1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng, hệ xương, não bộ và các cơ quan nội tạng (nhất là phổi và thận) để chuẩn bị cho thời khắc chào đời sắp tới. Đồng thời, đây cũng là lúc cơ thể mẹ bầu cần được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn để nuôi dưỡng bé yêu và đảm bảo sức khỏe cho hành trình vượt cạn.
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, thực đơn dinh dưỡng hợp lý còn giúp mẹ bầu giảm khả năng gặp các vấn đề như thiếu máu, cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ,...
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất đóng vai trò quan trọng giúp mẹ và bé có hành trình thai kỳ khỏe mạnh.
2. Nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
2.1. Bổ sung đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất
Thực đơn ăn uống trong giai đoạn này cần bổ sung đủ và cân bằng các nhóm chất gồm:
- Protein: Protein rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, đây còn là thành phần chính tạo nên tế bào, nuôi dưỡng hệ mô và cơ bắp, giúp mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh.
- Chất béo: Chất béo đóng vai trò duy trì năng lượng lâu dài cho mẹ và hỗ trợ não bộ của thai nhi phát triển tối ưu.
- Tinh bột: Đây cũng là dưỡng chất cung cấp nguồn năng lượng chính cho mẹ bầu và thai nhi.
- Vitamin và khoáng chất: Mẹ bầu cần bổ sung các loại vitamin (vitamin A, C, D), canxi, kẽm, sắt và nhóm khoáng chất giúp thai nhi phát triển hệ xương, các cơ quan, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
Xem thêm: Điểm danh 12 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
2.2. Đảm bảo nguyên liệu nấu ăn an toàn
Thực đơn của bà bầu 3 tháng cuối cần chú trọng về độ an toàn thực phẩm để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn. Ngoài ra, mẹ cũng cần ưu tiên các phương pháp chế biến như hấp, luộc, nướng hoặc áp chảo ít dầu để giữ trọn dưỡng chất có trong thức ăn.
2.3. Uống đủ nước
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp cơ thể sản xuất thêm máu và nước ối, giảm nguy cơ sảy thai và sinh non. Ngoài ra, việc này cũng hỗ trợ duy trì quá trình trao đổi chất và hạn chế các triệu chứng thường gặp như táo bón, chóng mặt, mệt mỏi,...
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, hạn chế bị táo bón, chóng mặt,...
Xem thêm: Uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất cho mẹ và bé?
3. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối ở từng tháng
Mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ sau đây:
3.1. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 7
Đến tháng thứ 7 của thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ về trọng lượng và kích thước. Lúc này, cơ thể của con bắt đầu hình thành những cơ quan chính như phổi, não và hệ thần kinh. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ cần bổ sung các vi chất cần thiết (như sắt, canxi, vitamin D,..) từ nhóm thực phẩm giàu gồm đậu phụ, trứng gà, đậu, rong biển,... Ngoài ra, mẹ cũng cần đáp ứng nhu cầu sắt tăng cao của cơ thể bằng cách bổ sung những loại thực phẩm như thịt nạc, rau quả, trái cây,...
Xem thêm: 15 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
3.2. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8
Tháng thứ 8 là giai đoạn não bộ của thai nhi có sự phát triển nổi bật. Vì thế, mẹ nên bổ sung omega-3 từ nhóm thực phẩm gồm cá hồi, hạt óc chó, hạt chia,... Đồng thời, mẹ bầu tháng thứ 8 cũng cần xây dựng thực đơn với các nguồn thực phẩm như gạo, trứng, cá, các loại thịt, trái cây,... Bên cạnh đó, mẹ lưu ý tránh ăn các món dễ gây chướng bụng, khó tiêu như đậu nành, khoai hồng,...
Xem thêm: 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều trong thai kỳ
3.3. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 9
Đến tháng cuối cùng trong thai kỳ, thai nhi bắt đầu hoàn thiện tất cả cơ quan trong cơ thể với tốc độ phát triển nhanh. Lúc này, mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như protein, kali, omega-3, chất xơ, sắt, chất béo,... Song song đó, mẹ cũng có thể uống thêm vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ để có duy trì sức khỏe chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.
4. Gợi ý thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ trong 1 tuần
Sau đây là gợi thực đơn 7 ngày cho bà bầu 3 tháng cuối bổ sung đầy đủ dưỡng chất:
4.1. Thực đơn 1
- Bữa sáng: Mì vịt tiềm, nước ép cà chua.
- Bữa trưa: Cơm, cá quả chiên xù, đậu Hà Lan xào cà chua, thanh long.
- Bữa tối: Cơm, mực nướng, canh bí đỏ nấu thịt, su su củ cải luộc, hồng xiêm.
- Bữa phụ 1: Sữa chua, phô mai.
- Bữa phụ 2: Chôm chôm, sữa tươi tách béo không đường.
- Bữa phụ 3: Sữa tươi tách béo không đường, nước chanh dây.
4.2. Thực đơn 2
- Bữa sáng: Bún bò trộn, nước chanh dây.
- Bữa trưa: Cơm, cá chim chiên giòn, đậu cô ve xào cà chua, đu đủ chín.
- Bữa tối: Cơm, thịt kho tàu, canh tần ô bí đỏ nấu sườn, bầu luộc chấm trứng, kiwi.
- Bữa phụ 1: Sữa tươi tách béo không đường, mít dai.
- Bữa phụ 2: Sữa chua, phô mai.
- Bữa phụ 3: Măng cụt, sữa tươi tách béo không đường.
4.3. Thực đơn 3
- Bữa sáng: Bánh canh giò heo, nước cam tươi.
- Bữa trưa: Cơm, tôm kho mayonnaise, canh cải ngọt nấu thịt bò, mướp xào nấm, dưa hấu.
- Bữa tối: Cơm, sườn cốt lết rim hành, canh củ cải cà chua nấu thịt gà, cải thìa luộc chấm trứng, nho.
- Bữa phụ 1: Sữa tươi tách béo không đường, lê.
- Bữa phụ 2: Sữa chua, phô mai.
- Bữa phụ 3: Thanh long, sữa tươi tách béo không đường.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối nên bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón.
4.4. Thực đơn 4
- Bữa sáng: Mì vịt tiềm, nước ép cà chua.
- Bữa trưa: Cơm, cá quả chiên xù, đậu Hà Lan xào cà chua, thanh long.
- Bữa tối: Cơm, mực nướng, canh bí đỏ nấu thịt, su su củ cải luộc, hồng xiêm.
- Bữa phụ 1: Sữa chua, phô mai.
- Bữa phụ 2: Chôm chôm, sữa tươi tách béo không đường.
- Bữa phụ 3: Sữa tươi tách béo không đường, nước chanh dây.
Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu kén ăn với 8 món ăn thơm ngon, đủ chất
4.5. Thực đơn 5
- Bữa sáng: Bún bò trộn, nước chanh dây.
- Bữa trưa: Cơm, cá chim chiên giòn, đậu cô ve xào cà chua, đu đủ chín.
- Bữa tối: Cơm, thịt kho tàu, canh tần ô bí đỏ nấu sườn, bầu luộc chấm trứng, kiwi.
- Bữa phụ 1: Sữa tươi tách béo không đường, mít dai.
- Bữa phụ 2: Sữa chua, phô mai.
- Bữa phụ 3: Măng cụt, sữa tươi tách béo không đường.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
4.6. Thực đơn 6
- Bữa sáng: Mì vịt tiềm, nước ép cà rốt.
- Bữa trưa: Cơm, cá quả chiên xù, đậu Hà Lan xào cà chua, thanh long.
- Bữa tối: Cơm, mực nướng, canh bí đỏ nấu thịt, su su củ cải luộc, mãng cầu.
- Bữa phụ 1: Sữa chua, phô mai.
- Bữa phụ 2: Sơ ri, sữa tươi tách béo không đường.
- Bữa phụ 3: Sữa tươi tách béo không đường, nước chanh dây.
4.7. Thực đơn 7
- Bữa sáng: Súp cua, nước ép táo.
- Bữa trưa: Cơm, tôm kho mayonnaise, canh cải ngọt nấu thịt bò, mướp xào nấm, dưa hấu.
- Bữa tối: Cơm, sườn cốt lết rim hành, canh củ cải cà chua nấu thịt gà, cải thìa luộc chấm trứng, nho.
- Bữa phụ 1: Sữa tươi tách béo không đường, bưởi.
- Bữa phụ 2: Sữa chua, phô mai.
- Bữa phụ 3: Vú sữa, sữa tươi tách béo không đường.
5. Câu hỏi thường gặp
Với các băn khoăn liên quan đến thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, sau đây là lời giải đáp mẹ có thể tham khảo:
5.1. Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?
Với băn khoăn 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ nên bổ sung các thực phẩm như thịt nạc, trứng, yến mạch,... Ngoài ra, mẹ nên tránh ăn đồ ăn sống, chưa nấu chín, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng,...
Xem thêm: Điểm danh các loại rau củ bà bầu không nên ăn để thai kỳ ổn định
5.2. Ăn gì con tăng cân nhanh 3 tháng cuối?
Thực đơn tăng cân cho thai nhi 3 tháng cuối gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trứng,...
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn các loại thực phẩm hỗ trợ thai nhi tăng cân nhanh như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt nạc,...
5.3. Đâu là những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối?
Thực đơn của mẹ bầu 3 tháng cuối nên có các món ăn bổ dưỡng như mì vịt tiềm, thịt kho tàu, cá quả chiên xù, canh mồng tơi nấu nghêu,...
5.4. Bữa sáng cho bà bầu 3 tháng cuối nên có gì?
Mẹ bầu 3 tháng cuối có thể ăn sáng với các món như miến gà, bánh canh giò heo, bún bò trộn,...
Nhìn chung, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần tăng cường bổ sung năng lượng và dưỡng chất đầy đủ giúp mẹ có sức khỏe tốt để chuẩn bị “vượt cạn”, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, để chẳng bao lâu nữa thôi bé yêu sẽ chào đời khỏe mạnh trong cái ôm da kề da ấm áp của mẹ.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Nguồn dinh dưỡng cân bằng, êm dịu như cái ôm da kề da của mẹ
Suốt 100 năm qua, Glico ICREO luôn theo đuổi triết lý nuôi dưỡng bé yêu một cách tự nhiên, gần gũi với mẹ nhất. Vì thế, thương hiệu dành nhiều tâm huyết để lan tỏa và nâng cao nhận thức về giải pháp nuôi con tự nhiên mang đến những lợi ích thiết thực. Trong đó có phương pháp da kề da đã cứu sống đến 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm và giảm 65% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân.
Chỉ với 90 phút da chạm da đầu đời với mẹ, bé tiếp xúc sớm với hệ lợi khuẩn của mẹ. Từ đó giúp con ổn định hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch vững vàng hơn để bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, da kề da còn kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG có trong giọt sữa vàng, giúp con hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp.
Với mong muốn bé yêu có thể tiếp tục nhận được những lợi ích quý giá từ da kề da trong suốt 1 năm đầu đời, dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò cốt lõi. Chính vì thế, Glico ICREO Balance Milk được tạo ra với bảng thành phần được chọn lọc tỉ mẩn, đảm bảo đủ chất và lượng để tiếp nối 2 lợi ích quan trọng của da kề da: hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đề kháng vững vàng.
Cụ thể, sữa Glico ICREO Balance được bổ sung 5 loại Nucleotides hỗ trợ hoàn thiện đường ruột, đi cùng GOS và axit palmitic giúp trẻ có “chiếc bụng khỏe” và hạn chế rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, 5 loại Nucleotides, cũng như da kề da, có thể kích thích kháng thể IgA và IgG, kết hợp với beta-carotene (tiền vitamin A) hỗ trợ củng cố thêm hàng rào đề kháng tự nhiên của trẻ.
Không những vậy, sữa Glico ICREO Balance là sản phẩm duy nhất trên thị trường có thành phần tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản giúp trẻ phát triển trí não. Cùng với các ưu điểm nổi bật khác như vị thanh nhạt giúp trẻ dễ làm quen, công nghệ khử muối độc quyền bảo vệ thận non yếu của trẻ, hệ dưỡng chất giúp con sở hữu tầm vóc khỏe khoắn,..
Xem thêm: DHA có trong thực phẩm nào? 11 lựa chọn an toàn, dễ hấp thu
Sữa Glico ICREO Balance giúp bé yêu của mẹ có nền tảng dinh dưỡng vững chắc ngay từ những ngày đầu tiên.
>> Hiện tại, mẹ có thể tìm mua sữa Glico ICREO Balance Milk dễ dàng trên website chính thức của Glico ICREO và các sàn thương mại điện tử, cửa hàng Mẹ&Bé,...
Tài liệu tham khảo:
1. Alexandra McCray. Foods to Eat During Your Third Trimester (Đã truy cập 08 04 2025).