Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

Bỗng một ngày nọ, mẹ nhận thấy bữa cơm gia đình không còn vui vẻ khi con liên tục từ chối ăn, quấy khóc, thậm chí khó chịu khi thấy thức ăn. Đây có thể là dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ và cũng là mối lo chung của rất nhiều gia đình. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì và làm sao khắc phục giúp bé ăn ngon trở lại? Mời cha mẹ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Trẻ bị biếng ăn tâm lý là tình trạng gì?

Biếng ăn là một dạng rối loạn dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ, trong đó biếng ăn tâm lý là tình trạng bé đột ngột sợ hãi, né tránh hoặc không muốn ăn. Nguyên nhân có thể đến từ áp lực trong bữa ăn, môi trường căng thẳng hoặc những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến việc ăn uống.

Xem thêm: 4 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ & cách khắc phục

2. Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ 

Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ qua các dấu hiệu sau:

  • Bé không hứng thú với thức ăn, quay mặt đi hoặc đẩy chén đĩa ra xa.
  • Trẻ tỏ ra khó chịu, căng thẳng mỗi khi ngồi vào bàn ăn.
  • Trẻ cảm thấy không thoải mái khi mẹ đeo yếm hoặc khi nhìn thấy bát ăn, thậm chí đã khóc mà chưa cần biết sẽ ăn gì.
  • Bé có phản ứng lo lắng, né tránh hoặc thậm chí buồn nôn khi nhìn thấy món ăn.
  • Trẻ lắc đầu không muốn ăn, không chịu há miệng hoặc ngậm thức ăn lâu trong miệng.
  • Trẻ kén ăn, chẳng hạn như chỉ ăn cơm chan nước canh hoặc chỉ ăn trứng, nhưng không ăn hải sản, thịt hay rau xanh.
  • Nhiều trẻ lớn có dấu hiệu biếng ăn tâm lý như tìm nhiều lý do để tránh ăn. Chẳng hạn như giả đau bụng, giả no hoặc cố tình làm đổ hoặc lén bỏ thức ăn đi.

Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ

Trẻ kén ăn, không chịu há miệng, hoặc tìm cách trốn tránh bữa ăn… là những biểu hiện của biếng ăn do tâm lý.

3. Vì sao bé bị biếng ăn tâm lý?

Tình trạng biếng ăn do tâm lý ở trẻ có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị ép buộc tuân theo những quy định cứng nhắc khi ăn, như ngồi yên suốt bữa ăn hoặc buộc ăn hết khẩu phần trong thời gian nhất định.
  • Cha mẹ quát mắng hoặc đánh khi bé không chịu ăn sẽ làm bé sợ hãi và chán ăn.
  • Việc bị kể tội, so sánh hoặc nói xấu trong lúc ăn khiến bé cảm thấy khó chịu, mất hứng thú với bữa ăn.
  • Nếu gia đình xảy ra cãi vã hoặc không khí bữa ăn không vui vẻ, trẻ dễ bị ảnh hưởng tâm lý.
  • Trẻ có thể không muốn ăn do cảm giác lo âu, căng thẳng hoặc không thoải mái về mặt tinh thần.
  • Nếu trong gia đình có người biếng ăn hoặc có thói quen ăn uống kém, trẻ có thể học theo.

Xem thêm: Vì sao trẻ 1 tuổi biếng ăn? 7 cách giúp trẻ 1 tuổi ăn ngoan

4. Hậu quả biếng ăn tâm lý ở trẻ 

Trẻ bị biếng ăn do tâm lý nếu không sớm tìm cách cải thiện, về lâu dài có thể dẫn đến những hệ quả như:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ: Trẻ biếng ăn tâm lý thường không nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vitamin, khoáng chất. Từ đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, làm chậm quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể bị thiếu hụt năng lượng, giảm khả năng miễn dịch và dễ mắc bệnh hơn.

- Tác động không tốt đến tâm lý của trẻ trong tương lai: Biếng ăn tâm lý kéo dài có thể khiến trẻ hình thành nỗi sợ với việc ăn uống, dẫn đến căng thẳng, lo âu mỗi khi đến giờ ăn. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến nhiều trẻ có xu hướng trở nên xa cách, ngại tương tác với người thân.

Hậu quả biếng ăn tâm lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

5. Mách mẹ cách khắc phục tình trạng bé bị biếng ăn tâm lý tại nhà

Dưới đây là những bí quyết khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ, cha mẹ thông thái nên lưu ngay:

5.1. Hình thành thói quen ăn đúng giờ cho trẻ

Phụ huynh nên đặt cho trẻ thời gian ăn cố định mỗi ngày và khoảng cách giữa mỗi bữa nên cách nhau từ 2-3 tiếng. Điều này giúp dạ dày của con có thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn từ bữa trước, nên có cảm giác đói và sẵn sàng đón nhận bữa ăn tiếp theo hơn. Ngoài ra, việc thiết lập giờ ăn khoa học ngay từ nhỏ còn giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ đúng bữa khi lớn.

5.2. Chế biến món ăn phù hợp với tuổi và sở thích của trẻ

Mẹ nên chế biến món ăn đa dạng và phù hợp với độ tuổi, khẩu vị của con. Chẳng hạn như luân phiên cách nấu xào, luộc, hấp, rán,... có hương vị hấp dẫn, sẽ làm trẻ có cảm giác trông chờ vào mỗi bữa ăn, ăn ngon miệng và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm: Hành trình ăn dặm kiểu Nhật: Gợi ý thực đơn chuẩn cho bé yêu

5.3. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn gia đình

Cha mẹ nên tạo bầu không khí vui vẻ, ấm cúng trong bữa ăn gia đình để trẻ cảm thấy thoải mái và kích thích con ăn nhiều hơn. Điều này cũng giúp trẻ thấy được việc ăn uống là hoạt động vui vẻ thay vì một nhiệm vụ bị ép buộc.

Khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Không khí bữa ăn gia đình thoải mái, vui vẻ sẽ làm cho bé cảm thấy hứng thú và kích thích con ăn nhiều hơn.

5.4. Loại bỏ các tác nhân khiến trẻ bị xao nhãng trong bữa ăn

Trong khi ăn, trẻ thường dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như TV, điện thoại hay đồ chơi. Tốt nhất cha mẹ hãy tạo một không gian ăn uống yên tĩnh, không có những yếu tố gây xao nhãng sẽ giúp con tập trung vào ăn uống, tránh nhai không kỹ dễ dẫn đến khó tiêu.

5.5. Cho bé tự xúc ăn hoặc tham gia vào quá trình chế biến

Việc để trẻ tự xúc ăn (thay vì bị ép) sẽ tạo ra không khí thoải mái, giúp trẻ không còn cảm giác áp lực, từ đó cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý hiệu quả. Bên cạnh đó mẹ có thể cho con cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị món ăn, bởi vì cảm giác “được tự tay làm mọi thứ” giúp bé thấy món ăn trở nên đặc biệt, hấp dẫn và muốn ăn hơn.

Glico ICREO Learning Milk (820g)
Glico ICREO Learning Milk (820g)

Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!

525,000VNĐ

5.6. Tránh kéo dài bữa ăn

Bữa ăn kéo dài quá lâu có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn tiếp. Để tránh điều này, cha mẹ hãy đặt một thời gian cụ thể cho mỗi bữa ăn (thường là không quá 30 phút).

5.7. Trang trí món ăn bắt mắt

Trang trí món ăn sao cho đẹp mắt và sinh động là mẹo giúp trẻ hào hứng mỗi khi đến giờ ăn và muốn thưởng thức hơn. Chẳng hạn, mẹ hãy sử dụng rau củ, trái cây để tạo hình các nhân vật hoạt hình, con vật hoặc đồ chơi mà trẻ yêu thích như cơm nắm hình mặt cười, bánh mì tạo hình gấu hoặc rau củ xếp thành hình bông hoa. Đồng thời, mẹ cũng có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm có màu sắc tươi sáng để làm món ăn hấp dẫn hơn như cà rốt (màu cam), rau bina (màu xanh), củ dền (màu đỏ), khoai tây (màu vàng),...

Trang trí món ăn cho bé biếng ăn tâm lý

Bên cạnh đa dạng thực phẩm, mẹ đừng quên sáng tạo trong việc trang trí món ăn sẽ giúp bé thích thú hơn khi đến bữa ăn.

5.8. Bổ sung dưỡng chất cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài việc chế biến những món ăn ngon và phù hợp, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đôi khi, biếng ăn có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt dinh dưỡng, nên việc bổ sung các vitamin, khoáng chất có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng này.

Xem thêm: Điểm danh các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để con đủ chất, chóng lớn?

6. Gợi ý mẹo phòng ngừa biếng ăn tâm lý ở trẻ

Để giúp bé duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và tránh biếng ăn do tâm lý, cha mẹ hãy ‘bỏ túi’ những mẹo sau:

  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, tròn 6 tháng tuổi. Tránh bắt đầu quá sớm hoặc quá muộn để không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, không cho bé ăn quá nhiều để tránh cảm giác no căng, khó chịu, dẫn đến sợ ăn.
  • Không nên ép buộc hay quát mắng ép trẻ ăn. Khi con không còn muốn ăn, cha mẹ nên dừng bữa để tránh tạo áp lực, giúp con giữ tinh thần thoải mái.
  • Mẹ hãy sẵn sàng khen ngợi khi trẻ ăn tốt, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng thú hơn với bữa ăn.

Phòng ngừa biếng ăn tâm lý ở trẻ

Cha mẹ đừng quên khen ngợi khi bé ăn hết phần để con yêu cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn uống.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân với 10 món ngon dễ làm

Xem thêm: Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mau lớn, phát triển tốt

Glico ICREO - Như da kề da, ‘nâng niu’ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho con ăn ngon, hấp thu tốt

Mách nhỏ, bên cạnh việc chuẩn bị bữa chính thơm ngon, cha mẹ đừng quên bổ sung sữa để giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Hãy ưu tiên lựa chọn sữa có nguồn dinh dưỡng cân bằng - nghĩa là đúng chất đủ lượng, nhằm giúp bé tiêu hóa dễ dàng, tránh đầy hơi, khó tiêu. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bé sẽ ăn ngon miệng hơn và duy trì hứng thú với bữa ăn mỗi ngày!

Với mong muốn đồng hành cùng mẹ nuôi dưỡng bé khỏe mạnh hạnh phúc, Glico ICREO nỗ lực hoàn thiện các sản phẩm - không chỉ có nguồn dinh dưỡng cân bằng, mà còn tiếp nối trọn vẹn những tinh túy như cách mẹ trao cho con những lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe tiêu hóa và đề kháng tự nhiên khi da kề da.

Cụ thể, trong các sản phẩm Glico ICREO đều được bổ sung 5 loại Nucleotides có tác dụng làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột, giúp bụng bé êm nhẹ và giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, các Nucleotides còn giúp kích thích sản sinh kháng thể IgA, IgG tăng cường hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch tự nhiên cho bé.

Glico ICREO ngừa biếng ăn tâm lý ở trẻ

Glico ICREO mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng và tự nhiên, giúp bé êm bụng, ăn ngon và hấp thu tốt để phát triển toàn diện.

Bên cạnh đó, Glico ICREO còn ‘ghi điểm’ nhờ bổ sung dầu tía tô xanh Nhật Bản (chứa axit béo α-linolenic) với khả năng tự tổng hợp và chuyển hóa thành DHA - dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển trí não tinh anh. Thành phần này có nguồn gốc từ thực vật nên giúp con dễ tiêu hóa, hấp thu mà vẫn giữ trọn hương vị thơm ngon của sản phẩm.

Xem thêm: DHA có trong thực phẩm nào? 11 lựa chọn an toàn, dễ hấp thu

Đặc biệt, với dòng sản phẩm Glico ICREO Learning Milk - được thiết kế chuyên biệt cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, còn bổ sung thêm Lutein. Đây là dưỡng chất chống oxy hóa hỗ trợ bảo vệ mắt bé khỏi ánh sáng xanh, cho bé thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh.

>> Khám phá chi tiết về các sản phẩm của Glico ICREO TẠI ĐÂY mẹ nhé!

7. Câu hỏi thường gặp

Sau đây là những thắc mắc thường gặp của nhiều bậc cha mẹ về tình trạng biếng ăn do tâm lý ở trẻ:

7.1. Nên cho trẻ có dấu hiệu biếng ăn tâm lý uống men vi sinh không?

Cha mẹ chỉ cho trẻ uống men vi sinh khi có chỉ định của bác sĩ, bởi nếu tự ý sử dụng có thể không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí gây ra những tác dụng không mong muốn đến sức khỏe con yêu.

7.2. Khi nào nên cho trẻ biếng ăn đến gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tình trạng biếng ăn kéo dài. Bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó cải thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả và an toàn.

Nhìn chung, biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể chỉ là một giai đoạn tạm thời trong quá trình phát triển, nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân, kiên nhẫn đồng hành và thấu hiểu để giúp con dần lấy lại hứng thú với bữa ăn, phát triển khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:

1. Bệnh viện nhi Trung ương. Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ (Đã truy cập 20/01/2025).

Bài viết xem nhiều