1. Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy cặn sữa là gì?
Trẻ bị nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên đường miệng. Trong đó, phần cặn sữa mà mẹ nhìn thấy chính là sữa vón cục (sữa đang được tiêu hóa, đã lên men nhờ dịch vị của dạ dày).
Thông thường, bé trớ ra cặn sữa thường kèm theo dịch nhầy trong suốt. Đây là dịch tiêu hóa từ dạ dày của con.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy có sao không? Cha mẹ nên làm gì?
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa và nước trong
Bé trớ ra dịch nhầy cặn sữa có thể do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện
Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu cùng với dạ dày nằm ngang. Vì thế, nếu con uống sữa quá no hoặc nằm ngay sau khi bú có thể dẫn đến ọc sữa. Ngoài ra, việc trẻ bú mẹ hoặc bú bình không đúng tư thế còn khiến con nuốt nhiều khí vào dạ dày cũng dễ gây ra nôn trớ.
2.2. Sữa công thức mà bé đang dùng bị khó tiêu
Một số sản phẩm sữa công thức có thành phần khó tiêu, không phù hợp với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì thế, khi uống loại sữa này, trẻ có thể gặp tình trạng nôn trớ ra sữa vón cục cùng với dịch dạ dày.
Xem thêm: Dấu hiệu như thế nào là bé hợp sữa và không hợp sữa công thức?
2.3. Trẻ đang mắc bệnh
Trẻ sơ sinh có thể nôn trớ do mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm màng não, viêm phổi,... Khi nhiễm bệnh, con có những dấu hiệu như mệt mỏi, sốt, chảy nước mũi, ho, chán ăn, khó thở,... dẫn đến nôn trớ. Ngoài ra, các bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, cũng có thể khiến trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa, kèm theo đau bụng dữ dội, bụng căng trướng, đi ngoài ra máu,...
Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay bị trớ do đâu? Cách giảm nôn trớ ở trẻ hiệu quả
Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa thường có triệu chứng nôn trớ ra cặn sữa.
3. Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa có sao không?
Nếu trong ngày, trẻ chỉ ọc nhiều nhất là 3 lần thì mẹ không nên quá lo lắng. Vì tình trạng này có thể chủ yếu do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện. Khi con lớn hơn, triệu chứng nôn ra nước và cặn sữa sẽ được cải thiện.
Xem thêm: Trẻ bị ói liên tục, không sốt: Nguyên nhân và giải pháp
4. Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy cặn sữa, cha mẹ nên làm gì?
Khi thấy con bị nôn ra cặn sữa, mẹ có thể áp dụng các cách xử lý sau đây:
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để chất nôn không đi vào đường thở. Sau đó mẹ lau sạch dịch ở mũi và miệng của con.
- Nhẹ nhàng vuốt lưng, ngực của trẻ theo chiều từ trên xuống. Đồng thời vỗ về, an ủi để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sau khi con nôn, mẹ nên lau mặt, thay quần áo và rơ sạch miệng cho con.
- Không nên ép con ăn sau khi trẻ bị nôn, thay vào đó nên dỗ trẻ ngủ để con phục hồi sức khỏe.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa kèm theo các dấu hiệu như:
- Sốt.
- Co giật.
- Đau bụng dữ dội.
- Dịch nôn có màu nâu hoặc xanh.
- Có các dấu hiệu mất nước (lừ đừ, chưa đi tiểu trong 5-6 giờ,...).
Xem thêm: Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy màu vàng có nguy hiểm không?
Nếu thấy con ọc cặn sữa và có các dấu hiệu bất thường như sốt, co giật,... mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ.
6. Cách hạn chế trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa và nước trong
Để phòng tránh trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy cặn sữa, mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ bú đúng tư thế và vỗ ợ hơi cho con sau mỗi cữ bú giúp hạn chế đầy hơi, khó tiêu.
- Không ép trẻ bú quá nhiều trong mỗi lần, có thể cho con uống nhiều cữ sữa trong ngày để con tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Tránh quấn tã quá chặt sau khi con bú no vì có thể làm bụng trẻ căng tức và dẫn đến nôn trớ.
- Massage bụng giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng và giảm nôn trớ.
- Nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp khi trẻ còn quá nhỏ để hạn chế tình trạng nôn trớ. Trường hợp dùng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cân bằng, giúp con tiêu hóa.
Xem thêm: Bỏ túi 8 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh & lưu ý nên biết
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Êm dịu như da kề da, nâng niu “chiếc bụng” của con
Mẹ có biết, nếu đã từng được trải qua 90 phút da kề da cùng mẹ (phương pháp đã cứu sống 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm), bé yêu đã có nền tảng sức khỏe vững vàng hơn từ khi mới lọt lòng. Phương pháp này giúp trẻ tiếp xúc sớm với nguồn lợi khuẩn từ cơ thể mẹ, để con có cơ hội hoàn thiện đường ruột, tối ưu khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời, da kề da còn giúp trẻ nhận được kháng thể IgA và IgG từ giọt sữa vàng của mẹ, từ đó bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh.
Với triết lý nuôi con tự nhiên khỏe mạnh, Glico ICREO đã nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tiếp nối các lợi ích vàng từ da kề da. Trong đó, sữa Glico ICREO Balance Milk nâng niu và bảo vệ trẻ phát triển khỏe mạnh trong 12 tháng đầu đời.
Không chỉ có công thức được tinh chỉnh vừa vặn với hệ tiêu hóa của trẻ, sản phẩm còn được bổ sung 5 loại Nucleotides. Thành phần này có tác dụng làm tăng độ cao của lớp mao mạch, hoàn thiện đường ruột, cùng với GOS và axit palmitic cho con “chiếc bụng khỏe”, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.
Không chỉ vậy, 5 loại Nucleotides, cũng như da kề da, có thể kích thích sản sinh kháng thể IgA, IgG, cùng với beta-carotene (tiền vitamin A) giúp tăng cường đề kháng cho bé yêu.
Thêm nữa, sữa Glico ICREO Balance Milk là sản phẩm duy nhất trên thị trường có tiền tố DHA từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản dễ hấp thu, giúp trí não của bé thêm tinh anh. Đi cùng các điểm cộng khác như vị sữa thanh nhạt giúp bé dễ uống, công nghệ khử muối độc quyền bảo vệ thận non của bé, hệ dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng tầm vóc cân xứng, khỏe mạnh,...
Sữa Glico ICREO Balance Milk cho con nền tảng dinh dưỡng đầu đời êm dịu, cân bằng giúp trẻ êm bụng, khỏe sức.
>> Hiện mẹ có thể dễ dàng đặt mua sữa Glico ICREO Balance Milk và các sản phẩm chất lượng khác của Glico ICREO TẠI ĐÂY hoặc các sàn thương mại điện tử, cửa hàng mẹ&bé uy tín,...
Trên đây là thông tin hữu ích giúp mẹ nắm rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa.
Tài liệu tham khảo:
1. BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh, Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ. Trẻ thường xuyên ọc sữa vón cục (Đã truy cập 12 04 2025).
2. Trần Hồ Trung Tín, Phòng điều dưỡng - Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Những điều phụ huynh cần biết khi trẻ nôn trớ (Đã truy cập 12 04 2025).