Bé 1 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc con khỏe, mẹ nhàn

Dù chỉ mới ở tháng tuổi đầu tiên nhưng bé yêu của mẹ đã có những sự phát triển về thể chất, vận động và các giác quan rõ rệt. Vậy bé 1 tháng tuổi biết làm gì, mẹ đã biết chưa? Mời mẹ tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 1 tháng

Trẻ 1 tháng đạt được những chỉ số sau đây được xem là phát triển tốt theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Chỉ số

Chiều cao

Cân nặng

Bé gái

Trung bình 50,3 cm

(Dao động 48,4 - 52,3 cm)  

Trung bình 4,2 kg

(Dao động 3,2 - 5,5 kg)

Bé trai

Trung bình 54,7 cm

(Dao động 52,7 - 56,7 cm)

Trung bình 4,5 kg

(Dao động 3,4 - 5,8 cm)

* Lưu ý:

  • Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. 
  • Nếu con có chiều cao, cân nặng thấp hơn mức trung bình kể trên nhưng trong khoảng ăn ngon, ngủ ngon thì cha mẹ không nên quá lo lắng.

Ngoài ra, một số chỉ số khác mà mẹ cần quan tâm khi bé 1 tháng tuổi là:

  • Kích thước vòng đầu: 34cm
  • Kích thước vòng ngực: 32cm
  • Kích thước vùng thóp: 2cm/chiều

2. Trẻ 1 tháng tuổi biết làm gì?

Tròn 1 tháng tuổi, trẻ có nhiều sự thay đổi so với lúc mới sinh. Cụ thể:

2.1. Biết quơ tay hoặc nắm chặt bàn tay

Mẹ sẽ bất ngờ khi tìm hiểu em bé 1 tháng tuổi biết làm gì. Vì lúc này, con cảm nhận được “sự tồn tại” của đôi tay nên thích quơ tay xung quanh và đưa các ngón tay vào trong miệng. Ngoài ra, một số bé còn biết nắm chặt tay lại khi mẹ lấy ngón tay mình chạm vào lòng bàn tay con.

Bé 1 tháng tuổi biết làm gì

Mẹ có thể thấy bé 1 tháng tuổi có thể thường xuyên đưa tay vào trong miệng.

2.2. Có thể tự quay đầu sang trái hoặc sang phải khi nằm sấp

Sang cột mốc 1 tháng, trẻ biết quay đầu qua trái hoặc phải nếu mẹ đặt con ở tư thế nằm sấp (tummy time). Tuy nhiên, bé chưa thể kiểm soát phần đầu tốt nên mẹ hãy quan sát con kỹ càng để kịp thời hỗ trợ, tránh nguy cơ nghẹt thở. 

2.3. Biết nhoẻn miệng cười 

Trẻ 1 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ sẽ xúc động khi thấy bé nhoẻn miệng cười với mình trong lúc đùa giỡn. Đây chính là cách trẻ thể hiện sự thích thú với một điều gì đó nên mẹ hãy dành thời gian vui chơi cùng con hàng ngày, lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời này nhé.

2.4. Thích tập trung nhìn vào một vật nào đó

Thị giác của bé 1 tháng cải thiện rõ rệt so với những ngày mới sinh. Vậy trẻ 1 tháng tuổi biết làm gì nhỉ? Thông thường, trẻ nhìn rõ các vật trong khoảng cách 25 - 30cm nên mẹ thường xuyên bắt gặp ánh mắt đăm chiêu của con nhìn vào một vật nào đó. Hơn thế, trẻ rất thích thú ngắm nhìn các  đồ vật chuyển động như cánh quạt quay, bánh xe đồ chơi,...

2.5. Thích hướng mắt nhìn về nơi phát ra âm thanh thú vị

Không chỉ thị giác, thính giác trẻ 1 tháng tuổi cũng khác biệt hẳn so với lúc mới chào đời. Vì thế, khi tìm hiểu bé 1 tháng tuổi biết làm gì, mẹ thấy con thích hướng mắt, cười tủm tỉm và quay người về hướng phát ra âm thanh hoặc tiếng nói cha mẹ.

Xem thêm: Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ lưu ý gì khi chăm sóc?

3. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tháng tuổi

Trung bình mỗi ngày, em bé 1 tháng tuổi uống khoảng 600 - 900ml sữa, chia thành 8 - 12 cữ bú, mỗi cữ tầm 90ml và cách nhau 2 - 3 giờ/lần. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì nhu cầu mỗi bé là khác nhau. Mẹ có thể thử ước tính lượng sữa tối thiểu bằng cách nhân 150ml với số cân nặng hiện tại của con. Ví dụ, trẻ nặng 4,2kg thì lượng sữa bú mỗi ngày là 4,2 x 150ml = 675ml.  

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tháng tuổi

Mẹ nên cho bé 1 tháng tuổi uống sữa mẹ hoàn toàn để nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh, ổn định.

Trường hợp mẹ ít sữa hoặc sữa chưa về kịp nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về việc cho con sử dụng song song sữa mẹ và sữa công thức. Lưu ý rằng, mẹ hãy chọn sữa công thức có vị thanh nhạt và công thức dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ 1 tháng. Điều này nhằm hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đảm bảo con phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Có phải sữa càng nhiều dinh dưỡng sẽ càng tốt cho bé?

Dinh dưỡng cân bằng Glico ICREO Balance Milk như DA KỀ DA, cho con bụng êm, khỏe sức

Hơn 100 năm theo đuổi triết lý cân bằng, Glico ICREO Nhật Bản đã phát triển sản phẩm Glico ICREO Balance Milk có công thức dưỡng chất cân đối, phù hợp với trẻ 0 - 12 tháng tuổi. Nổi bật trong đó, sản phẩm chứa những dưỡng chất quý giá cải thiện hoạt động tiêu hóa và sức đề kháng tự nhiên cho bé tựa như các lợi ích khi vòng tay mẹ ôm chặt con, da kề da sau sinh.

Glico ICREO Balance Milk (800g)
Glico ICREO Balance Milk (800g)

Glico ICREO Balance Milk - Cân bằng dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ. Khối lượng tịnh: 800g

614,000VNĐ

Chỉ với 90 phút sau sinh, da kề da không chỉ cứu sống hàng trăm ngàn trẻ sơ sinh mà còn mang đến nhiều ích lợi ấn tượng với sự phát triển khỏe mạnh của bé. Cụ thể, khi nằm gọn trong tay mẹ, bé nhận hàng triệu lợi khuẩn (điển hình là Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp.) giúp “nâng cấp” khả năng tiêu hóa và hấp thu, hạn chế khó tiêu. Không chỉ vậy, những cái ôm còn kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgA, IgG nên bé cũng cải thiện đề kháng hiệu quả, từ đó ít ốm vặt hơn hẳn.

Được truyền cảm hứng từ hành động da kề da thiêng liêng ấy, sữa Glico ICREO Balance Milk bổ sung 5 loại Nucleotides ổn định hoạt động của vi sinh vật trong ruột và bảo vệ niêm mạc ruột non. Kết hợp cùng chất xơ GOS và axit palmitic liên kết vị trí beta (OPO) để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe, hấp thu dưỡng chất trọn vẹn mà không nặng bụng. 

Hơn vậy, thành phần Nucleotides cũng thúc đẩy cơ thể sản sinh kháng thể IgA, IgG như khi mẹ ôm con. Cùng với beta-carotene (tiền vitamin A) giúp bé đề kháng khỏe, đủ sức chống lại tác nhân có hại ngoài môi trường. 

Glico Balance Milk cho bé 1 tháng tuổi

Nucleotides mang lại những lợi ích tích cực với hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ như cái ôm da kề da ấm áp khi con mới chào đời.

Đặc biệt, Balance Milk có thêm tiền tố DHA từ chiết xuất tía tô xanh Nhật Bản độc quyền. Điều này không chỉ hỗ trợ bé phát triển trí não nhạy bén; mà còn giữ nguyên vị ngon ngọt của  sữa, không bị tanh nên rất hạp khẩu vị trẻ. Song song đó, sản phẩm có vị thanh nhạt (độ đường chỉ 10,3%) và ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền nhằm giảm lượng natri để con quen sữa nhanh cũng như tránh áp lực lớn lên thận non nớt.

Xem thêm: [Giải đáp] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?

>> Mời mẹ tham khảo thêm thông tin về sản phẩm và dễ dàng đặt mua tại đây!

(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục

4. Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở bé 1 tháng

Ở tháng tuổi đầu tiên, trẻ vẫn còn nhỏ bé và non nớt. Vì thế, con có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như:

4.1. Vấn đề sinh lý

  • Vàng da: Tình trạng này thường xuất hiện vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau sinh. Lúc này, mẹ thấy da mặt/da ngực của con hơi vàng nhẹ nhưng trẻ vẫn ăn, ngủ và đi vệ sinh bình thường. Sau 10 - 14 ngày tuổi, vàng da sinh lý sẽ thuyên giảm dần.
  • Đỏ da: Đây là vấn đề phổ biến ở trẻ 1 tháng vì da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nhưng sẽ hết khi con lớn hơn. Cha mẹ chỉ cần chăm sóc da con đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ.

4.2. Vấn đề bệnh lý

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Bé 1 tháng tuổi có sức đề kháng kém. Vì thế, đường hô hấp dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn tới nhiễm trùng.
  • Phát ban: Phát ban ở trẻ sơ sinh có thể không gây khó chịu. Nhưng nếu tình trạng này do bệnh lý (như bệnh chàm) thì có thể khiến da của con bị khô và ngứa.

Vấn đề bệnh lý ở trẻ 1 tháng tuổi

Khi thấy trẻ xuất hiện những vết ban đỏ trên da, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra.

5. Mách mẹ cách chăm sóc bé 1 tháng ăn ngon, ngủ ngon

Để trẻ 1 tháng bắt kịp đà phát triển tiêu chuẩn, mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc sau đây:

  • Nên cho bé uống sữa mẹ theo nhu cầu giúp con nhận đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết.
  • Lưu ý chuẩn bị nơi ngủ cho bé thật yên tĩnh, có ánh sáng dịu và nhiệt độ mát mẻ.
  • Nên thực hiện massage bụng cho trẻ sơ sinh bằng cách đưa chân của con lên xuống nhẹ nhàng như động tác đạp xe nhằm hỗ trợ hoạt động nhu động ruột.
  • Cha mẹ và người thân nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ, cho bé bú hoặc sau khi thay tã.
  • Đưa bé đến gặp bác sĩ thăm khám sức khỏe và tiêm phòng vắc-xin theo lịch.

Xem thêm: Nằm lòng cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z chuẩn nhất

6. Thắc mắc thường gặp

Bên cạnh băn khoăn bé 1 tháng tuổi biết làm gì, có một số thắc mắc khác liên quan đến trẻ ở độ tuổi này như sau:

6.1. Trẻ 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa?

Thông thường, bé uống 600 - 900ml sữa/ngày. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi trẻ không giống nhau, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn khoảng này. 

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

6.2. Em bé 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là nhẹ cân?

Đối với bé trai, dưới 2,9 kg được xem là thiếu cân. Còn bé gái, số cân hiện tại thấp hơn 2,7kg được xác định là nhẹ cân so với mức tiêu chuẩn.

6.3. Giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi như thế nào?

Em bé 1 tháng cần ngủ 14 - 17 giờ/ngày. Thế nhưng, trẻ sẽ không có giấc ngủ dài nhiều tiếng vào ban đêm như người lớn mà thường ngủ 2 - 3 tiếng rồi thức dậy đòi uống sữa.

Xem thêm: Lưu ngay 11 mẹo giúp bé ngủ ngon - Bí quyết của các bà mẹ Nhật

6.4. Bé 1 tháng tuổi đã ngóc đầu có bình thường không?

Trung bình, bé 3 - 4 tháng mới ngóc đầu dậy được vì khi ấy, con đã kiểm soát tốt phần đầu và xương, cơ cổ cũng cứng cáp hơn. Tuy nhiên, nếu bé ngóc đầu sớm hơn thời gian này (khi mới 1 - 2 tháng tuổi) và cân nặng, chiều cao tăng ổn định; ngủ ngon thì mẹ an tâm con vẫn đang phát triển tốt.

Sau khi xem qua nội dung trên, chắc hẳn mẹ đã biết thêm bé 1 tháng tuổi biết làm gì. Trong hành trình nuôi con, hy vọng mẹ có thể tìm được giải pháp chăm sóc phù hợp, đồng hành cùng trẻ vượt qua tất cả cột mốc tăng trưởng khỏe mạnh.

Tham khảo:

1. Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé cần bú mẹ bao nhiêu là đủ? (Đã truy cập 24 03 2025).

2. Hellobacsi. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và những lưu ý khi chăm sóc bé (Đã truy cập 24 03 2025).

Bài viết xem nhiều