Vì sao bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc? Mách mẹ cách xử trí hiệu quả

Bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ, khiến không ít cha mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có đáng lo không và mẹ nên làm gì để giúp con dễ chịu hơn? Cùng tìm hiểu ngay để có hướng xử trí đúng và kịp thời cha mẹ nhé!

1. Nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc

Hiện tượng bụng trẻ sơ sinh sôi ọc ọc thường xuất phát từ nhiều yếu tố liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ. Trong đó bao gồm các nguyên nhân như:

1.1. Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ

Với những bé đang bú mẹ hoàn toàn, chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa của con. Nếu như mẹ ăn nhiều đạm, thực phẩm lạ, đồ ăn cay nóng/ dầu mỡ,... có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa, khi bú sẽ khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Ngoài ra, nếu mẹ ăn quá nhiều tinh bột, có thể làm tăng lượng lactose trong sữa. Khi trẻ không hấp thụ hết lactose, phần dư thừa sẽ bị lên men trong ruột, tạo hơi và gây sôi bụng, đi phân chua hoặc lỏng.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sôi bụng do không hấp thụ được lactose trong sữa mẹ, dẫn đến tình trạng ọc ọc, đầy hơi khó chịu.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi & cách khắc phục

Chế độ ăn uống khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Đối với bé bú mẹ hoàn toàn, chế độ ăn của mẹ không hợp lý cũng khiến trẻ bị sôi bụng.

1.2. Trẻ bú sữa không đúng cách

Khi bé bú sai tư thế hoặc ngậm vú không khớp, sẽ khiến trẻ nuốt nhiều khí. Lượng khí này tích tụ trong dạ dày, kết hợp với sữa tạo thành bọt khí, làm bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc và gây khó chịu. Ngoài ra, việc bú quá nhanh hoặc bú khi đang khóc cũng dễ khiến bé đầy hơi, nôn trớ kèm theo tiếng bụng sôi rõ rệt.

1.3. Sữa trẻ đang dùng không phù hợp

Với trẻ bú sữa công thức, việc lựa chọn sản phẩm không phù hợp độ tuổi hoặc nhu cầu tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh sôi ọc ọc.

Một số dòng sữa có công thức giàu đạm, ít chất xơ, hàm lượng đường lactose cao hoặc khó tiêu sẽ khiến trẻ khó hấp thu, gây rối loạn tiêu hóa. Từ đó dẫn đến hiện tượng sôi bụng, phân lỏng hoặc táo bón.

Xem thêm: Dấu hiệu như thế nào là bé hợp sữa và không hợp sữa công thức?

1.4. Trẻ quá đói hoặc quá no

Khi bé quá đói, dạ dày trống rỗng sẽ co bóp mạnh do tác động của các hormone kích thích cảm giác thèm ăn, từ đó tạo ra tiếng ọc ọc đặc trưng. Ngược lại, nếu bé bú quá no, hệ tiêu hóa sẽ không xử lý kịp lượng sữa vào nhiều dẫn đến sinh hơi và gây sôi bụng.

Bụng trẻ sơ sinh sôi ọc ọc do quá no

Quá đói hoặc quá no cũng có thể khiến bụng bé phát ra tiếng kêu ọc ọc.

1.5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng còn do những nguyên nhân như:

  • Bé có thể đang gặp các bệnh lý tiêu hóa như nhiễm khuẩn E.coli, Shigella hoặc virus do thói quen mút tay, chân,... Những vi khuẩn và virus này phát triển nhanh, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó gây rối loạn tiêu hóa, khiến bụng bé kêu ọc ọc.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh kéo dài cũng có thể khiến bé sôi bụng.

2. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có biểu hiện thế nào?

Ngoài phát ra âm thanh ọc ọc, ùng ục ở bụng trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện khác: 

3. Bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc bao lâu thì khỏi và có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và kêu ọc ọc có thể tự hết trong vòng một ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến cả tuần. Điều này thường là do nhu động ruột đang hoạt động – một hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé vẫn bú tốt, không nôn trớ, ít quấy khóc, tăng cân đều và đi ngoài bình thường, thì mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ kèm theo các dấu hiệu bất thường như bỏ bú, chướng bụng, tiêu chảy hoặc đau bụng rõ rệt thì nên đưa bé đi khám để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng bao lâu thì khỏi

Nếu bụng bé kêu ọc ọc kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ hãy đưa bé đi khám ngay nhé.

4. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nếu bụng bé chỉ đơn thuần phát ra tiếng kêu ọc ọc, cha mẹ có thể áp dụng các cách xử trí tại nhà như sau:

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, thực đơn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa non nớt của con. Theo đó, mẹ nên tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, uống nhiều nước và ăn các món dễ tiêu.

Đồng thời, nên hạn chế thực phẩm dễ gây đầy hơi như hành sống, đậu, đồ uống có gas, caffeine và tránh ăn quá nhiều tinh bột gây thừa lactose trong sữa.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

4.2. Cho con bú lượng vừa đủ và bú đúng tư thế

Mẹ không nên cho trẻ bú quá no, nên chia thành nhiều cữ bú nhỏ. Khi cho bú, mẹ cần đặt đầu và thân bé nằm trên một đường thẳng, đầu cao hơn dạ dày, để hạn chế việc nuốt khí. Nếu bú bình, hãy nghiêng bình sữa sao cho sữa luôn đầy ở đầu núm ti, giúp con không nuốt phải không khí.

Xem thêm: Gợi ý 6 giải pháp khi bé không chịu bú bình hay, mẹ lưu ngay

Nên cho trẻ sơ sinh bú lượng vừa đủ

Mẹ chỉ nên cho bé bú đủ theo nhu cầu của con và điều chỉnh tư thế thích hợp.

4.3. Đổi loại sữa công thức cân bằng dinh dưỡng, dễ tiêu hóa

Với trẻ bú sữa ngoài, mẹ nên chọn dòng sữa có nguồn dinh dưỡng cân bằng, êm dịu hệ tiêu hóa của bé, bổ sung chất xơ hòa tan FOS/GOS, chứa đường lactose tự nhiên để giúp con tiêu hóa tốt, giảm tình trạng sôi bụng và rối loạn tiêu hóa.

Hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc hệ tiêu hóa từ sớm, sữa Glico ICREO Balance Milk được phát triển với công thức cân bằng dinh dưỡng, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Công thức sữa Glico ICREO Balance Milk lấy cảm hứng từ phương pháp da kề da, khi bé tiếp xúc trực tiếp với mẹ ngay sau sinh để nhận vi khuẩn có lợi, kích hoạt miễn dịch tự nhiên và hỗ trợ hoàn thiện hệ tiêu hóa.

Kế thừa giá trị này, sữa Glico ICREO Balance Milk mang đến những dưỡng chất thiết yếu như: 5 loại Nucleotides giúp tăng sinh kháng thể IgA, IgG, hỗ trợ bé nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ hoàn thiện đường ruột giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Cùng với đó là chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) giúp bé dễ tiêu hóa, êm bụng, không gây táo bón.

Glico ICREO Balance Milk còn là thương hiệu duy nhất chứa tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản - nguồn gốc thực vật có khả năng chuyển hóa thành DHA theo nhu cầu cơ thể bé, có mùi thơm dễ chịu, giúp bé tiêu hóa tốt, an toàn để hỗ trợ phát triển trí não.

Đổi sữa công thức khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Như da kề da với mẹ, Glico ICREO Balance Milk giúp bảo vệ tiêu hóa của con giúp bé êm bụng, hấp thu tốt dưỡng chất để phát triển toàn diện.

Hơn nữa, sữa còn có vị ngọt thanh dễ uống khi chứa đường lactose tự nhiên với hàm lượng rất ít (chỉ 10,3%), hạn chế tình trạng không dung nạp lactose gây sôi bụng, đầy hơi. Kết hợp với công thức khử muối cũng góp phần giảm gánh nặng thận, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu từ những năm tháng đầu đời.

>> Trao cho bé nguồn dưỡng chất tinh túy từ giọt sữa đầu đời – Chọn sữa Glico ICREO Balance Milk ngay mẹ nhé!

Xem thêm: [Giải đáp] Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao?

4.4. Thường xuyên massage và vỗ ợ hơi cho trẻ

Massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ giúp tăng nhu động ruột, giảm tích khí, hạn chế hiện tượng bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc. Sau mỗi cữ bú, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé bằng cách đặt con tựa đầu lên vai, vỗ nhẹ lưng cho đến khi bé ợ hơi ra. 

4.5. Đưa trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng kéo dài

Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng bụng bé vẫn kêu ọc ọc liên tục kèm các dấu hiệu như nôn trớ nhiều, bỏ bú, tiêu chảy, bụng chướng hoặc bé quấy khóc không dỗ được, mẹ nên đưa con đi khám để tìm nguyên nhân chính xác và được hướng dẫn điều trị đúng cách, kịp thời.

5. Mẹo phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc

Để hạn chế tình trạng bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc gây khó chịu cho bé, cha mẹ có thể chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời, trường hợp dùng sữa công thức mẹ phải tìm hiểu kỹ sản phẩm phù hợp.
  • Nên pha sữa trước 5 - 10 phút và khuấy nhẹ để tránh bong bóng khí rồi mới cho bé bú. Khi cho bú, mẹ hãy để bình sữa đứng để tăng thời gian phân hủy bọt khí.
  • Không để bé bú quá nhanh hoặc quá vội, tránh nuốt nhiều khí.
  • Mẹ nên cho bé bú đúng cữ, cách nhau khoảng 3 – 4 giờ mỗi lần, tránh thói quen cho bú vặt liên tục.
  • Không để bé nằm ngay sau khi bú, nên vỗ ợ hơi để giảm tích khí.
  • Luôn vệ sinh núm vú, bình sữa và dụng cụ pha sữa sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Mẹ hãy thường xuyên vệ sinh núm vú, bình sữa sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa của con.

6. Giải đáp các thắc mắc khác

Bên cạnh băn khoăn trẻ sơ sinh bị sôi bụng bao lâu thì khỏi, nhiều cha mẹ còn có những thắc mắc như:

6.1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều do đâu?

Tình trạng này có thể là do các nguyên nhân chủ yếu như trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống của mẹ, bé dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc cơ thể bé không dung nạp đường lactose.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đâu? Dấu hiệu & cách xử lý hiệu quả

6.2. Trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều kèm xì hơi to có sao không?

Nếu bé sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều và xì hơi to nhưng vẫn bú tốt, tăng cần đều thì bình thường mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo các dấu hiệu bất thường như trẻ nôn trớ, táo bón, tiêu chảy,... cha mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

6.3. Có mẹo dân gian nào chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh không?

Cha mẹ có thể áp dụng mẹo đắp khăn ấm lên bụng bé. Để thực hiện, mẹ hãy lấy chiếc khăn sạch và ngâm trong nước ấm, vắt khô rồi đắp lên bụng bé 5 - 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần. Lưu ý, trước khi chườm khăn ấm, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ để tránh ảnh hưởng đến làn da bé.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể liên quan đến chế độ ăn, cách bú hoặc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện đi kèm để có cách xử trí phù hợp, giúp bé thoải mái và hấp thu tốt dưỡng chất mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:

1. Sarah Garone. How to Soothe Your Baby’s Tummy Troubles (Đã truy cập 14/04/2025).

2. Wendy Wisner. How To Treat Stomach-Related Illnesses in Children (Đã truy cập 14/04/2025).

Bài viết xem nhiều