1. Vì sao trẻ ăn dặm cần bổ sung trái cây?
Khi mới bắt đầu ăn dặm, bổ sung trái cây mang đến những lợi ích cho trẻ như:
- Hỗ trợ tăng cường đề kháng, hỗ trợ con phát triển đạt chuẩn: Trong trái cây chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, kali, canxi,... Nhờ đó mang đến lợi ích tăng cường đề kháng, hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng lớn chất xơ trong hoa quả chín hỗ trợ tăng nhu động ruột, giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón khi mới ăn dặm.
- Tăng cảm giác thèm ăn, kích thích thị giác: Hoa quả có hương vị chua ngọt hấp dẫn kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Cùng với màu sắc hấp dẫn, tạo hứng thú giúp con dễ dàng làm quen với việc ăn dặm hơn.
Chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi cần có các loại trái cây giúp con ăn ngon miệng, có lợi sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.
2. Tham khảo 8 cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Mẹ có thể xem qua các cách làm hoa quả ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi sau đây:
2.1. Bơ nghiền
Bơ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ như sắt, folate, kẽm, vitamin A, vitamin E, vitamin B,... Ngoài ra, loại trái cây này còn rất mềm giúp bé dễ nhai nuốt. Vì thế, mẹ hãy thử làm cho con món bơ nghiền khi bắt đầu ăn dặm nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- ½ quả bơ chín.
- 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách thực hiện:
- Cắt ½ quả bơ thành miếng nhỏ, sau đó trộn với 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Xay nhuyễn hỗn hợp và cho bé thưởng thức.
2.2. Táo hấp
Nếu mẹ chưa biết nên bổ sung loại trái cây nào cho trẻ 6 tháng tuổi thì hãy chọn táo nhé. Vì loại hoa quả này chứa nhiều chất xơ, vitamin C giúp hạn chế tình trạng táo bón và tăng cường đề kháng. Sau đây là hướng dẫn cách làm táo hấp dễ dàng thực hiện tại nhà:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- ½ quả táo.
Cách thực hiện:
- Táo rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt rồi cắt hạt lựu.
- Hấp cách thủy táo trong khoảng 12 phút.
- Xay nhuyễn mịn táo và cho bé ăn.
2.3. Lê nướng với gừng
Lê nướng với gừng là món phụ ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn thực hiện cho bé yêu. Bởi hàm lượng cao chất xơ có trong lê giúp trẻ mới ăn bổ sung giảm tình trạng táo bón thường gặp. Kết hợp cùng với gừng có tính ấm, hỗ trợ bé cải thiện sức khỏe hệ hô hấp, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả lê.
- 1 ít gừng xay.
Cách thực hiện:
- Lê rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt đôi.
- Nướng lê ở nhiệt độ 190 độ C trong 25 phút đến khi chín mềm.
- Nghiền hoặc xay nhuyễn hỗn hợp lê và gừng.
Lê nướng với gừng dễ ăn, bổ dưỡng, phù hợp với trẻ mới bắt đầu ăn dặm.
2.4. Dâu nghiền
Dâu tây bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ và vitamin C có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Sau đây là hướng dẫn cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng với dâu nghiền cực đơn giản mà mẹ có thể tham khảo.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 100g dâu tươi.
Cách thực hiện:
- Dâu rửa sạch, bỏ cuống và cắt mỏng.
- Cho dâu vào máy xay nhuyễn.
2.5. Hồng xiêm nghiền
Trong hồng xiêm có nhiều chất béo và chất xơ hỗ trợ trẻ tăng cân tốt và tiêu hóa thuận lợi hơn. Vì thế, mẹ hãy làm món hồng xiêm nghiền cho bé yêu 6 tháng thưởng thức nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả hồng xiêm
Cách thực hiện:
- Hồng xiêm bỏ vỏ và hạt, sau đó cắt nhỏ.
- Xay nhuyễn hồng xiêm bằng máy xay.
2.6. Đào xay nhuyễn
Đào là loại trái cây bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như sắt, kali, photpho, vitamin B1, vitamin B2,... hỗ trợ thị lực và tuần hoàn máu của bé. Mẹ có thể tham khảo cách làm trái cây ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi với đào xay nhuyễn như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả đào
Cách thực hiện:
- Đào gọt vỏ, bỏ hạt rồi cắt nhỏ.
- Xay nhuyễn đào rồi cho bé thưởng thức.
Đào xay nhuyễn là món ăn dặm dễ làm, không tốn nhiều thời gian của mẹ.
2.7. Việt quất nghiền với chuối
Việt quất nghiền với chuối là món ăn dặm được nhiều bé yêu thích. Không chỉ dễ ăn, món này còn có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của con. Mẹ cùng tham khảo cách chế biến cực đơn giản sau đây nhé:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2-3 quả việt quất.
- ½ quả chuối.
Cách thực hiện:
- Việt quất rửa sạch rồi cắt làm tư.
- Chuối bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ.
- Xay nhuyễn việt quất và chuối rồi cho bé ăn.
2.8. Xoài xay nhuyễn
Xoài vừa mềm dễ ăn, vừa bổ sung nhiều protein, chất béo, vitamin,... giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mới ăn dặm và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho con. Vì thế, mẹ hãy tham khảo cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng với xoài nhuyễn dễ dàng thực hiện sau đây nhé:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- ½ quả xoài.
- 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Cách thực hiện:
- Xoài gọt vỏ rồi thái nhỏ.
- Xay nhuyễn xoài với 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
3. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trái cây
Khi cho con ăn dặm với hoa quả, mẹ cần lưu ý:
- Nên cho trẻ ăn hoa quả đúng mùa, đảm bảo ngon sạch để tránh tình trạng trái cây chứa nhiều chất bảo quản, thuốc ép chín,... ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
- Không nên cho trẻ ăn trái cây thay bữa chính vì sẽ không đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
- Nên cho con ăn từ ít đến nhiều để trẻ dễ làm quen.
- Tránh cho trẻ ăn các loại hoa quả quá chua (thơm, me, cóc...) vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của con.
- Nên nghiền nát trái cây, tránh cho con ăn quả quá cứng hoặc có kích thước tròn nhỏ vì dễ làm trẻ bị nghẹn, sặc.
Mẹ nên nghiền nát hoặc xay nhuyễn trái cây cho con ăn dặm để bé dễ làm quen.
4. Các câu hỏi thường gặp
Về cách làm trái cây ăn dặm cho trẻ 6 tháng, nhiều mẹ có một vài thắc mắc liên quan. Cùng tìm hiểu lời giải đáp như sau:
4.1. Nên cho trẻ ăn dặm trái cây vào giờ nào trong ngày?
Mẹ nên cho bé ăn hoa quả sau bữa chính khoảng 30 - 45 phút hoặc vào bữa phụ (cách bữa chính khoảng 2 - 3 tiếng).
4.2. Trẻ có thể ăn bao nhiêu trái cây trong ngày?
Trẻ 6 - 12 tháng tuổi nên ăn khoảng 60 - 100g trái cây nghiền/ngày.
4.3. Trẻ 6 tháng có thể ăn dặm với các loại trái cây nào?
Bé 6 tháng tuổi có thể ăn các loại trái cây như bơ, chuối, thanh long, xoài,...
Hy vọng qua đây, mẹ đã nắm rõ hơn về cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính với con. Vì thế, mẹ nên duy trì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn giúp con dễ tiêu hóa. Trường hợp con uống sữa công thức, mẹ nên chọn sản phẩm có dinh dưỡng cân bằng, gần gũi với “chiếc bụng nhỏ” của trẻ.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da cho trẻ êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu tiên
Trong suốt hơn 100 năm qua, Glico ICREO tự hào trở thành thương hiệu sữa dinh dưỡng cân bằng, gần gũi với hệ tiêu hóa của con được rất nhiều mẹ Nhật tin chọn. Không chỉ sở hữu công thức cân chỉnh vừa vặn, sữa Glico ICREO Balance Milk còn được tạo ra để tiếp nối các lợi ích quý giá của da kề da (phương pháp đã cứu sống hơn 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm). Dù chỉ là hành động đơn giản, cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của mẹ ngay sau khi sinh nhưng da kề da có thể giúp con có nền tảng tiêu hóa và đề kháng vững vàng ngay từ khi lọt lòng.
Để giúp trẻ duy trì những lợi ích của da kề da trong suốt 1 năm sau khi chào đời, Glico ICREO Balance Milk bổ sung 5 loại Nucleotides. Thành phần này có tác dụng làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy hoàn thiện đường ruột. Kết hợp với GOS và axit palmitic giúp bụng con thêm êm nhẹ, hạn chế rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, 5 loại Nucleotides, cũng như da kề da, có khả năng kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG, cùng với beta-carotene giúp trẻ tăng cường đề kháng tự nhiên, hạn chế ốm vặt.
Không những vậy, sữa Glico ICREO Balance Milk còn chứa thành phần độc quyền - tiền tố DHA có nguồn gốc tự nhiên (từ dầu tía tô xanh Nhật Bản) giúp con dễ hấp thu. Từ đó hỗ trợ bé yêu phát triển trí não tinh anh. Đồng thời, sản phẩm còn sở hữu các ưu điểm khác như vị thanh nhạt giúp trẻ dễ làm quen, công nghệ khử muối bảo vệ thân non yếu của bé,...
Sữa Glico ICREO Balance Milk đồng hành cùng mẹ mang đến cho trẻ 1 năm đầu đời êm bụng, khỏe sức, hạnh phúc phát triển từng ngày.
>> Cùng với sữa Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO còn có các sản phẩm sữa dinh dưỡng khác phù hợp với những giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Mẹ tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY nhé.
Tài liệu tham khảo:
1. Polly Logan-Banks. First foods: fruit vs vegetables (Đã truy cập 10 05 2025).