1. Vì sao bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn?
Một số nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi ăn xong không tiêu, bị nôn liên tục là:
1.1. Khẩu phần ăn mỗi bữa quá nhiều
Nhiều mẹ có tâm lý sợ con đói hoặc thiếu chất nên cố chuẩn bị bữa ăn khẩu phần lớn. Điều này vô tình gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt và phản ứng tự nhiên của dạ dày là đẩy phần thức ăn thừa ra ngoài khiến trẻ nôn.
Nếu ăn quá no thì trẻ 3 tuổi dễ bị nôn trớ, nôn ói vì hệ tiêu hóa bị đầy, không thể chứa hết thức ăn.
1.2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ăn không tiêu và nôn ói ở bé 3 tuổi có khả năng là một trong những dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ còn nhận thấy kèm theo đó con thường xuyên quấy khóc, than đau bụng, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón,...
Xem thêm: 8 nguyên nhân gây táo bón ở trẻ & cách xử trí đúng cho mẹ
1.3. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi trẻ ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc quá hạn sử dụng. Nếu con nôn ói ngay sau ăn từ 2 - 12 giờ kèm theo tiêu chảy, sốt cao,... thì có khả năng bị ngộ độc.
1.4. Trẻ có khiếm khuyết bẩm sinh về đường ruột, dạ dày
Trẻ 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn ói cũng cảnh báo một số khiếm khuyết bẩm sinh ở hệ tiêu hóa. Chẳng hạn như hẹp phì đại môn vị, ruột ngắn, lồng ruột,... Thông thường, ngoài nôn, mẹ còn thấy bé đau bụng dữ dội, người vã mồ hôi, da nhợt nhạt, có máu trong phân,...
1.5. Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày
Nếu trẻ phải dùng kháng sinh liên tục trong nhiều ngày thì hoạt động tiêu hóa bị suy giảm. Cụ thể, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn tới các biểu hiện khó tiêu, đầy bụng và nôn ói sau ăn.
1.6. Dị ứng thực phẩm
Một số bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn chỉ sau khi thưởng thức một hay một vài loại thực phẩm nhất định. Điều này khẳng định rằng con đã bị dị ứng với món ăn đó. Các chất gây dị ứng phổ biến ở trẻ em là sữa, trứng, cá, hải sản, đậu phộng,...
Nếu tình trạng bé khó tiêu, nôn ói chỉ lặp lại khi ăn một loại thực phẩm nào đó thì khả năng con bị dị ứng rất cao.
1.7. Bé bị cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và xử trí. Theo đó, nếu bé thường bị nôn ói sau ăn cũng như bé biếng ăn, mệt mỏi, no, chảy nước mũi/ngạt mũi,... thì mẹ có thể nhận định con đang mắc cảm cúm.
Xem thêm: Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì để tăng đề kháng tự nhiên?
1.8. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những lý do như trên, bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn còn có thể vì:
- Chưa nhai nghiền thức ăn kỹ càng trước khi nuốt.
- Cơ thể không dung nạp tinh bột hoặc đường lactose.
- Say xe, say tàu.
2. Bé 3 tuổi ăn không tiêu và bị nôn có nguy hiểm không?
Nếu trẻ ăn không tiêu, nôn kèm theo triệu chứng nóng sốt, tiêu chảy, da tím tái,... thì có thể đây là những dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Lúc này, tốt nhất, cha mẹ phải ngay lập tức đưa con đến bác sĩ để tìm cách xử trí kịp thời.
Xem thêm: Trẻ bị ói liên tục, không sốt: Nguyên nhân và giải pháp
3. Nên làm gì khi bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn?
Trường hợp bác sĩ xác định bé bị bệnh, phụ huynh chỉ cần thực hiện đúng theo lộ trình điều trị được hướng dẫn. Còn với những nguyên nhân còn lại, cha mẹ hãy giúp trẻ hồi phục sớm bằng những cách sau:
3.1. Trấn an, vỗ về trẻ
Tâm lý lo lắng và căng thẳng càng tăng thì cơn buồn nôn càng dồn dập “ập” đến. Vì thế, mẹ nên chủ động ôm ấp, vỗ về giúp con giữ bình tĩnh và cảm thấy thoải mái hơn.
Mẹ nên kề cạnh để trấn an tinh thần để con cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ốm.
3.2. Cho bé uống đủ nước
Nôn ói liên tục sẽ khiến trẻ mất nước. Do đó, mẹ cần cho bé uống đủ nước ấm và cân nhắc sử dụng thêm dung dịch oresol giúp bù điện giải theo chỉ định của bác sĩ.
Glico ICREO Learning Milk (820g)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!
3.3. Theo dõi dấu hiệu bất thường ở trẻ thường xuyên
Mẹ hãy theo dõi sát sao mọi biểu hiện của bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn. Ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khác lạ như nôn ói kéo dài hoặc mất nước (như môi khô, tay chân lạnh, ít tiểu,...), mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để kịp thời xử lý.
3.4. Không tự ý cho bé sử dụng thuốc
Cha mẹ tuyệt đối không cho con uống thuốc cầm nôn hay cầm tiêu chảy khi chưa có bác sĩ chỉ định. Vì nôn hay đi ngoài liên tục như vậy là “cơ chế phản xạ” tự nhiên của cơ thể để đào thải hết các tác nhân gây hại (như vi khuẩn, virus,...) ra ngoài. Hơn nữa, việc dùng thuốc sai cách còn khiến hệ tiêu hóa giảm khả năng hấp thu, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau này.
3.5. Ưu tiên chế biến thức ăn mềm, lỏng
Đến khi bé bớt nôn hoặc không có dấu hiệu mất nước, mẹ có thể cho bé ăn lại. Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng nên chọn các món loãng, dễ tiêu như cháo, nước súp,... và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa khiến bé buồn nôn.
Mẹ chỉ cho bé ăn các món nấu chín kỹ, loãng, dễ tiêu hóa để bụng bé không bị áp lực.
3.6. Tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt (nếu có)
Khi bé nôn ói kèm theo thân nhiệt nóng sốt, cha mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt giúp con nhanh khỏe. Theo đó, phụ huynh chỉ cho con dùng thuốc đúng theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
4. Cách phòng tránh tình trạng ăn không tiêu bị nôn ở bé 3 tuổi hiệu quả
Nếu bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn thường xuyên thì có thể sụt cân, chậm lớn. Vì lẽ đó, cha mẹ hãy áp dụng những bí quyết hữu ích sau giúp ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả:
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp:
Ngoài đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ 4 nhóm chất (gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất), mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,... Vì chất xơ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn ở đường ruột, nhờ đó bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu dinh dưỡng tốt, ít nguy cơ khó tiêu.
Xem thêm: Thực đơn cho bé 3 tuổi tăng cân, chiều cao đều và ổn định
Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia khẳng định rằng đến 3 tuổi, sữa vẫn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu của con. Do đó, song song các bữa ăn giàu dinh dưỡng như trên, mẹ đừng quên chọn thêm sữa có hệ dinh dưỡng cân bằng và bổ sung các dưỡng chất tốt cho hoạt động tiêu hóa.
Glico ICREO Learning Milk giúp bé yêu có chiếc bụng khỏe, đôi mắt tinh anh
Có thể thấy, phần lớn nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn liên quan đến cả đề kháng và tiêu hoá còn non nớt nên dễ bị các tác nhân gây hại tấn công. Vì thế, mẹ hãy nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và đề kháng cho bé, như cách mẹ đã trao cho con những món quà này khi da kề da lần đầu tiên.
Khi da kề da, con đã có điều kiện để tiếp xúc với hệ vi sinh vật có lợi từ mẹ. Những lợi khuẩn này không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn góp phần củng cố hàng rào miễn dịch của bé. Cùng với lượng kháng thể IgA dồi dào được mẹ truyền qua thông qua dòng sữa vàng đầy yêu thương, bé yêu đã có chiếc bụng êm, khỏe sức từ ngày đầu.
Glico Việt Nam đã tạo ra ICREO Learning Milk - dòng sản phẩm dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, với mong muốn tiếp nối những lợi ích quý giá mà da kề da mang lại. Sản phẩm chứa 5 loại Nucleotides quan trọng, có tác dụng làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột và giúp bé tiêu hóa tốt. Ngoài ra, Nucleotides giúp kích thích sản sinh kháng thể IgA, tăng cường hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch tự nhiên cho bé.
ICREO Learning Milk còn bổ sung tiền tố DHA từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản độc quyền giúp bé thông minh, phát huy tiềm năng sáng tạo. Cùng với Lutein - dưỡng chất chống oxy hóa hỗ trợ bảo vệ mắt bé khỏi ánh sáng xanh.
Xem thêm: DHA có trong thực phẩm nào? 11 lựa chọn an toàn, dễ hấp thu
Sữa Glico ICREO Leaning Milk giúp trẻ uống ngon miệng và êm bụng, khỏe sức để chinh phục mọi cột mốc phát triển đặc biệt trong đời.
(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
- Thường xuyên massage bụng cho bé:
Mẹ có thể hỗ trợ trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn bằng cách massage bụng nhẹ nhàng sau bữa ăn 45 phút đến 1 tiếng. Cách thực hiện không quá khó, mẹ chỉ cần lấy các ngón tay xoa với nhau để tạo độ ấm rồi di chuyển trên bụng con theo chiều kim đồng hồ khoảng vài phút và lặp lại 3 lần/ngày.
- Bổ sung men vi sinh theo chỉ định bác sĩ:
Với các bé tiêu hóa kém do dùng kháng sinh dài ngày, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại men vi sinh phù hợp độ tuổi. Mẹ chỉ cần cho con sử dụng theo chỉ định, đúng liều đúng lượng, nhằm cải thiện hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. Nhờ thế, trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà không bị khó tiêu, đầy bụng như trước.
Xem thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để tăng cân tốt, mẹ hết lo?
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày:
Cùng lúc bé ngủ sâu giấc ban đêm, hệ tiêu hóa sẽ “nghỉ ngơi” và nạp lại năng lượng để tiếp tục hoạt động liên tục vào ban ngày. Vì vậy, mẹ nên khuyến khích con đi ngủ sớm và tạo không gian phòng ấm áp, thoáng khí để trẻ vào giấc nhanh, ngủ sâu hơn.
- Khuyến khích con rèn luyện thể chất đều đặn:
Vận động cơ thể là cách kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả, từ đó tiêu hóa thức ăn và bài tiết phân tốt hơn. Vậy nên, cha mẹ đừng ngần ngại “rủ rê” con yêu rèn luyện thể chất hàng ngày bằng một số bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội,...
Tóm lại, bé 3 tuổi ăn không tiêu bị nôn sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khó lường nếu không kịp thời tìm cách xử trí. Vì vậy, mẹ hãy lưu lại những thông tin hữu ích trong bài viết để “phòng hờ” khi cần thiết và đảm bảo con có điều kiện phát triển tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
1. Francesca Whiting. Vomiting in children (ages one to five): what's normal and what's not (Đã truy cập 18 03 2025).
2. Sức khỏe & Đời sống. Trẻ thường xuyên nôn ói nếu có dấu hiệu này phải đưa ngay đến viện (Đã truy cập 18 03 2025).