1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?
Khi được 3 - 4 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu biết lẫy (hành động lật từ tư thế nằm ngửa thành nằm úp). Đến khoảng 6 - 7 tháng, con có thể chống tay và tự ngồi dậy mà không cần hỗ trợ. Từ 7 - 9 tháng, bé dần ngồi vững và làm chủ được tư thế của mình hơn, qua đó tạo tiền đề cho các cột mốc vận động tiếp theo như trườn, bò và đứng.
Mấy tháng bé biết ngồi? 6 - 7 tháng tuổi là giai đoạn biết ngồi phổ biến của nhiều bé.
2. Em bé mấy tháng biết ngồi được xem là muộn?
Một số bé có thể biết ngồi muộn hơn thời gian dự kiến một chút, nhưng hầu hết không quá 9 tháng. Nếu đến 9 tháng mà bé vẫn chưa thể tự ngồi, kèm theo một số biểu hiện bất thường như tay/chân quá mềm hoặc quá cứng; không thể tự giữ đầu thẳng; con không thể hiện sự thích thú với bất kỳ đồ vật nào;... Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng hỗ trợ phù hợp.
3. Em bé học ngồi như thế nào?
Quá trình học ngồi của bé diễn ra theo từng giai đoạn, gắn liền với sự phát triển thể chất và khả năng kiểm soát cơ thể:
- 3 - 4 tháng tuổi: Con biết cách lẫy - hành động lật từ nằm ngửa thành nằm úp của trẻ, là nền tảng quan trọng cho việc học ngồi.
- Đến 5 - 6 tháng: Trẻ bắt đầu chống hai tay để nâng ngực, đầu lên cao. Trong giai đoạn này, nếu được đặt ở tư thế ngồi thì con có thể ngồi được nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Cha mẹ cần ở bên cạnh để hỗ trợ hoặc đặt gối ở xung quanh để tránh con bị ngã.
- 6 - 7 tháng tuổi: Bé cố gắng nâng cả người dậy để ngồi, nhưng vẫn phải chống tay và người hơi nhoài về trước để giữ thăng bằng. Lúc này, cơ thể bé vẫn còn hơi nghiêng về phía trước.
- 7 - 9 tháng tuổi: Bé có thể tự ngồi vững mà không phải nhờ cha mẹ hỗ trợ. Thậm chí, con có thể xoay người trong khi ngồi để nhìn hoặc lấy đồ chơi xung quanh mình.
Bé mấy tháng biết ngồi? Khi bước vào tháng thứ 9, bé có thể ngồi vững vàng mà không phải nhờ sự hỗ trợ của cha mẹ.
4. Áp dụng một số mẹo hữu ích giúp trẻ học ngồi nhanh
Để bé yêu nhanh thạo việc ngồi, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo sau:
4.1. Cho bé tập nằm sấp
Tư thế nằm sấp giúp tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cổ. Điều này sẽ giúp con giữ thăng bằng tốt hơn, từ đó tập ngồi dễ dàng và nhanh chóng. Để thực hiện mẹo này, mẹ hãy đặt bé nằm sấp trên bụng mình rồi trò chuyện; hoặc cho con nằm sấp và chơi trên thảm sạch ít nhất 2 - 3 lần/ngày.
4.2. Tạo điểm tựa lưng vững chắc để trẻ học ngồi
Việc tạo điểm tựa giúp bé làm quen với tư thế ngồi, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ lưng, giúp con ngồi vững nhanh hơn. Theo đó, mẹ có thể kẹp 2 chân bé vào đùi khi ngồi hoặc đặt con trong lòng khi ngồi khoanh chân trên sàn. Chú ý, khi tập ngồi mẹ không để lưng con bị vẹo hoặc cong để tránh ảnh hưởng tư thế và sức khỏe về sau.
4.3. Massage cơ thể bé thường xuyên
Massage cho bé thường xuyên là cách đơn giản để hỗ trợ cơ bắp phát triển, từ đó giúp con học ngồi nhanh hơn. Mẹ có thể massage cơ thể trẻ lúc vừa thức dậy, trong lúc tắm hoặc trước khi đi ngủ. Các động tác cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi để bé cảm thấy thư giãn, thoải mái mà không bị đau hay khó chịu.
4.4. Luôn dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để tập ngồi
Nhằm giúp con biết ngồi nhanh hơn, mẹ hãy dành một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để tập ngồi cho trẻ. Ban đầu, mẹ có thể hỗ trợ con ngồi dậy bằng cách đỡ nhẹ phần lưng và đầu trẻ. Khi bé quen dần, mẹ hãy khuyến khích con tự nâng cao thân mình và giữ đầu thẳng, giúp bé cảm nhận lực chống đỡ của mông và chân. Từ đó, trẻ có thể kết hợp tốt các bộ phận để ngồi dậy thuần thục và vững vàng hơn.
Cha mẹ nên dành thời gian cố định mỗi ngày để tập ngồi cùng con.
4.5. Khích lệ tinh thần trẻ
Trong khí bé cố gắng ngồi và vươn tay hay xoay người để lấy đồ chơi, mẹ hãy bên cạnh để khuyến khích và cổ vũ con. Những lời khen ngợi, ánh mắt động viên hay nụ cười của mẹ sẽ tiếp thêm động lực, giúp bé hào hứng và nỗ lực hơn trong quá trình tập ngồi.
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
5. Các bài tập hỗ trợ bé biết ngồi sớm
Bên cạnh các mẹo trên, mẹ có thể áp dụng các bài tập dưới đây để tăng cường sức mạnh cho các cơ giúp bé tập ngồi thuận lợi hơn:
5.1. Bài tập 1
Để tăng cường sức mạnh cơ lưng và bụng, mẹ đặt bé ngồi lên chân theo hướng đối diện. Giữ tay bé và nhẹ nhàng kéo con lên xuống giống như động tác gập bụng.
5.2. Bài tập 2
Mẹ đặt bé nằm sấp và để trống lắc trong tầm nhìn của con. Mẹ lắc trống để con di chuyển đầu về hướng phát ra âm thanh. Lúc này, mẹ di chuyển trống về hướng khác và thực hiện động tác tương tự. Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ cổ, lưng và vai từ đó hỗ trợ con ngồi tốt hơn.
5.3. Bài tập 3
Để tăng cường cơ lưng, mẹ hãy đặt con nằm sấp, để đồ chơi trước mặt bé và từ từ di chuyển sang bên cạnh. Sau đó, mẹ hãy khuyến khích con lấy món đồ chơi đó. Lúc này, bé sẽ cố gắng lăn để đến gần hơn với món đồ chơi.
5.4. Bài tập 4
Để bé ở tư thế ngồi, mẹ nắm tay bé và nhẹ nhàng nâng con dậy. Thực hiện động tác 3 - 4 lần, sau đó nghỉ một vài giây rồi lặp lại bài tập. Cách nãy sẽ giúp cơ lưng, cơ bụng và cơ đùi của con khỏe hơn, hỗ trợ việc tập ngồi thuận lợi hơn.
5.5. Bài tập 5
Với cơ bắp chân, mẹ hãy đặt bé nằm trên một bề mặt mềm như thảm xốp, nệm,... Sau đó, mẹ nhẹ nhàng giữ chân con và nâng lên và thực hiện động tác giống như đạp xe đạp. Thực hiện động tác đạp xe khoảng 5 lần thì cho con nghỉ ngơi vài giây rồi tiếp tục bài tập.
Mẹ cho bé thực hiện động tác đạp xe để tăng cường cơ bắp chân hỗ trợ việc học ngồi tốt hơn.
6. Giải đáp thắc mắc thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp thường gặp về việc tập ngồi của bé. Mẹ hãy tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích, giúp con học ngồi nhanh hơn:
6.1. Có nên dạy trẻ học ngồi bằng ghế tập ngồi không?
Mẹ hạn chế cho trẻ học ngồi bằng ghế tập ngồi. Vì dụng cụ này giới hạn sự vận động của bé, khiến con không thể tự do khám phá thế giới xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của trí não và kỹ năng vận động. Mẹ chỉ nên cho con sử dụng ghế tập ngồi khi thật sự cần thiết. Thay vào đó, mẹ ưu tiên cho con học ngồi một cách tự nhiên bằng các mẹo được gợi ý trong bài.
6.2. Bé 4 tháng ngồi ghế tập ngồi được chưa?
Bé 4 tháng tuổi có thể ngồi (khi được đặt trong tư thế ngồi) nhưng chưa giữ được thăng bằng. Lúc này, cha mẹ có thể tập cho con ngồi ghế tập ngồi. Nhưng mẹ không nên lạm dụng ghế tập ngồi để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
6.3. Bé biết ngồi hay biết bò trước?
Bé sẽ học cách ngồi vào khoảng tháng thứ 6 - 7 và học bò vào tháng thứ 9. Khi biết ngồi, con sẽ học được cách phối hợp các cơ, chi trên cơ thể thuần thục, tạo điều kiện để học bò dễ dàng hơn.
6.4. Tập cho trẻ ngồi sớm có bị gù lưng không?
Nếu trẻ bị ép ngồi khi chưa sẵn sàng có thể gây ra tình trạng gù lưng. Vì khi trẻ chưa sẵn sàng để tự ngồi có nghĩa là xương cột sống của con chưa cứng cáp để giữ toàn bộ cơ thể thăng bằng trong lúc ngồi. Điều này sẽ khiến lưng của trẻ bị cong, lâu dần dẫn đến gù lưng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc ‘Bé mấy tháng biết ngồi’ để hỗ trợ con đúng thời điểm. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giúp bé tập ngồi, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển thể chất và kỹ năng vận động.
Đặc biệt, sữa là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong những năm đầu đời. Nếu bé uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cân bằng – đảm bảo đúng dưỡng chất, đủ liều lượng, giúp bé phát triển tối ưu mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt.
Glico ICREO Balance Milk - ‘Chiến binh’ đồng hành cùng con đạt các cột mốc năm đầu đời
Hiểu được trong năm đầu tiên, cơ thể con yêu đang phát triển và vô cùng non nớt, Glico ICREO đã nghiên cứu và cho ra mắt Glico ICREO Balance Milk - sản phẩm chứa nguồn dinh dưỡng cân bằng, ‘vừa vặn’ với trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi.
Sữa Glico ICREO Balance Milk ‘ghi điểm’ nhờ bổ sung hàng loạt các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Cụ thể, sản phẩm bổ sung 5 ‘chiến binh’ Nucleotides giúp tăng độ cao của lớp nhung mao, ổn định hệ vi khuẩn đường ruột. Kết hợp cùng thành phần GOS giúp tăng lợi khuẩn bifidus cho hệ tiêu hóa bé khỏe hơn; Axit Palmitic tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và nhẹ bụng. Qua đó, mẹ có thể an tâm trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng tối ưu để phát triển toàn diện.
Sữa còn bổ sung chiết xuất dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản có chứa axit béo α-linolenic giúp tự tổng hợp và chuyển hóa thành DHA, hỗ trợ con phát triển trí não tối ưu. Bên cạnh đó, Glico ICREO Balance Milk còn giữ hương vị ngọt thanh dễ chịu, giúp bé yêu dễ dàng ‘kết thân’ trong lần thử đầu tiên.
Có sữa Glico ICREO Balance Milk đồng hành, con phát triển khỏe mạnh từ những năm đầu đời.
>> Bên cạnh Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO còn phân phối 2 dòng sản phẩm khác là Glico ICREO Grow-up Milk, Glico ICREO Learning Milk với các dưỡng chất độc đáo, hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu mỗi giai đoạn. Mời mẹ tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo:
1. BS. Nguyễn Thường Hanh (Hellobacsi). Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách tập ngồi cho bé và lưu ý cần nhớ (Đã truy cập 14 03 2025).
2. Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu (Hellobacsi). Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Trẻ mấy tháng nên tập ngồi? (Đã truy cập 14 03 2025).