Trẻ 8 tháng biết làm gì? Cha mẹ nên chăm sóc con thế nào?

Chỉ mới đây thôi mà con yêu đã được 8 tháng tuổi. Chắc hẳn cha mẹ rất tò mò không biết trẻ 8 tháng biết làm gì để không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc đáng yêu nào. Bài viết sau đây sẽ bật mí những cột mốc con đạt được và cách chăm sóc phù hợp. Cha mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

1. Cân nặng, chiều cao đạt chuẩn của trẻ 8 tháng tuổi

Sự khác biệt rõ nhất ở bé 8 tháng so với khoảng thời gian trước là tăng cân nặng, chiều cao vượt bậc. Bên dưới là số liệu theo chuẩn WHO cho cha mẹ tham khảo:

Chỉ số

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

Bé gái

64 - 73.4

Trung bình 68.7

8.3 - 10.2

Trung bình 7.9

Bé trai

66.2 - 75

Trung bình 70.6

6.9 - 10.7

Trung bình 8.6

* Lưu ý: Nếu con có chiều cao, cân nặng thấp hơn mức trung bình kể trên nhưng trong khoảng và ăn ngon, ngủ ngon thì cha mẹ không nên quá lo lắng.

2. Bé 8 tháng tuổi biết làm gì?

Không chỉ thay đổi về thể chất, so với khi 7 tháng, trẻ 8 tháng còn biết làm nhiều điều khiến cha mẹ bất ngờ như:

2.1. Có thể tự ngồi không cần hỗ trợ

Bé 8 tháng tuổi dễ dàng chuyển từ tư thế nằm sang ngồi. Đồng thời, trẻ cũng biết cách ngồi thẳng lưng, ở tư thế vững vàng, không cần cha mẹ trợ giúp. Đặc biệt, con còn tự chống hai tay về trước khi ngồi để mình không té ngã. 

Xem thêm: Bé mấy tháng biết ngồi? Cách giúp con ngồi vững nhanh

Xem thêm: [Bật mí] Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi hay tập ngồi được chưa?

Em bé 8 tháng tuổi biết tự ngồi

Trẻ 8 tháng có thể tự ngồi dậy mà cha mẹ không phải đỡ lưng như trước.

2.2. Bắt đầu bò loanh quanh 

Một số trẻ 8 tháng tuổi đã biết tự bò loanh quanh. Tuy nhiên, kiểu bò phổ biến của trẻ là bò bằng mông (hay ngồi lết), không phải bằng sự phối hợp giữa cơ tay và cơ chân.

Xem thêm: Bé mấy tháng biết bò? Bật mí dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Xem thêm: Mách mẹ cách tập bò cho bé đúng chuẩn giúp con nhanh biết bò

2.3. Dùng chân với lấy các đồ chơi ở gần mình

Không chỉ có một số kỹ năng vận động thô kể trên, con yêu còn phát triển kỹ năng vận động tinh mạnh mẽ. Vậy bé 8 tháng biết làm gì nữa nhỉ? Dấu hiệu rõ nhất là bé dùng ngón chân của mình chạm vào và kẹp chặt món đồ yêu thích. Ngoài ra, khi ở tư thế nằm ngửa, trẻ rất thích đưa ngón chân lên miệng để mút.

2.4. Có thể hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản từ cha mẹ

Tròn 8 tháng tuổi, trẻ có thể hiểu ý nghĩa và thực hiện một số yêu cầu từ người lớn. Ví dụ, khi mẹ nói “vỗ tay nào”, con yêu biết lấy hai tay đập vào nhau để tạo ra tiếng động. Đồng thời, bé hiểu rõ từ “không” nghĩa là gì. Vậy nên, nếu cha mẹ bảo không, con lập tức dừng hành động mình đang làm lại ngay.

Xem thêm: Trẻ 9 tháng biết làm gì? Mẹo chăm sóc con khỏe, ngoan

2.5. Quay người ngày về hướng có ai đó gọi tên mình

Đến 8 tháng tuổi, bé đã nhận biết rõ tên của mình là gì. Vì vậy, khi nghe thấy ai đó gọi tên, con luôn có phản ứng quay mặt, hướng người về hướng phát ra âm thanh. 

Bé 8 tháng nhận biết rõ tên của mình

Bé 8 tháng luôn có phản ứng quay người ngay về hướng có ai đó gọi tên mình.

2.6. Biết cách sử dụng một số đồ dùng/đồ chơi đơn giản sau khi được hướng dẫn

Ghi nhớ cách dùng đồ vật chỉ sau một vài lần nhìn người lớn thực hiện và thích thú làm theo là đáp án không thể thiếu cho thắc mắc em bé 8 tháng tuổi biết làm gì. Chẳng hạn, khi thấy cha mẹ nhấn nút đỏ trên thiết bị điều khiển từ xa để tắt tivi, con sẽ nhớ rõ điều này và tự thực hiện lại nếu được yêu cầu “tắt tivi”. 

Xem thêm: Top 12 đồ chơi trẻ em thông minh giúp phát triển tư duy

2.7. Bắt chước mọi hành động của người lớn

Bé 8 tháng biết làm gì? Đó là làm theo mọi hành động của người lớn. Ví dụ, sau khi mẹ nghe điện thoại, trẻ cũng cố đưa bàn tay lên tai, vờ nghe cuộc gọi và bi bô như trò chuyện cùng ai đó. Thậm chí, bé bắt chước cả giọng điệu của cha mẹ.

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Làm gì để hỗ trợ trẻ tập nói tốt?

2.8. Biết vẫy tay chào

Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ 8 tháng vẫy tay tạm biệt. Chỉ sau vài lần, con sẽ chủ động giơ tay lên chào người khác kèm theo nụ cười mỉm chi cực đáng yêu nếu cha mẹ bảo rằng “chào cô/chú/chị đi con”. 

2.9. Dễ xúc động hơn

8 tháng tuổi là lúc con bước vào giai đoạn thấu hiểu cảm xúc bản thân và sợ rời xa những gì thân thuộc. Vì đó, cha mẹ nhận thấy trẻ dễ xúc động hơn khi mình không ở cạnh bên, thậm chí là quấy khóc thật lớn. 

Em bé 8 tháng tuổi dễ xúc động hơn

Bé 8 tháng rất sợ cảm giác rời xa nên luôn khóc thật lớn nếu cha mẹ không ở cạnh.

2.10. Phát âm được các âm tiết cơ bản

Khi tìm hiểu trẻ 8 tháng biết làm gì, cha mẹ sẽ bất ngờ vì biết rằng con phát âm được một số âm cơ bản. Chẳng hạn như a, m, d,... Thêm vào đó, một số bé còn nói được “mama”, “baba”.

Xem thêm: Mách mẹ 9 cách dạy bé tập nói nhanh, dễ thực hiện

3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ 8 tháng tuổi

Mẹ hãy chuẩn bị đa dạng thực phẩm ở bữa ăn dặm cho bé 8 tháng, miễn là cung cấp đủ bốn nhóm chất cơ bản (gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất). Tuy nhiên, lúc này, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng chính yếu. Do đó, mẹ đừng quên cho con uống đủ cữ, đủ lượng sữa theo nhu cầu hàng ngày.

Xem thêm: Bé 8 tháng ăn được gì? Gợi ý 8 thực đơn ăn dặm thơm ngon

Với trường hợp mẹ không đủ sữa, tất nhiên có thể cho bé uống sữa công thức. Nhưng cần lưu ý chọn sữa công thức có hệ dinh dưỡng cân đối, chứa các dưỡng chất và hàm lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều này giúp con dễ dàng hấp thu, tạo điều kiện phát triển toàn diện.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Có Glico ICREO Balance Milk, mẹ nuôi con êm bụng, khỏe sức cực nhàn

Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành sữa, Glico ICREO mang đến phiên bản Glico ICREO Balance Milk cho bé 0 - 12 tháng tuổi sở hữu nguồn dinh dưỡng cân bằng, êm dịu, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, sản phẩm kế thừa lợi ích tuyệt diệu từ hành động da kề da đầu đời.

90 phút da kề da là thời điểm quyết định nền tảng sức khỏe của trẻ. Cụ thể, khi da con tiếp xúc da mẹ, mẹ không chỉ giúp trẻ ổn định nhịp tim, huyết áp, cảm xúc; mà còn bổ sung hàng triệu lợi khuẩn. Nhờ thế, trẻ có hệ vi sinh cân bằng để tiêu hóa khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt. Đặc biệt, hành động này còn kích thích cơ thể mẹ sản sinh nhiều kháng thể IgA, IgG và trao cho bé qua dòng sữa mát dịu.

Để trẻ tiếp tục tận hưởng những lợi ích ấy, Glico ICREO chủ động bổ sung 5 loại Nucleotides trong sản phẩm Glico ICREO Balance Milk. Các “chiến binh” Nucleotides này sẽ hỗ trợ bé tăng độ cao nhung mao và thúc đẩy cấu trúc đường ruột hoàn thiện. Đi cùng chất xơ GOS và axit palmitic để trẻ sở hữu “chiếc bụng nhỏ” siêu khỏe, thoải mái ăn uống mà không lo đầy bụng.

Đồng thời, dưỡng chất này còn thúc đẩy cơ thể bé sản xuất nhiều kháng thể IgA và IgG hơn, từ đó xây dựng “hàng rào” đề kháng vững chắc. Kèm theo chất chống oxy hóa mạnh mẽ - beta-caroten (tiền vitamin A) giúp bảo vệ cơ thể bé toàn diện trước tác nhân gây hại từ môi trường và tăng sức chống chịu.

Ngoài ra, chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản độc quyền trên thị trường trong Glico ICREO Balance Milk chứa tiền tố DHA, giúp trẻ phát triển trí não tối ưu, học hỏi điều mới nhanh hơn. Thêm nữa, sữa ứng dụng công nghệ khử muối giúp giảm lượng muối natri, khoáng chất thừa để không hại thận bé. Và hương vị Glico ICREO Balance Milk thanh nhạt (độ đường chỉ 10,3%) nên trẻ dễ làm quen, uống ngon miệng.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

Bổ sung Balance Milk cho bé 8 tháng

Với những thành phần dinh dưỡng kỳ diệu, Glico ICREO Balance Milk giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh tự nhiên.

>> Glico ICREO còn cho ra mắt thêm các phiên bản sữa công thức dồi dào dinh dưỡng khác theo từng giai đoạn phát triển của con. Mời cha mẹ tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.

4. Giấc ngủ của bé 8 tháng như thế nào?

Trẻ 8 tháng tuổi cần ngủ đủ 14  - 15 giờ/ngày. Trong đó, bé sẽ có 2 - 3 giấc ngủ ngắn ban ngày (1,5 - 2 giờ/giấc) và 1 giấc ngủ dài ban đêm. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì thể chất của mỗi bé không giống nhau. Miễn là con khỏe khoắn, vui vẻ thì dù ngủ ít hay nhiều hơn khoảng thời gian này, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Xem thêm: Lưu ngay 11 mẹo giúp bé ngủ ngon - Bí quyết của các bà mẹ Nhật

Xem thêm: Bật mí 10 cách ru bé ngủ nhanh và sâu giấc, mẹ nhàn tênh

5. Nên làm gì giúp trẻ 8 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh?

Sau khi nắm rõ sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, cha mẹ hãy áp dụng những kinh nghiệm cần thiết bên dưới để hỗ trợ con đúng cách:

  • Khuyến khích bé tự bốc, xúc, cầm nắm thức ăn trong các bữa ăn dặm, ăn phụ để rèn luyện cách sử dụng ngón tay thuần thục.
  • Đảm bảo trẻ vui chơi trong không gian an toàn, không có đồ dùng gây nguy hiểm (như đồ sắc nhọn, dễ vỡ,...).
  • Thường xuyên trò chuyện, đọc sách, ca hát giúp trẻ phát triển trí não, cảm xúc và kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả.

6. Giải đáp thắc mắc

Không chỉ quan tâm trẻ 8 tháng biết làm gì, còn rất nhiều câu hỏi mà cha mẹ muốn biết ở giai đoạn này như:

6.1. Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không?

Thông thường, bé mọc 2 chiếc răng cửa trong khoảng 6 - 10 tháng tuổi. Vì vậy, khi thấy trẻ 8 tháng nhưng chưa chọc chiếc răng sữa nào thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

6.2. Bé 8 tháng ăn bao nhiêu cháo?

Mỗi ngày, trẻ 8 tháng tuổi cần ăn 2 - 3 bữa bột hoặc cháo với 200ml/bữa. Trong đó, thịt/tôm/cá, gạo tẻ và rau củ, trái cây khoảng 50 - 60 gram/ngày cũng như dầu/mỡ tầm 15 gram/ngày.

Xem thêm: Gợi ý 8 cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn ngon miệng, dễ làm

6.3. Nên xử trí khủng hoảng ngủ 8 tháng ở trẻ như thế nào?

Khủng hoảng ngủ là tình trạng trẻ khó ngủ sâu giấc và đột nhiên thức giấc vào ban đêm. Lúc này, cha mẹ có thể giúp con dễ chịu hơn bằng cách massage cơ thể nhẹ nhàng trước ngủ, duy trì thói quen đi ngủ cùng một thời gian mỗi ngày, chọn quần áo ngủ thoải mái,...

Xem thêm: Vượt qua tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thế nào?

Bên trên là đáp án trẻ 8 tháng biết làm gì cùng những thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng,  giấc ngủ,... mà cha mẹ không thể bỏ qua. Mong rằng phụ huynh có thể dựa vào đó để thiết kế chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để con phát triển hiệu quả, tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

1. Hellobacsi. Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ (Đã truy cập 21 04 2025).

2. Vinmec. Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho trẻ 7-8 tháng tuổi (Đã truy cập 21 04 2025).

Bài viết xem nhiều