1. Trẻ 13 tháng cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?
13 tháng tuổi là thời điểm bé phát triển thể chất vượt bậc. Bên dưới là thông tin chi tiết về cân nặng, chiều cao theo tiêu chuẩn WHO cho mẹ tham khảo:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Lưu ý:
-
Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
-
Nếu con có chiều cao, cân nặng thấp hơn mức trung bình kể trên nhưng trong khoảng và ăn ngon, ngủ ngon thì cha mẹ không nên quá lo lắng.
2. Trẻ 13 tháng biết làm gì?
Ngoài phát triển thể chất, bé 13 tháng tuổi còn có chuyển biến mạnh mẽ về vận động, ngôn ngữ, cảm xúc,... Cụ thể:
2.1. Tỏ ra buồn bã, cáu gắt nếu người lớn không hiểu ý mình
Câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì chính là sự bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ khi không được như ý. Bởi lúc này, bé đã hiểu được mong muốn của bản thân nên khi không được đáp ứng, con rất khó chịu và “bùng nổ” cảm xúc cáu gắt, khó chịu.
2.2. Thích leo trèo lên mọi đồ vật trong nhà
Kỹ năng vận động của bé 13 tháng sẽ linh hoạt hơn nhiều so với các tháng trước. Vì vậy, mẹ nhận thấy trẻ chẳng chịu ngồi yên một chỗ mà rất thích leo trèo lên mọi đồ vật trong nhà.
Bé 13 tháng rất thích vịn theo tường để đi và leo trèo lên mọi đồ vật trong nhà để thỏa thích khám phá.
2.3. Có thể nói một hoặc hai từ cùng lúc để bày tỏ điều mình muốn
Thay vì tiếng ê a hay khóc để biểu lộ suy nghĩ như trước, bé 13 tháng đã nói được một số từ đơn giản như “ba”, “ma”,... Lúc này, mẹ nên tích cực trò chuyện và vui đùa giúp trẻ cởi mở, phấn khích và học nói dễ dàng.
2.4. Thích thể hiện bản thân
Trong lúc tìm hiểu bé 13 tháng biết làm gì, mẹ sẽ rất bất ngờ khi thấy mong muốn tự do làm điều mình thích ở trẻ càng ngày càng rõ. Vì thế, bé thường thích tự làm mọi thứ (ví dụ tự di chuyển, tự cầm nắm đồ chơi,...) mà không cần người lớn giúp đỡ.
2.5. Kết hợp âm thanh của riêng mình và cử chỉ cơ thể để bày tỏ ý kiến
Tuy ngôn ngữ trẻ 13 tháng phát triển hơn trước nhưng nhìn chung vẫn chưa thể phát âm tròn vành, rõ chữ. Vì đó, mẹ có thể thấy bé vừa nói vừa ra hiệu (như chỉ ngón tay) để cố gắng bày tỏ suy nghĩ của mình.
3. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 13 tháng
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 13 tháng tuổi khoảng 1.000 calo/ngày, từ thức ăn dặm và sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong đó, mẹ nên cho bé làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau như rau, trái cây, ngũ cốc,... ở 3 bữa chính (mỗi bữa bằng ¼ khẩu phần so với người lớn) và 2 - 3 bữa phụ. Còn số lượng và số cữ sữa trong ngày sẽ phụ thuộc vào nhu cầu mỗi trẻ.
Đối với bé đang uống sữa công thức, mẹ lưu ý hãy chọn sữa có công thức dinh dưỡng cân đối, phù hợp với độ tuổi và hương vị quen thuộc. Qua đó, trẻ dễ tiêu hóa và uống ngon miệng để có đủ điều kiện phát triển tốt nhất.
Glico ICREO Grow-up Milk cùng trẻ phát triển tư duy, cảm xúc và đề kháng vững vàng
Sữa Glico ICREO Grow-up Milk là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho bé 9 - 36 tháng tuổi. Với nguồn dinh dưỡng cân bằng, sữa đã tiếp nối những lợi ích quý giá của da kề da trong việc tăng cường sức khỏe tiêu hóa và đề kháng vững vàng.
Cụ thể, Grow-up Milk giúp củng cố hàng rào đề kháng của trẻ bằng cách bổ sung MFGM - màng cầu béo chứa hơn thành phần 150 loại protein và lipid. Cùng với đó là 5 loại Nucleotides kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgA và IgG.
Với Grow-up Milk, hệ tiêu hóa của trẻ cũng khỏe mạnh, ít bị táo bón hơn nhờ sự phối hợp của Nucleotides cùng chất xơ GOS. Cùng với đó, sữa còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn này như: Hoàn thiện tư duy (IQ) và cảm xúc (EQ) với MFGM; Trí não thêm tinh anh nhờ tiền tố DHA độc quyền từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản lành tính, dễ hấp thu.
Ngoài ra, Grow-up Milk còn bổ sung vitamin K, kẽm và các dưỡng chất khác cần thiết cho trẻ 9 - 36 tháng. Đặc biệt, sữa có hương vị thơm ngon nên được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích.
Glico ICREO Grow-up Milk sẵn sàng đồng hành cùng bé đạt được tất cả cột mốc phát triển thể chất, trí não quan trọng từ 9 - 36 tháng.
>> Mời mẹ xem chi tiết bảng thành phần của Glico ICREO Grow-up Milk và những sản phẩm khác TẠI ĐÂY!
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.
4. Đặc điểm giấc ngủ của bé 13 tháng
Trẻ 13 tháng cần ngủ đủ 11 - 14 giờ/ngày, trong đó có 2 giấc ngủ ngắn ban ngày và 1 giấc ngủ dài ban đêm. Vì vậy, mẹ nên thiết kế lịch trình ăn - ngủ thích hợp và tạo không gian thoải mái, ấm áp để bé có giấc ngủ chất lượng.
5. Làm thế nào hỗ trợ trẻ 13 tháng tuổi phát triển tốt nhất?
Dưới đây là những điều mẹ có thể thực hiện, tạo điều kiện cho bé phát triển khỏe mạnh:
-
Cho bé cùng cha mẹ làm việc nhà: Trẻ 13 tháng rất thích tự do “thể hiện bản thân”. Vì vậy, mẹ nên cho con chứng minh điều này bằng cách giúp đỡ mình làm một số việc đơn giản trong nhà, chẳng hạn tự dọn dẹp đồ chơi.
-
Cung cấp đủ nước cho bé: Nước giúp duy trì sự ổn định của tất cả hoạt động sinh lý (như hấp thu, bài tiết,...) trong cơ thể. Do đó, mẹ nên khuyến khích con uống đủ nước hàng ngày (có thể là nước lọc, nước canh, nước súp,...).
-
Hỗ trợ trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận: Bé 13 tháng đã mọc vài chiếc răng sữa. Để tránh nguy cơ viêm nhiễm, mẹ cần vệ sinh nướu, răng của trẻ hàng ngày bằng cách đánh răng với bàn chải lông mềm 2 lần/ngày, vệ sinh lưỡi, súc miệng sau ăn,...
-
Thường xuyên trò chuyện với trẻ: Mẹ hãy dành thời gian trò chuyện để hỗ trợ bé cải thiện kỹ năng nói, tư duy. Ngoài ra, mẹ có thể cùng trẻ học nói qua việc đọc sách, ca hát,...
Mẹ nên trò chuyện và vui đùa cùng trẻ hàng ngày để hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động, ngôn ngữ và cảm xúc hiệu quả.
6. Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh thắc mắc trẻ 13 tháng biết làm gì, còn một vài câu hỏi khác mà nhiều mẹ cũng quan tâm:
6.1. Trẻ 13 tháng tuổi nói được bao nhiêu từ?
Bé 13 tháng nói được một số từ đơn giản như “ba”, “ma”,... nhưng chưa phát âm chuẩn. Mẹ có thể hỗ trợ trẻ luyện nói và mở rộng vốn từ bằng cách khuyến khích con lặp lại theo mình, đọc sách, ca hát,...
6.2. Bé 13 tháng tuổi chưa biết đi có sao không?
Đa số trẻ 13 tháng chỉ đứng chựng tốt, chứ chưa thể đi thành thạo. Vì vậy, nếu con chưa biết đi ở thời điểm này, mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần quan sát biểu hiện của con sát sao. Khi thấy dấu hiệu bất thường như chưa biết cách kiểm soát đầu, không thể giữ thăng bằng khi ngồi, lười vận động,... dù đã 13 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm cách xử trí đúng đắn.
Đáp án bé 13 tháng biết làm gì đã được giải đáp trong bài viết sau. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết mang lại thông tin hữu ích cho mẹ. Cùng với đó, mẹ cũng biết cách chăm sóc hợp lý để bé phát triển tốt nhất.
Tham khảo:
1. Hellobacsi. Bé 13 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ và lời khuyên cho mẹ (Đã truy cập 18 06 2025)
2. Vinmec. Trẻ 13 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc (Đã truy cập 18 06 2025)
3. WHO. Length/height-for-age (Đã truy cập 18 06 2025)