1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với bà bầu 3 tháng đầu
Dinh dưỡng 3 tháng đầu là nền tảng giúp thai nhi tăng trưởng tốt trong 6 tháng còn lại. Đồng thời, điều này cũng hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh sau khi chào đời. Vì thế trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt bổ sung nhiều vitamin - khoáng chất như sắt, axit folic, canxi, vitamin D,... hơn bình thường.
Xem thêm: Hàm lượng bổ sung acid folic cho bà bầu & lưu ý cần biết
Thêm nữa, ở thời gian này, nhiều mẹ bầu gặp các vấn đề như ốm nghén, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,... Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng lại tăng cao so với trước, khoảng 1.800 - 2.350 kcal/ngày. Do đó, thực đơn cho mẹ bầu cần được thiết kế, khoa học sao cho không gây áp lực với mẹ bầu và vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Xem thêm: 10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ nên biết
2. Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Dưới đây là mẫu thực đơn căn bản mà mẹ bầu 3 tháng có thể tham khảo và áp dụng:
Xem thêm: Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa đủ chất và lưu ý
3. Bỏ túi các món ăn bổ dưỡng, phù hợp với thể trạng mẹ bầu 3 tháng
Sau đây là cách chế biến một số món ăn thơm ngon trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu:
3.1. Thịt kho trứng
Nguyên liệu: Thịt ba chỉ/thịt ba rọi heo (lợn), trứng vịt, hành tím, tỏi, gia vị, dầu ăn.
Cách làm:
- Ướp thịt: Mẹ rửa sạch thịt, thái miếng vừa ăn và ướp cùng chút gia vị, hành tỏi băm.
- Kho thịt: Mẹ bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi. Sau đó, mẹ cho thịt vào đảo đều tay. Đến khi thịt săn lại, mẹ cho nước vào. Lúc nước sôi, mẹ thêm trứng đã luộc chín vào, nêm nếm gia vị và kho thêm vài phút nữa.
- Trình bày: Mẹ cho thịt kho trứng ra đĩa và dùng với cơm nóng.
Dinh dưỡng món ăn: Thịt kho trứng chứa chất đạm và chất béo giúp mẹ bổ sung năng lượng kịp thời. Ngoài ra, thịt và trứng còn “tiếp thêm” canxi, sắt hỗ trợ mẹ nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh cũng như hạn chế nguy cơ loãng xương, thiếu máu sau sinh. Vì thế, mẹ hãy lưu ngay công thức kể trên để có một thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu bổ dưỡng, đủ chất nhé.
Xem thêm: Bà bầu ăn gì để con thông minh, sáng dạ? 12 thực phẩm nên ăn
3.2. Canh khoai mỡ nấu tôm
Nguyên liệu: Tôm, hành tím, nước lọc, khoai mỡ, rau mùi tàu, rau ngổ/rau om, gia vị, dầu ăn.
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Mẹ lột vỏ tôm, băm nhỏ. Kế tiếp, mẹ rửa sạch rau mùi, rau ngổ và thái nhỏ. Còn phần khoai mỡ, mẹ gọt vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Nấu canh: Mẹ bắc nồi lên bếp, phi thơm hành rồi cho tôm vào xào sơ. Sau đó, mẹ đổ nước lọc vào và đến khi nước sôi thì thêm khoai mỡ. Lúc này, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn và nấu đến khi nước canh sôi lại.
- Trình bày: Mẹ cho canh ra bát, thêm rau ngò và hạt tiêu.
Dinh dưỡng món ăn: Canh khoai mỡ nấu tôm rất thanh đạm, dễ tiêu nên đây là lựa chọn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu. Hơn nữa, tôm giàu canxi và axit béo omega-3 giúp mẹ xây dựng hệ xương chắc khỏe cùng trí não của thai nhi hiệu quả. Đặc biệt, khoai mỡ chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, anthocyanins,... góp phần cải thiện sức đề kháng tự nhiên, cho mẹ ít cảm vặt.
Xem thêm: [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?
Canh khoai mỡ nấu tôm là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với bà bầu 3 tháng đầu.
3.3. Canh bông cải hạt sen nấu sườn
Nguyên liệu: Súp lơ xanh/bông cải xanh, rau mùi/ngò rí, hành tím, sườn heo (lợn), nước lọc, hạt sen, hành lá/hành hoa, gia vị.
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Mẹ rửa sạch súp lơ, cắt miếng vừa ăn. Tiếp đến, mẹ chặt sườn thành khúc vừa ăn, rồi luộc sơ để loại bỏ chất bẩn. Còn với hành lá, hành tím, mẹ rửa sạch, cắt nhỏ.
- Nấu canh: Mẹ bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tỏi và cho sườn vào xào sơ. Kế tiếp, mẹ thêm nước và đun lửa riu riu đến khi sườn mềm. Sau đó, mẹ thêm hạt sen và bông cải vào, rồi đun lửa riu riu. Sau khi tất cả nguyên liệu mềm hẳn, mẹ nêm nếm gia vị và thêm hành ngò, hạt tiêu.
- Trình bày: Mẹ cho canh ra bát, dùng với cơm nóng.
Dinh dưỡng món ăn: Canh bông cải hạt sen nấu sườn là món ăn lý tưởng cho thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Bởi, bông cải xanh và hạt sen cung cấp nhiều chất xơ, calo, carbohydrate để mẹ hấp thu dinh dưỡng tốt mà không nặng bụng và mang thai nhẹ nhàng, ít mất sức. Thêm vào đó, sườn non không có quá nhiều chất béo nên mẹ không bị ngán, ốm nghén và canxi hỗ trợ nuôi dưỡng hệ xương cho em bé.
Xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì & không nên ăn gì để khỏi nhanh?
3.4. Đậu rồng cà rốt xào mực
Nguyên liệu: Mực tươi, đậu rồng, cà rốt, tỏi, hành tím, gia vị, dầu hào, dầu ăn, nước tương.
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Mẹ rửa sạch đậu rồng, cắt khúc vừa ăn. Kế tiếp, mẹ gọt vỏ cà rốt, rửa sạch rồi bào sợi. Còn với mực tươi, mẹ rửa sạch cắt miếng nhỏ.
- Xào: Mẹ bắc nồi nước lên bếp, đến khi sôi thì cho cà rốt, đậu rồng vào chần sơ, vớt ra rổ để ráo. Tiếp đến, mẹ bắc chảo lên bếp, phi hành tỏi rồi cho mực vào xào sơ, trút ra đĩa. Tiếp theo, mẹ cho cà rốt, đậu rồng đã chần vào xào, ở lửa lớn. Cuối cùng, mẹ cho mực vào chảo lại, rồi nêm nếm gia vị và đảo đều tay.
- Thưởng thức: Mẹ bày thức ăn ra đĩa, thêm chút tiêu và thưởng thức với cơm nóng.
Dinh dưỡng món ăn: Đậu rồng có rất nhiều chất xơ giúp mẹ bầu 3 tháng hạn chế nguy cơ táo bón. Đi cùng với mực sở hữu hàm lượng chất đạm, chất béo cao để mẹ bổ sung năng lượng kịp thời và tránh mệt mỏi, mất sức. Vì vậy, đây là một món ngon, bổ dưỡng nên có ở thực đơn 3 tháng đầu thai kỳ.
3.5. Cơm chiên thịt bò rau củ
Nguyên liệu: Thịt bò thăn, rau mùi/ngò rí, hành lá, cà rốt, tỏi, trứng gà, gạo tẻ, ngô/bắp tươi, đậu cô ve, gia vị, dầu ăn.
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Mẹ rửa sạch thịt bò, băm nhỏ và xào sơ với hành, tỏi băm. Sau đó, mẹ rửa sạch rau mùi, hành lá và thái nhỏ. Với các loại rau củ, mẹ cũng rửa sạch và thái hạt lựu. Kế tiếp, mẹ vo gạo, nấu cơm và khi cơm chín thì cho ra bát, đợi nguội hẳn.
- Trộn cơm: Mẹ đập trứng gà vào cơm nguội rồi thêm gia vị và trộn đều.
- Chiên cơm: Mẹ bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi và xào sơ cà rốt, bắp, đậu cô ve. Sau khi lấy phần rau củ đã xào ra đĩa, mẹ cho phần cơm vào, đảo đều tay đến khi hạt cơm rời, khô. Sau cùng, mẹ cho rau củ, thịt bò vào và xào đến khi chín rồi tắt bếp.
- Trình bày: Mẹ cho cơm ra đĩa, rắc chút tiêu, hành lá và thưởng thức.
Dinh dưỡng món ăn: Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ không thể bỏ qua món cơm chiên thịt bò rau củ. Vì món ăn này có màu sắc bắt mắt, kích thích cảm giác thèm ăn ở mẹ bầu 3 tháng. Cùng với đó, món ăn này cung cấp đầy đủ chất xơ, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất giúp mẹ đủ năng lượng, dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Đặc biệt, trong thịt bò rất giàu sắt hỗ trợ mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
Xem thêm: 12 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên bỏ túi ngay
Cơm chiên rau củ thịt bò là bữa ăn nhanh gọn, dễ nấu cho bà bầu 3 tháng.
4. Lưu ý cần biết khi lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu
Bên cạnh chọn món ăn phù hợp, phụ nữ mang thai còn cần lưu ý một số điều quan trọng sau để thiết kế thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu phù hợp:
- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để mẹ không bị nghén, khó tiêu.
- Đừng quên uống đủ nước hàng ngày nhằm hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, hạn chế táo bón ở thai phụ.
- Tránh tiêu thụ thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, cay nóng,... vì có thể gây đầy bụng, buồn nôn,...
Xem thêm: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hay đói bụng có sao không?
5. Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều chị em còn có một vài thắc mắc khác như:
5.1. Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì?
Những thực phẩm phù hợp với mẹ bầu 3 tháng là thịt, đậu nành, sữa và chế phẩm từ sữa, gừng, cá hồi, măng tây,... Nhưng cần lưu ý mẹ hãy chế biến chín kỹ để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, mẹ hãy hạn chế tiêu thụ hải sản nhiều thủy ngân (như cá ngừ, cá kiếm,...), thịt sống, đu đủ xanh, thơm (dứa), thực phẩm nhiều muối và đường (như đồ muối chua, đồ ngọt,...),...
Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
Bà bầu 3 tháng có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau, miễn là tươi ngon và chế biến chín kỹ.
5.2. Ăn rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?
Các loại rau đều cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu 3 tháng, nhưng không phải loại nào cũng ăn được. Theo đó, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ nên thưởng thức rau củ giàu vitamin C (như ớt chuông, bông cải xanh,...), rau cải, rau chân vịt, cần tây, măng tây, cải xoăn,...
Xem thêm: 12 loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thêm ngay vào thực đơn
Bài viết trên đây đã chia sẻ thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu và gợi ý thêm cách chế biến một số món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Nhìn chung, mẹ có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng dù chọn loại nào thì cũng cần lưu ý rằng thực đơn nên cân bằng dưỡng chất và chế biến chín kỹ, dễ tiêu. Nhờ vậy, mẹ nhận đủ chất, đủ năng lượng cho bản thân để trải qua thai kỳ nhẹ nhàng, thoải mái và nuôi dưỡng thai nhi nhỏ xíu trong bụng thuận lợi. Hơn nữa, việc duy trì các thực đơn bổ dưỡng, khoa học như vậy còn giúp sữa về ổn định sau khi sinh.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Nối tiếp lợi ích da kề da, Glico ICREO Balance Milk giúp bé êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu
Khi mẹ không đủ sữa, hãy an tâm cho bé dùng Glico ICREO Balance Milk (0 - 12 tháng tuổi). Với công thức dinh dưỡng cân đối và tiếp nối những lợi ích tuyệt vời của da kề da, sản phẩm như vòng tay của mẹ bảo vệ con toàn diện trước yếu tố gây hại từ môi trường và có điều kiện phát triển vượt trội.
Xuyên suốt hơn 100 năm nghiên cứu về dinh dưỡng, Glico Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của hành động da kề da sau sinh. Chỉ với 90 phút đầu đời, em bé nhận được hàng triệu lợi khuẩn cùng “chung tay” xây dựng hệ miễn dịch vững chắc và củng cố sức khỏe đường ruột. Thêm vào đó, da kề da còn kích thích cơ thể mẹ sản sinh nhiều IgA, IgG và con yêu sẽ tận hưởng nguồn kháng thể dồi dào này khi bú mẹ.
Da kề da tuy chỉ là một hành động đơn giản nhưng có thể giúp trẻ sở hữu hệ tiêu hóa khỏe, hệ miễn dịch vững vàng.
Glico ICREO Balance Milk nỗ lực kế thừa những lợi ích nổi bật kể trên với 5 loại Nucleotides kỳ diệu. Thành phần này giúp tăng độ cao của lớp nhung mao và hoàn thiện cấu trúc ruột, cùng với chất xơ GOS, axit palmitic liên kết ở vị trí β (OPO) hỗ trợ trẻ cải thiện số lượng lợi khuẩn ở đường ruột. Nhờ đó, con có hệ tiêu hóa khỏe, hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn mà không nặng bung. Ngoài ra, Glico ICREO cũng kết hợp 5 loại Nucleotides và beta-carotene (tiền tố vitamin A) nhằm trang bị cho con “hàng rào” đề kháng vững chắc, hạn chế nguy cơ mắc bệnh vặt hiệu quả.
Chưa kể, Glico ICREO Balance Milk sở hữu tiền tố DHA, từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản độc quyền. Nhờ chọn thành phần từ thiên nhiên như vậy, sản phẩm không chỉ giúp bé nhận đủ lượng DHA cần thiết để hoàn thiện cấu trúc, chức năng não bộ tối ưu; mà còn không thay đổi vị thơm ngon của sữa. Đặc biệt, hương vị ngọt thanh tự nhiên của Balance Milk giúp bé dễ làm quen từ lần đầu nếm. Hơn nữa, sản phẩm ứng dụng công nghệ khử muối giảm lượng natri và muối khoáng dư thừa để không gây hại thận non yếu của bé.
>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về tất cả thành phần trong Glico ICREO Balance Milk và những sản phẩm khác TẠI ĐÂY.
(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Nguồn tham khảo:
1. Glico ICREO. [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé? (Đã truy cập 28 04 2025).
2. Dinh dưỡng Mẹ & Bé. Ngân hàng thực đơn dinh dưỡng (Đã truy cập 28 04 2025).