chăm chút để cung cấp ĐÚNG dưỡng chất và ĐỦ liều lượng dinh dưỡng giúp con yêu phát triển đúng giai đoạn mà không gây áp lực cơ thể non nớt.

Sữa Glico ICREO Balance Milk nổi bật với chiết xuất dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản chứa axit béo α-linolenic, có khả năng tự tổng hợp và chuyển hóa thành DHA giúp bé phát triển trí não tinh anh. Song song đó, sản phẩm còn có kết hợp giữa bộ đôi Sắt - Vitamin C và bộ ba Vitamin D - Canxi - Photpho góp phần phát triển não bộ, tái tạo máu và cấu trúc xương. Nhờ đó con yêu không chỉ phát triển trí não tối ưu mà còn cao lớn, khỏe mạnh.

Balance Milk bổ sung dưỡng chất cho bé tập bò

Sữa Glico ICREO Balance Milk sở hữu nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp bé phát triển toàn diện để đạt được các cột mốc quan trọng.

Chưa dừng lại ở đó, Glico ICREO Balance Milk ‘ghi điểm’ bởi hương vị ngọt thanh, 5 loại Nucleotides, thành phần GOS, Axit Palmitic cùng nhiều dưỡng chất được tinh chỉnh cân bằng, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Để khám phá chi tiết thành phần của Glico ICREO Balance Milk mẹ có thể truy cập thêm TẠI ĐÂY

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Làm gì để hỗ trợ trẻ tập nói tốt?

6. Khi nào bé chưa biết bò cần đến bác sĩ khám?

Mỗi bé sẽ có mốc phát triển khác nhau, và một số bé có thể bỏ qua giai đoạn bò chuyển sang đi và phát triển bình thường. Do đó cha mẹ không phải quá lo lắng khi trẻ chưa biết bò. Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu bất thường sau, cha mẹ cần sớm đưa bé đi thăm khám với bác sĩ:

  • Trẻ được 1 tuổi nhưng vẫn chưa biết bò, đứng hay đi.
  • Trẻ không cố gắng hoặc không thể sử dụng hai cánh tay và chân để bò, lăn, đứng, trèo,...

Với những chia sẻ trên, hẳn cha mẹ đã nắm được thông tin bé mấy tháng biết bò và ‘bỏ túi’ những mẹo để hỗ trợ con trong giai đoạn này. Tốt nhất, phụ huynh hãy tạo môi trường an toàn và luôn đồng hành đến khi con yêu học được cách bò thuần thục nhé.

Nguồn tham khảo:

1. Pampers. When Do Babies Start Crawling (Đã truy cập 01 04 2025).

2. Ban biên tập Hello Bacsi. Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và những lưu ý cần nhớ (Đã truy cập 01 04 2025).

Bài viết xem nhiều