1. Khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ là gì?
Khủng hoảng ở tuổi lên 3 là một giai đoạn tự nhiên trong quá trình phát triển tâm lý ở trẻ, thường diễn ra khi bé bắt đầu hình thành ý thức về bản thân và mong muốn được tự lập. Trong giai đoạn này, trẻ có xu hướng bướng bỉnh hơn, thường xuyên chống đối, dễ cáu giận và muốn làm mọi thứ theo ý mình nên khiến cha mẹ khó kiểm soát.
2. Những biểu hiện trẻ đang bị khủng hoảng ở tuổi lên 3
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tình trạng khủng hoảng lên 3 ở trẻ:
- Trẻ thường giận dữ hoặc khóc lóc, la hét vì những điều rất nhỏ như đòi mua đồ chơi, mẹ bắt ngủ trưa hoặc không được ăn món mình thích.
- Trẻ có những hành vi đòi hỏi và không chịu hợp tác, từ chối những yêu cầu của cha mẹ như mặc quần áo, đánh răng, ăn uống hoặc dọn dẹp đồ chơi.
- Luôn muốn làm theo ý mình từ việc chọn quần áo, giày dép đến cách chơi và thời gian đi ngủ.
- Thường xuyên nói ‘Không!’ và thể hiện sự bướng bỉnh.
- Có hành vi tiêu cực để thu hút sự chú ý như ném đồ, nằm lăn ra sàn hoặc hét lớn.
Bước vào giai đoạn khủng hoảng lên 3, trẻ thường quấy khóc, cáu kỉnh vì những điều rất nhỏ.
3. Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trẻ khủng hoảng tuổi ở lên 3 đó là sự thay đổi trong nhận thức, cảm xúc và khả năng giao tiếp của bé. Cụ thể:
3.1. Trẻ muốn khẳng định bản thân
Ở tuổi lên 3, trẻ bắt đầu hình thành ý thức về cái tôi và muốn khẳng định sự độc lập của mình. Trẻ nhận ra rằng mình có thể đưa ra quyết định, có sở thích riêng và không muốn bị người khác kiểm soát. Chính vì vậy, trẻ có xu hướng nói ‘Không!’ nhiều hơn, phản kháng với cha mẹ và khăng khăng làm mọi thứ theo ý mình, ngay cả khi đó là những điều không hợp lý.
3.2. Chưa biết cách diễn đạt nhu cầu của mình
Mặc dù khả năng ngôn ngữ của trẻ lên 3 đã phát triển hơn so với trước, nhưng bé vẫn chưa thể diễn đạt trọn vẹn suy nghĩ và mong muốn của mình. Khi không thể truyền đạt rõ ràng điều mình cần hoặc cảm thấy, con dễ trở nên cáu kỉnh, la hét hoặc có những hành vi tiêu cực như khóc lóc và ăn vạ.
3.3. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu độc lập và năng lực thực tế của trẻ
Trẻ ở giai đoạn này muốn tự làm mọi thứ, từ mặc quần áo, tự xúc ăn đến quyết định hoạt động của mình. Tuy nhiên, khả năng thực tế của bé còn hạn chế, dẫn đến sự thất vọng khi không thể làm được những gì mình mong muốn. Chẳng hạn, trẻ có thể muốn tự rót nước nhưng lại làm đổ, hoặc muốn tự đi giày nhưng không biết cách buộc dây. Sự mâu thuẫn giữa mong muốn độc lập và giới hạn kỹ năng này khiến trẻ dễ cáu gắt, nổi giận hoặc bướng bỉnh hơn.
Trẻ lên 3 rất muốn tự làm mọi thứ nhưng khả năng còn hạn chế, dễ thất vọng khi không đạt được, dẫn đến cáu gắt, khó chịu.
4. Bí kíp xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ
‘Bỏ túi’ những bí kíp xử lý dưới đây, cha mẹ sẽ cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng lên 3 một cách hiệu quả:
4.1. Cha mẹ hãy lắng nghe và công nhận cảm xúc của trẻ
Trẻ 3 tuổi chưa biết cách diễn đạt cảm xúc một cách rõ ràng, vì vậy cha mẹ cần giúp con gọi tên và công nhận những cảm xúc đó. Chẳng hạn như khi trẻ khóc hoặc tức giận, thay vì phản ứng gay gắt, hãy mẹ hãy nói: ‘Mẹ biết con đang buồn vì không được chơi tiếp, nhưng bây giờ đã đến giờ ngủ rồi.’ Điều này giúp con cảm thấy được thấu hiểu và dễ dàng hợp tác hơn.
4.2. Tạo môi trường thoải mái để trẻ bộc lộ cảm xúc
Cha mẹ hãy để trẻ có không gian để thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, thay vì ép con phải kìm nén. Nếu con khóc, hãy để con khóc một lúc rồi nhẹ nhàng an ủi: ‘Mẹ luôn ở đây để giúp con, con có thể nói ra điều mình muốn nhé!’. Khi trẻ biết rằng mình được tôn trọng, con sẽ dễ dàng chia sẻ hơn.
4.3. Cho trẻ có nhiều sự lựa chọn
Trẻ 3 tuổi thích được tự quyết định và làm chủ tình huống. Thay vì ép buộc, cha mẹ có thể đưa ra lựa chọn đơn giản để con tự chọn, ví dụ: ‘Con muốn mặc áo xanh hay áo đỏ hôm nay?’ Điều này giúp trẻ cảm thấy mình có quyền kiểm soát và giảm bớt những cơn mè nheo, cáu kỉnh.
Cho con làm chủ quyết định chẳng hạn như trong việc mặc quần áo để giúp bé cảm thấy mình trưởng thành hơn.
4.4. Hạn chế la mắng và không dùng bạo lực
Những hành động tiêu cực như la mắng hay đánh đòn không giúp trẻ ngoan hơn mà chỉ khiến con sợ hãi, mất tự tin. Do đó, khi con quấy khóc hay phản kháng, cha mẹ hãy hít thở sâu, giữ bình tĩnh và dùng giọng nói nhẹ nhàng để dạy bảo trẻ.
Chẳng hạn như nếu trẻ có hành vi như cắn, đánh hoặc giành đồ chơi của bạn, cha mẹ hãy giúp con hiểu về sự đồng cảm bằng cách nói: ‘Khi con làm bạn đau, bạn sẽ khóc và cảm thấy rất buồn.’ Điều này giúp trẻ nhận thức được hậu quả của hành động và dần biết cách kiểm soát cảm xúc hơn.
Glico ICREO Learning Milk (820g)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!
4.5. Xây dựng nội quy riêng dành cho trẻ
Trẻ 3 tuổi cần có ranh giới rõ ràng để hiểu đâu là hành vi đúng – sai. Vì thế, cha mẹ có thể đặt ra những quy tắc đơn giản và kiên trì nhắc nhở, ví dụ: ‘Sau khi chơi xong, con cần dọn dẹp đồ chơi.’. Đồng thời, mẹ có thể sử dụng bảng khen thưởng để giúp con dễ nhớ và thực hiện tốt hơn.
4.6. Làm gương cho trẻ
Trẻ học hỏi chủ yếu qua quan sát, vì vậy cha mẹ chính là tấm gương quan trọng nhất. Nếu muốn con biết cách kiềm chế cảm xúc, hãy cho con thấy cách cha mẹ xử lý tình huống khi tức giận, ví dụ: ‘Mẹ đang buồn nên mẹ sẽ uống một ly nước và hít thở sâu để bình tĩnh lại.’
Cha mẹ sẽ là tấm gương cho trẻ để học cách kiểm soát cảm xúc, cư xử đúng mực trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3.
4.7. Quan tâm và chú ý đến trẻ nhiều hơn
Đôi khi trẻ cư xử bướng bỉnh chỉ để thu hút sự chú ý. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dành thêm thời gian cho con mỗi ngày dù chỉ là 10 - 15 phút chơi cùng hay đọc sách trước khi ngủ. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương đầy đủ, con sẽ ít mè nheo và cư xử tích cực hơn.
4.8 Ôm ấp để xoa dịu cơn “thịnh nộ” của bé
Những cái ôm giữa mẹ và bé mang đến nhiều điều tích cực. Khi con đang trải qua những cơn khủng hoảng ở tuổi lên 3, những cái ôm của mẹ sẽ có tác dụng giúp bé bình tĩnh hơn.
Mẹ có thể ôm ấp để trấn tĩnh bé, giúp bé vượt qua cơn khủng hoảng khó chịu.
Bên cạnh những cách trên, cha mẹ đừng quên hỗ trợ dinh dưỡng cho con, đảm bảo trẻ có nền tảng thể chất và trí não tốt để vượt qua giai đoạn này. Đối với sữa công thức, cha mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng cân bằng và êm dịu với hệ tiêu hóa của con. Bởi một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, giảm cáu gắt và dễ hợp tác hơn trong giai đoạn khủng hoảng.
Glico ICREO Learning Milk - Êm dịu như da kề da, cùng con vượt khủng hoảng ở tuổi lên 3
Là một thương hiệu sữa sở hữu bề dày kinh nghiệm hơn 100 năm, Glico luôn theo đuổi triết lý nuôi dưỡng bé một cách tự nhiên, gần gũi nhất với mẹ. Vì thế, thương hiệu luôn nỗ lực để lan tỏa và nâng cao nhận thức về những giải pháp nuôi con tự nhiên mang đến những lợi ích thiết thực, trong đó có da kề da - phương pháp đã cứu sống đến 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm.
Chỉ với 90 phút đầu đời khi da kề da, bé được tiếp xúc với hệ vi sinh vật của mẹ, từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và củng cố thêm hệ miễn dịch vững vàng để ngăn vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể bé. Đồng thời, sự tiếp xúc đầu tiên giữa mẹ và con này còn kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG trong giọt sữa vàng, giúp bảo vệ niêm mạc ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp cho bé.
Có thể thấy, 90 phút đầu đời khi da kề là thời điểm quyết định để thiết lập nền tảng sức khỏe vững chắc cho bé. Để tiếp nối những lợi ích quý giá đó, dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò cốt lõi.
Không chỉ sở hữu nguồn dinh dưỡng cân bằng, các sản phẩm Glico ICREO còn được bổ sung 5 loại Nucleotides, giúp kích thích cơ thể bé tự sản sinh kháng thể IgA và IgG, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Bên cạnh đó, Nucleotides làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột và giúp bụng bé êm nhẹ.
Trong thành phần của Glico ICREO còn được bổ sung tiền tố DHA từ lá tía tô xanh Nhật Bản, giúp trí não bé thêm tinh anh. Đặc biệt, tiền tố DHA mà Glico ICREO sử dụng có nguồn gốc thực vật nên giúp bé dễ tiêu hóa và không làm ảnh hưởng đến hương vị của sữa.
Glico ICREO Learning Milk - dòng sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho trẻ từ 3 tuổi trở lên còn bổ sung thêm Lutein. Thành phần này giúp bảo vệ mắt con trước ánh sáng xanh, cho bé thỏa sức khám phá thế giới xung quanh và quên đi những khó chịu, cáu kỉnh trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ.
Glico ICREO Learning Milk chứa nhiều dưỡng chất giúp phát triển toàn diện, hỗ trợ con yêu vượt qua khủng hoảng lên 3 dễ dàng.
>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm chi tiết về các sản phẩm TẠI ĐÂY!
5. Câu hỏi thường gặp
Sau đây là những thắc mắc thường gặp của nhiều cha mẹ liên quan đến tình trạng khủng hoảng lên 3:
5.1. Khủng hoảng ở tuổi lên 3 ở trẻ kéo dài bao lâu?
Tình trạng khủng hoảng của trẻ xuất hiện từ 18 tháng đến 3 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi lên 4. Ngoài ra, mức độ và thời gian kéo dài còn tùy thuộc vào tính cách, môi trường sống và cách xử lý của cha mẹ.
5.2. Cha mẹ tránh làm gì khi trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 3?
Khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng lên 3, cha mẹ cần tránh những điều sau:
- Áp đặt hoặc kiểm soát bé quá mức sẽ khiến con khó chịu hơn.
- Bảo vệ con quá mức sẽ khiến trẻ thiếu tự lập và khó rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
- So sánh bé với người khác sẽ khiến trẻ mất tự tin, dễ cáu gắt hoặc cảm thấy không được yêu thương.
- Phớt lờ cảm xúc của con, vì điều này sẽ khiến con cáu kỉnh và khó chịu hơn.
- Nhượng bộ mọi yêu cầu của trẻ có thể khiến bé trở nên bướng bỉnh và khó kiểm soát cảm xúc hơn.
5.3. Khi nào trẻ bị khủng hoảng lên 3 cần đến bác sĩ?
Khủng hoảng tuổi lên 3 là giai đoạn phát triển bình thường, nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:
- Tình trạng này kéo dài hơn một vài tuần.
- Trẻ luôn trong tình trạng buồn bã, im lặng, xa cách, ít hứng thú với các hoạt động vui chơi.
- Thường xuyên xung đột với cha mẹ, giáo viên hoặc bạn bè.
- Có xu hướng hung hăng, dễ cáu giận và bùng nổ cảm xúc dữ dội.
- Khó tập trung khi chơi, vẽ hoặc tham gia các hoạt động khác.
- Trẻ thường xuyên gặp ác mộng hoặc khó ngủ kéo dài.
Không ai có thể làm cha mẹ hoàn hảo, nhưng mỗi nỗ lực nhỏ bé mỗi ngày đều giúp con cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện. Hãy tận hưởng từng khoảnh khắc bên con, cùng con trưởng thành và biến tuổi lên 3 thành một kỷ niệm đẹp trong hành trình làm cha mẹ!
Nguồn tham khảo:
1. Susanne Ayers Denham, Ph.D. Is there such a thing as "the terrible threes"? (Đã truy cập 14/02/2025)
2. The Australian Parenting Website. Mental health problems in children 3-8 years: signs and support (Đã truy cập 14/02/2025)
3. Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung. Khủng hoảng tuổi lên ba: Cha mẹ cần gì làm gì? (Đã truy cập 14/02/2025)