1. Bé 9 tháng nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm là bình thường?
Sau đây là bảng số đo chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 9 tháng tuổi, mẹ tham khảo để đối chiếu với các chỉ số của con mình nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Lưu ý:
- Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
- Nếu con có chiều cao, cân nặng thấp hơn mức trung bình kể trên nhưng trong khoảng và ăn ngon, ngủ ngon thì cha mẹ không nên quá lo lắng.
2. [Giải đáp] Trẻ 9 tháng biết làm gì?
Cùng với sự phát triển về thể chất, bé yêu 9 tháng tuổi của mẹ đã biết làm những hành động đáng yêu như:
2.1. Nhớ rõ vị trí đồ vật yêu thích
Ở cột mốc 9 tháng tuổi, trí não của trẻ có sự phát triển nhanh chóng giúp con có khả năng nhớ lâu hơn. Vì thế, với những đồ vật mình yêu thích, trẻ thường nhớ rất rõ chúng nằm ở đâu. Và khi không thấy món đồ đó ở vị trí cũ, con có thể khóc đòi người thân.
Trẻ 9 tháng có thể nhớ đồ vật yêu thích của mình nằm ở đâu trong nhà.
2.3. Biết kết hợp giọng nói và cử chỉ, hành động trong giao tiếp
Không chỉ biết vẫy tay chào như lúc 8 tháng, bé 9 tháng đã biết kết hợp giọng nói, cử chỉ, hành động khi giao tiếp. Mẹ có thể thấy con biết chỉ tay, vỗ tay hoan hô,... khi tương tác với mọi người xung quanh. Nếu như lúc trước con chỉ biết khóc khi đói thì giờ trẻ có thể đòi ăn bằng cách chỉ tay vào ghế ăn dặm hoặc gọi “mom mom”.
Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Làm gì để hỗ trợ trẻ tập nói tốt?
2.4. Di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia thuần thục
Bé 9 tháng biết làm gì? Nếu khi trẻ 8 tháng tuổi biết tinh nghịch dùng chân để lấy các đồ chơi ở gần mình thì đến 9 tháng tuổi mẹ có thể thấy con di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia một cách thuần thục.
Lúc này, trẻ hào hứng, thích thú khám phá bất cứ món đồ nào trong tầm mắt. Vì thế, cha mẹ nên quan sát kỹ hơn, tránh để những món đồ vật có thể gây tổn thương trẻ trong phạm vi vui chơi của con.
Xem thêm: Trẻ 8 tháng biết làm gì? Cha mẹ nên chăm sóc con thế nào?
2.5. Phản ứng mạnh mẽ khi người thân rời khỏi tầm mắt mình
Trẻ 9 tháng tuổi thường bám mẹ nhiều hơn trước. Vì đến độ tuổi này, bé đã có thể nhớ rõ mặt mẹ, cũng như nhận ra ở bên mẹ luôn cảm thấy an toàn. Do đó, khi thấy mẹ rời khỏi tầm mắt, trẻ sẽ có những phản ứng mạnh mẽ như đưa tay đòi bế, sợ hãi, khóc thét,... Ngoài ra, con cũng thể hiện các biểu cảm yêu, ghét rõ ràng hơn trong giai đoạn này.
2.6. Tạo ra nhiều âm thanh thú vị
Em bé 9 tháng tuổi biết làm gì nữa mẹ biết không? Đó là con bắt đầu ê a nhiều hơn với các âm thanh cao vút, thú vị như “ba ba”, “ma ma ma”. Lúc này, con không chỉ nói được một số âm tiết đơn giản như lúc 8 tháng, mà còn có thể kết hợp nguyên âm và phụ âm để cố bắt chước những từ nghe được từ người thân. Vì thế, cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ về các chủ đề thú vị như đồ vật, con vật, màu sắc,... giúp trẻ bắt đầu học những câu nói đơn giản.
Xem thêm: Mách mẹ 9 cách dạy bé tập nói nhanh, dễ thực hiện
2.7. Thích tự làm mọi thứ một mình
Trẻ 9 tháng tuổi có thể dễ dàng nhặt, cầm nắm các đồ vật nhỏ bé. Vì thế, lúc này trẻ thích tự làm mọi thứ một mình, chẳng hạn như tự ăn, tự cầm bình sữa, bình nước,... mà không cần cha mẹ hỗ trợ như trước.
Vì con thích tự mình làm mọi thứ, mẹ có thể cho trẻ tự cầm đồ ăn để khám phá, tăng hứng thú ăn uống hơn.
3. Chế độ ăn khoa học cho bé 9 tháng tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi đã quen dần với các bữa ăn dặm, nhưng con vẫn cần duy trì bổ sung đủ lượng sữa cần thiết. Cụ thể, thực đơn hàng ngày cả bé cần có 500-600ml sữa cùng với 3 bữa ăn dặm và ba bữa phụ (trái cây, phô mai,...).
Xem thêm: Thực đơn cho bé 9 tháng ăn dặm đủ chất, tăng cân ổn định
Trường hợp trẻ uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cân bằng, dễ tiêu hóa giúp trẻ dễ dàng hấp thu, từ đó hỗ trợ con tăng trưởng đạt chuẩn.
Tin chọn Glico ICREO Balance Milk, mẹ an tâm con êm bụng, khỏe mạnh tăng trưởng
Với niềm yêu thương to lớn dành cho bé yêu, Glico ICREO Việt Nam đã dành trọn tâm huyết suốt hơn 100 năm dài để tạo ra những sản phẩm sữa cân bằng, vừa vặn với thể trạng vẫn còn non yêu của con. Trong đó có sữa Glico ICREO Balance Milk được chăm chút từng thành phần, đảm bảo công thức cân chỉnh, êm dịu giúp con êm bụng, phát triển khỏe mạnh trong 1 năm đầu đời.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Cùng với nguồn dinh dưỡng cân bằng, sữa Glico ICREO Balance Milk còn tiếp nối các lợi ích quý giá từ da kề da. Đây là phương pháp chỉ mất 90 phút da chạm da cùng mẹ ngay sau khi sinh để trẻ nhận được nguồn lợi khuẩn từ cơ thể mẹ. Từ đây giúp con có nền tảng tiêu hóa và đề kháng vững vàng hơn cho hành trình phát triển khỏe mạnh về sau.
Sản phẩm được bổ sung 5 loại Nucleotides giúp làm tăng độ cao lớp nhung mao, hỗ trợ con yêu hoàn thiện đường ruột. Cùng với GOS và axit palmitic giúp trẻ êm bụng, không bị táo bón. Ngoài ra, cũng như da kề da, 5 loại Nucleotides có khả năng sản sinh kháng thể IgA, IgG, kết hợp beta-caroten có tác dụng tăng cường đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.
Không chỉ vậy, sữa Glico ICREO Balance Milk còn được nhiều mẹ tin dùng bởi có thành phần độc quyền - tiền tố DHA chiết xuất từ dầu tía tô trà xanh. Dưỡng chất này giúp trẻ dễ hấp thu, tự động chuyển hóa thành DHA vừa vặn với nhu cầu của trẻ, giúp con phát triển trí tuệ tinh anh. Ngoài ra, sản phẩm còn hội tụ các ưu điểm nổi bật như vị thanh nhạt giúp trẻ dễ làm quen, công nghệ khử muối bảo vệ thận non yếu của con,...
Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Nguồn dinh dưỡng cân bằng, nâng niu “chiếc bụng bé nhỏ” của con, hỗ trợ trẻ chinh phục từng cột mốc phát triển trong 1 năm đầu đời.
>> Hiện sữa Glico ICREO Balance Milk và các sản phẩm chất lượng khác cùng thương hiệu đã có mặt trên website chính thức của Glico ICREO, hoặc mẹ có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc.
4. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 9 tháng
Bên cạnh tìm hiểu trẻ 9 tháng biết làm gì, mẹ cũng cần quan tâm đến đặc điểm giấc ngủ của con trong giai đoạn này để hỗ trợ bé yêu phát triển tốt hơn. Theo đó, so với giai đoạn 8 tháng tuổi, thời gian ngủ của trẻ cũng không thay đổi nhiều, khoảng 14 giờ/ngày. Bên cạnh giấc đêm, con thường ngủ 2 giấc ngắn trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
Xem thêm: Lưu ngay 11 mẹo giúp bé ngủ ngon - Bí quyết của các bà mẹ Nhật
Xem thêm: Bật mí 10 cách ru bé ngủ nhanh và sâu giấc, mẹ nhàn tênh
5. Cách hỗ trợ bé 9 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh, lanh lợi
Sau đây là một số mẹo chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh, mẹ cùng tham khảo nhé:
- Tôn trọng cảm xúc của con: Ở cột mốc 9 tháng tuổi là lúc con thể hiện cá tính rõ hơn. Vì thế, cha mẹ cần tôn trọng cảm xúc và mong muốn của con, đồng thời không nên so sánh con với bé khác để tránh trẻ cảm thấy tự ti.
- Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn: Việc trò chuyện thường xuyên cùng trẻ giúp con phát triển khả năng giao tiếp và gắn kết tình cảm gia đình.
- Tiêm chủng đầy đủ cho bé: Cha mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, theo đúng lịch để giúp trẻ có đề kháng vững vàng hơn. Một số mũi tiêm cần thiết cho trẻ 9 tháng bao gồm: sởi, viêm não Nhật Bản và não mô cầu ACYW-135.
Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi chi tiết, mẹ lưu ngay
Cha mẹ lưu ý đưa bé đi tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ nhé.
Chú ý mọi hành động của con: Trẻ 9 tháng tuổi thường rất hiếu động, thích khám phá xung quanh. Vì thế, để bảo vệ con khỏi các yếu tố gây hại, cha mẹ nên theo dõi, chú ý mọi hành động của con.
6. Câu hỏi thường gặp
Cùng với băn khoăn trẻ 9 tháng biết làm gì, các mẹ cũng có các thắc mắc liên quan khác được giải đáp như sau:
6.1. Em bé 9 tháng tuổi hay la hét do đâu?
Trẻ 9 tháng tuổi hay la hét là do con muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ, hoặc đang “sáng tạo” những âm thanh mới lạ khi chơi đùa. Ngoài ra, hành động này cũng có thể là biểu hiện trẻ đang tức giận, buồn bực.
Xem thêm: Vượt qua tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thế nào?
6.2. Bé 9 tháng tuổi ăn được gì?
Trẻ 9 tháng có thể ăn những loại thực phẩm như cơm nhão (với các thành phần như gạo, thịt, cá, dầu ăn,...), trái cây, phô mai, bánh quy,...
Xem thêm: Bé 9 tháng ăn được những gì? Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng
6.3. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi: Khi nào nên lo lắng?
Cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường ở trẻ 9 tháng tuổi như: Không bập bẹ, chưa biết ngồi vững, bò, không thể đứng dù có sự hỗ trợ, không phản ứng khi được gọi tên,...
Xem thêm: Vì sao trẻ chậm nói? Dấu hiệu và cách cải thiện hiệu quả
Nội dung trên đây chắc hẳn đã giúp cha mẹ biết rõ hơn trẻ 9 tháng biết làm gì. Ở mỗi cột mốc phát triển, con yêu của mẹ sẽ có sự thay đổi trong hành vi, tính cách để lại những dấu ấn khó quên trong ký ức của cha mẹ. Đồng thời, đây cũng là những biểu hiện để cha mẹ nhận biết trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Vì thế, cha mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành và theo dõi từng bước tiến của trẻ, cũng như phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời can thiệp, giúp con phát triển khỏe mạnh, hạnh phúc nhé.
Tài liệu tham khảo:
1. WHO. Child growth standards (Đã truy cập 22 04 2025).
2. Unicef. Your baby's developmental milestones at 9 months (Đã truy cập 22 04 2025).