1. Acid folic là gì? Vì sao mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất này?
Acid Folic (Axit Folic, vitamin B9, Folacin hay Folat) đảm nhiệm nhiệm vụ cấu tạo tế bào hồng cầu và nucleoprotein. Hai “nguyên liệu” này tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp DNA và các loại acid amin thiết yếu. Nhờ đó, cơ thể con người hoạt động và phát triển ổn định.
Phụ nữ chuẩn bị có thai, xuyên suốt thai kỳ và sau khi kinh là đối tượng nhất định phải bổ sung Acid Folic thường xuyên, đúng liều lượng. Vì dưỡng chất này mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể mẹ và em bé như sau:
- Đối với mẹ bầu:
- Giảm nguy cơ thiếu máu, sinh non, sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai,...
- Hạn chế tỷ lệ loãng xương và suy giảm trí nhớ sau sinh.
- Đối với thai nhi:
- Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Giảm thiểu khả năng mắc các bệnh lý về não bộ, tim, môi và chân tay ở trẻ như nứt đốt sống, vô sọ, hở hàm ếch,...
Xem thêm: 10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ nên biết
Axit Folic là dưỡng chất đặc biệt quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi.
2. Bật mí hàm lượng acid folic cho bà bầu
Nhu cầu acid folic của phụ nữ mang thai (trước và trong suốt thai kỳ) cao gấp 4 lần so với người bình thường. Trong đó:
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai: 400 μg/ngày.
- Phụ nữ đang mang thai:
- Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu: 400 μg/ngày.
- Lượng axit folic cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng giữa: 600 μg/ngày.
- Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng cuối: 600 μg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 500 μg/ngày.
3. Cách bổ sung axit folic cho bà bầu hiệu quả
Sau đây là những hướng dẫn cách cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết mà bà bầu không thể bỏ qua:
3.1. Tăng cường các thực phẩm chứa acid folic:
Một cách bổ sung acid folic cho bà bầu lý tưởng là thông qua thực phẩm. Điển hình như các loại rau (rau chân vịt, rau bina, bông cải xanh,...), các loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan,...), các loại hoa quả (như cam, bưởi, quýt,...), lòng đỏ trứng, sữa và chế phẩm từ sữa,... Theo đó, mẹ cân nhắc thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau, miễn là tươi ngon và chế biến chín kỹ để tận hưởng axit folic cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác.
Xem thêm: [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?
Có rất nhiều thực phẩm giàu axit folic phù hợp với mẹ bầu là ớt chuông, cam, quýt,...
3.2. Sử dụng thực phẩm chức năng theo chỉ định từ bác sĩ:
Với nhu cầu bổ sung acid folic cao như phụ nữ trước và trong thai kỳ, những thực phẩm này có khả năng chưa đáp ứng đủ hàm lượng cơ thể cần. Vì vậy, bà bầu hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Nhưng mẹ lưu ý rằng phải dùng đúng theo chỉ định bác sĩ, vì nếu quá liều (trên 1 mg/ngày) sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
4. Một số lưu ý quan trọng khi bổ sung acid folic cho bà bầu
Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, dưới đây là một số điều mẹ không thể bỏ qua khi tự bổ sung axit folic:
- Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, uống đủ nước trong lúc sử dụng thực phẩm chức năng/viên uống chứa axit folic để tránh táo bón.
- Bà bầu cân nhắc cung cấp acid folic bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau thay vì chỉ tập trung vào một số loại nhất định nhằm hạn chế thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu khác.
- Mẹ bầu không sử dụng viên uống bổ sung axit folic với trà, đồ uống có ga, caffein, rượu,... bởi sẽ giảm khả năng hấp thu của cơ thể.
- Bà bầu tránh đun nấu thực phẩm có acid folic quá lâu và ở nhiệt độ cao vì có khả năng làm mất dưỡng chất này.
Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
5. Câu hỏi thường gặp
Không chỉ quan tâm đến hàm lượng acid folic cho bà bầu, bên dưới là đáp án cho một vài câu hỏi liên quan khác:
5.1. Nên bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu bằng những thực phẩm nào?
Mẹ bầu 3 tháng có thể bổ sung dưỡng chất này bằng một số thực phẩm phù hợp như các loại đậu, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, các loại hạt,... Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ dị ứng, mẹ hãy chủ động tham vấn ý kiến bác sĩ cẩn thận về chế độ dinh dưỡng thích hợp với mình.
Xem thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ
5.2. Bà bầu uống thừa axit folic có sao không?
Câu trả lời là CÓ. Cơ thể mẹ thừa acid folic sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn hoạt động hệ thần kinh, buồn nôn, mệt mỏi, táo bón,... Hơn nữa, đối với trẻ, nhận quá nhiều axit folic có thể khiến con kém hấp thu dưỡng chất, rối loạn tâm lý,...
5.3. Nên bổ sung acid folic cho bà bầu vào thời gian nào trong ngày?
Đối với thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung axit folic, thời điểm tốt nhất để các mẹ sử dụng là sau bữa ăn 30 phút hoặc trước khi ngủ 2 tiếng. Điều này giúp dạ dày dễ chịu, hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
Bà bầu nên uống viên bổ sung acid folic cùng nước lọc, sau bữa ăn.
Trên đây là hàm lượng acid folic cho bà bầu trước khi mang thai và theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Qua đó, mẹ hãy chủ động bổ sung đúng liều lượng, đúng cách để cơ thể mẹ khỏe, con tăng trưởng tốt.
Và có thể mẹ chưa biết, không chỉ acid folic, DHA cũng là một dưỡng chất không thể thiếu nếu mẹ muốn nuôi dưỡng trí não của bé tối ưu vào những năm đầu đời. Từ đó tạo điều kiện để bé phát triển tư duy, cảm xúc nhạy bén. Vì vậy, song song bổ sung acid folic, mẹ cũng cần bổ sung DHA trước, trong và sau thai kỳ nhé.
Xem thêm: DHA có trong thực phẩm nào? 11 lựa chọn an toàn, dễ hấp thu
Còn đối với bé, khi chào đời, mẹ hãy cho con tích cực uống sữa mẹ theo nhu cầu để nhận đủ DHA cần thiết. Trong trường hợp không đủ sữa, mẹ có thể dùng sữa công thức có bổ sung DHA cho bé, nhưng cần lưu ý chọn sản phẩm công thức êm dịu với hệ tiêu hóa, hương vị gần gũi. Nhờ thế, trẻ hấp thu dinh dưỡng, làm quen sản phẩm dễ dàng.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Glico ICREO Balance Milk êm dịu như da kề da, cho con êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên
Glico ICREO Balance Milk là “món quà dưỡng chất” thương hiệu Glico ICREO luôn mong muốn tặng cho bé 0 - 12 tháng tuổi. Sản phẩm không chỉ chứa tiền tố DHA với lượng vừa vặn cho nhu cầu của trẻ hàng ngày, mà còn tiếp nối tác dụng hữu ích của da kề da.
Trong đó, Glico ICREO Balance Milk chọn axit béo α-linolenic (tiền tố DHA) chiết xuất từ dầu tía tô xanh Nhật Bản độc quyền. Lý do là thành phần này sẽ được cơ thể bé hấp thu chỉ một lượng vừa đủ, không dư thừa để phát triển trí não nhạy bén, thông minh. Đồng thời, chiết xuất dầu tía tô xanh cũng không ảnh hưởng đến vị của sữa, mà còn giúp sữa có hương thơm thoang thoảng, dễ chịu.
Ngoài ra, sữa Glico ICREO Balance Milk còn giúp tiếp nối những lợi ích của da kề da trong việc tăng cường sức khỏe đường ruột và đề kháng của trẻ. Sữa bổ sung 5 loại Nucleotides quan trọng (AMP, GMP, CMP, IMP và UMP). Dưỡng chất này đi kèm Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) và chất xơ GOS luôn “sát cánh” cùng trẻ xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điều này giúp trẻ ăn uống ngon miệng, hấp thu dưỡng chất hiệu quả mà không bị đầy bụng, khó tiêu.
Không chỉ vậy, Glico ICREO kết hợp Nucleotides và beta-carotene (tiền tố vitamin A) kích thích cơ thể tạo kháng thể IgA, IgG. Vì vậy, trẻ sở hữu “tấm chắn” đề kháng vững vàng, giảm nguy cơ ốm vặt và nhiễm trùng.
Đặc biệt, sản phẩm ứng dụng công nghệ khử muối độc đáo nhằm giảm lượng muối Natri, khoáng chất thừa,... để hạn chế áp lực lên thận con khi dùng sữa.
Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả
Glico ICREO Balance Milk có hệ dinh dưỡng phong phú, hàm lượng cân đối giúp trẻ phát triển vượt trội.
>> Bên cạnh Glico ICREO Balance Milk, thương hiệu cũng có các sản phẩm phù hợp với nhu cầu cần thiết cho bé 1 - 3 tuổi và trên 3 tuổi phát triển khỏe mạnh. Mời mẹ tham khảo thêm thông tin về từng sản phẩm tại đây!
(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Nguồn tham khảo:
1. Bệnh viện Tâm Anh. Acid folic (Vitamin B9): Công dụng, liều dùng và các tác dụng phụ (Đã truy cập 29 04 2025).
2. Bệnh viện Tâm Anh. Bổ sung acid folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ? Khi nào cần uống? (Đã truy cập 29 04 2025).
3. Bệnh viện Tâm Anh. Bà bầu uống thừa axit folic có sao không? Có nguy hiểm gì không? (Đã truy cập 29 04 2025).