Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi & cách khắc phục

Không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy bé yêu bỗng quấy khóc, ưỡn người, xì hơi liên tục hoặc bỏ bú… Đây có thể là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi – một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Để tìm hiểu cụ thể hơn về những dấu hiệu của tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả, cha mẹ hãy theo dõi ngay bài viết sau đây.

1. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là thế nào?

Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng là tình trạng khí tích tụ trong đường tiêu hóa, khiến bụng bé căng cứng, khó chịu và hay quấy khóc.

Trong đó, một vài ý kiến cho rằng tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh có liên quan đến hội chứng Colic (hay còn gọi là cơn đau do chướng hơi) - một dạng đau bụng co thắt phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy đều gây quấy khóc và khó chịu, nhưng đây là hai tình trạng khác nhau và cần được phân biệt để xử trí đúng cách.

Đầy hơi khiến bé quấy khóc kèm bụng căng, xì hơi nhiều và thường dịu lại sau khi được ợ hơi hay xoa bụng. Còn Colic lại là cơn khóc dữ dội kéo dài nhiều giờ mỗi ngày, lặp lại trong tuần mà không rõ nguyên nhân, thường không cải thiện dù đã dỗ dành.

2. ‘Bắt mạch’ những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng thường biểu hiện qua nhiều dấu hiệu đặc trưng mà cha mẹ có thể dễ dàng quan sát như:

2.1. Bụng căng tròn, cứng

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là bụng bé trở nên căng tròn, sờ vào thấy cứng hơn bình thường. Đây là kết quả của việc khí tích tụ trong ruột khiến trẻ sơ sinh bị khó tiêu, đầy bụng, khó chịu.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Dấu hiệu dễ thấy nhận khi bé bị đầy hơi đó là bụng căng tròn và cứng hơn bình thường.

2.2. Bé ợ hơi, xì hơi nhiều và có mùi

Trẻ bị đầy hơi thường xì hơi và ợ hơi nhiều hơn so với bình thường. Đôi khi, hơi thoát ra có mùi chua hoặc khó chịu, cho thấy khí bị ứ đọng lâu trong đường tiêu hóa. Đây cũng là những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi dễ nhận thấy nhất mà cha mẹ nên lưu ý.

2.3. Bé quấy khóc, khó chịu

Cảm giác căng tức trong bụng khiến bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc, cong người hoặc vặn mình, nhất là sau khi bú. Một số bé còn có biểu hiện đỏ mặt, siết tay, gồng bụng khi khóc.

Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn? Mách mẹ cách xử lý hiệu quả

2.4. Ngủ không yên, hay giật mình

Do bụng căng tức, bé sẽ khó đi vào giấc ngủ sâu, ngủ chập chờn và dễ giật mình. Tình trạng này kéo dài khiến bé mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh hơn.

2.5. Nôn trớ sau khi bú

Khí dư thừa trong dạ dày có thể khiến bé dễ bị nôn trớ, nhất là sau mỗi cữ bú. Đây cũng là một dấu hiệu mẹ cần lưu ý vì nếu không cải thiện sớm, bé có thể biếng bú và kém hấp thu dinh dưỡng.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay bị trớ do đâu? Cách giảm nôn trớ ở trẻ hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi thường nôn trớ sau bú

Bé bị nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng đầy hơi chướng bụng.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng 

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó chịu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, men tiêu hóa hoạt động chưa ổn định. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng tích khí trong bụng, gây đầy hơi và khó chịu.
  • Ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ: Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, thực đơn của mẹ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm dễ sinh hơi như tỏi, thức ăn cay nóng,… có thể khiến bé bị chướng bụng, đầy hơi.
  • Sữa công thức bé đang dùng bị khó tiêu: Một số loại sữa công thức quá nhiều dưỡng chất không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, có thể gây đầy bụng, khó chịu. Ngoài ra, nếu mẹ pha sữa sai tỷ lệ cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bé, khiến bụng bé tích khí và nôn trớ.
  • Bé nuốt phải nhiều không khí khi bú: Khi bú sai tư thế, ngậm núm vú chưa đúng hoặc bú quá nhanh, bé có thể nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày. Bên cạnh đó, việc cho bé bú quá nhiều một lúc cũng khiến dạ dày bé bị quá tải, dễ gây đầy hơi và chướng bụng.

Xem thêm: Dấu hiệu như thế nào là bé hợp sữa và không hợp sữa công thức?

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng do đâu

Nếu mẹ cho bú không đúng cách sẽ khiến bé dễ nuốt khí gây đầy hơi khó chịu.

4. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên làm gì? Lưu ngay 6 cách sau

Nếu bé bị đầy hơi khó tiêu nhưng vẫn vui vẻ, ngủ bình thường thì không nên quá lo lắng. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản tại nhà giúp bé giảm tình trạng này:

4.1. Massage bụng cho bé giảm đầy hơi

Một trong những câu trả lời cho băn khoăn trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao của nhiều mẹ đó là nên massage bụng cho bé. Theo đó, massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn bé sẽ giúp kích thích nhu động ruột và giải phóng lượng khí dư trong bụng. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện bài tập đạp xe bằng cách cầm 2 chân bé di chuyển lên xuống giúp bé dễ xì hơi, giảm đầy bụng.

Xem thêm: Bật mí cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón dễ đi ngoài

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao

Thực hiện bài tập đạp xe đạp có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa bé hoạt động ổn định hơn, hạn chế đầy bụng.

4.2. Điều chỉnh lại dinh dưỡng của mẹ và bé

Với trẻ bú mẹ, khẩu phần ăn của mẹ đóng vai trò quan trọng để cải thiện trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Nếu mẹ đang thắc mắc ‘trẻ sơ sinh bị đầy hơi, mẹ nên ăn gì’, hãy ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu, ít sinh khí như cháo, khoai lang, rau xanh, sữa chua… và hạn chế đồ cay nóng, bắp cải, đậu, hành tỏi.

Với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên tìm hiểu và chọn loại sữa có nguồn dinh dưỡng cân bằng, đủ lượng - đủ chất, êm dịu với hệ tiêu hóa của con và nhẹ bụng. Từ đó giúp bé hấp thu tốt, hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc.

Xem thêm: Mách mẹ cách chọn sữa công thức cho bé khỏe bụng, hấp thu tốt

Glico ICREO Balance Milk - Nguồn dinh dưỡng ‘vàng’, êm dịu với hệ tiêu hóa bé như cách mẹ nâng niu da kề da

Suốt hơn 100 năm qua, Glico ICREO luôn kiên định với triết lý nuôi dưỡng tự nhiên – tôn trọng sự phát triển của trẻ theo cách gần gũi nhất với mẹ. Hành trình ấy không chỉ là nghiên cứu mà còn là lan tỏa những phương pháp chăm sóc tự nhiên, điển hình như da kề da. Khoảnh khắc da kề da đầu đời – hơn cả một cái ôm dịu dàng, đó là ‘liều thuốc vàng’ cho sức khỏe khởi đầu của bé.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Theo thống kê, phương pháp da kề da đã cứu sống hơn 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm, trẻ ít quấy khóc hơn 50% so với trẻ không tiếp xúc. Chỉ trong 90 phút đầu sau sinh, khi được áp vào lồng ngực mẹ, bé không chỉ được ổn định thân nhiệt một cách tự nhiên mà còn tiếp xúc với hệ vi sinh có lợi, từ đó tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng sinh kháng thể IgA và IgG trong sữa mẹ truyền sang con và giảm nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh.

Phương pháp da kề da

Hiểu được tầm quan trọng của sự gắn kết mẹ và bé, sản phẩm sữa Glico ICREO Balance Milk tiếp nối những giá trị tuyệt vời của da kề da bằng công thức êm dịu, giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu tốt và tăng cường đề kháng tự nhiên ngay từ những năm tháng đầu đời.

Cụ thể, sản phẩm bổ sung 5 loại Nucleotides hỗ trợ tăng kháng thể IgA, IgG củng cố hàng rào miễn dịch, bảo vệ con khỏi tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, Nucleotides còn tăng độ cao lớp nhung mao ruột, hoàn thiện hệ tiêu hóa, giúp bụng bé khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, sữa còn có sự góp mặt của chất xơ GOS và axit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) giúp bé con tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt dưỡng chất, nhẹ bụng và không táo bón.

Balance Milk cho trẻ sơ sinh êm bụng

Glico ICREO Balance Milk như da kề da sẽ nâng niu hệ tiêu hóa của con, giúp bé êm bụng khỏe sức.

Chưa dừng lại ở đó, Glico ICREO Balance Milk còn chứa tiền tố DHA dầu tía tô xanh Nhật Bản (thương hiệu duy nhất trên thị trường chứa thành phần này), hỗ trợ chuyển hóa DHA tự nhiên đủ lượng theo nhu cầu, giúp bé phát triển trí não tinh anh. Nhờ đó, sữa có mùi thơm dịu nhẹ tự nhiên, không có mùi tanh cho bé uống ngon lành, dễ tiêu hóa và an toàn.

Hơn nữa, sản phẩm còn có hương vị thanh nhạt, giúp con yêu dễ ‘hợp tác’, nhờ sử dụng đường tự nhiên và công nghệ khử muối độc quyền giảm áp lực lên thận của bé.

> Mẹ có thể tìm mua tại hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé trên toàn quốc hoặc mua trực tuyến tại website chính hãng của Glico ICREO!

Xem thêm: [Giải đáp] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?

4.3. Cho trẻ bú đúng tư thế

Nếu trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc, mẹ có thể điều chỉnh tư thế bú để hạn chế việc bé nuốt khí vào dạ dày, giúp con thoải mái và bú hiệu quả hơn. Cụ thể, khi cho bú mẹ nên giữ đầu bé cao hơn bụng, đảm bảo núm vú (hoặc núm bình) luôn đầy sữa và miệng bé ngậm kín không bị hở. 

4.4. Vỗ ợ hơi đúng cách sau khi bú

Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi, bên cạnh điều chỉnh tư thế bú, mẹ cũng nên vỗ ợ hơi cho con đúng cách. Theo đó, sau mỗi cữ bú, mẹ nên bế bé tựa vào vai hoặc đặt bé ngồi nghiêng về phía trước rồi dùng tay vỗ nhẹ lưng con từ dưới lên trên để giúp bé dễ ợ hơi, hạn chế việc trẻ sơ sinh bị đầy bụng hoặc nôn trớ.

Xem thêm: Trẻ đi ngoài phân xanh có sao không? Cách cải thiện hiệu quả

4.5. Chườm nóng vùng bụng của trẻ

Chườm ấm cũng là một trong những đáp án cho băn khoăn trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao. Khi chườm khăn mềm hoặc túi chườm chuyên dụng lên bụng sẽ giúp bé thư giãn và làm dịu cảm giác căng tức. Lưu ý, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của con.

4.6. Một số cách khác

Ngoài những biện pháp trên, khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Cho bé bú lượng vừa đủ, không ép bé bú quá nhiều một lúc.
  • Bổ sung men vi sinh (theo tư vấn bác sĩ) để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Pha sữa đúng tỷ lệ và nhiệt độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh làm rối loạn tiêu hóa của bé.

Pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Mẹ hãy pha sữa theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để góp phần cải thiện tình trạng bé bị đầy bụng, khó tiêu.

5. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng: Khi nào nên đến bác sĩ?

Trong đa số trường hợp, tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh sẽ tự cải thiện sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Bé quấy khóc kéo dài, không dỗ được dù đã áp dụng nhiều cách.
  • Trẻ nôn trớ nhiều, bú kém hoặc bỏ bú hoàn toàn.
  • Đi ngoài bất thường: phân lỏng, có nhầy máu hoặc kèm sốt.
  • Bụng chướng to bất thường, da nhợt nhạt hoặc có biểu hiện mệt lả.
  • Bé không tăng cân hoặc có dấu hiệu sụt cân.

Xem thêm: Trẻ đi ngoài màu xanh đen: Nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả

Tóm lại, việc sớm nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng sẽ giúp cha mẹ có cách chăm sóc phù hợp. Nhờ đó sẽ hạn chế cảm giác khó chịu và tạo nền tảng tiêu hóa khỏe mạnh cho bé ngay từ những tháng đầu đời.

Nguồn tham khảo:

1. Tracy Brown. Infant Gas: How to Prevent and Treat It (Đã truy cập 14/04/2025).

2. Colleen de Bellefonds. Have a Gassy Baby? What to Know About Infant Gas (Đã truy cập 14/04/2025).

Bài viết xem nhiều