Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ nhanh lành thương và hồi phục

Sinh con là hành trình đầy thiêng liêng nhưng cũng nhiều thử thách, đặc biệt với những mẹ sinh mổ. Sau ca phẫu thuật, cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình này. Dưới đây là thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ nhanh lành vết thương và nhanh về sữa cho con.

1. Vì sao cần chú ý thực đơn cho mẹ sau sinh mổ?

So với sinh thường, các mẹ sinh mổ thường cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Do đó, việc lưu ý về cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Việc sinh mổ sẽ để lại cho mẹ vết thương lớn trên bụng. Vì thế, bổ sung đủ dinh dưỡng sẽ giúp tái tạo mô, làm lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Sau sinh, sức đề kháng của mẹ thường suy giảm, nên dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh các bệnh hậu sản.
  • Một thực đơn cân bằng giúp cơ thể mẹ tiết đủ sữa về cả số lượng và chất lượng.
  • Sau phẫu thuật, hệ tiêu hóa thường yếu đi, nên ăn đúng cách giúp mẹ tránh đầy bụng, táo bón.

Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ quan trọng ra sao

Mẹ sau sinh cơ thể rất yếu nên cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nhanh hồi phục và lợi sữa cho bé bú.

2. Gợi ý 7 thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ

Dưới đây là gợi ý các thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tuần hoặc 1 - 2 tháng, mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn 1

  • Cháo thịt bằm.
  • Cơm trắng.
  • Bí đỏ ninh sườn heo.
  • Sườn xào chua ngọt.
  • Tráng miệng: Táo.

Xem thêm: Bà đẻ ăn được quả gì? TOP 10 loại trái cây tốt cho mẹ nuôi con bú

Thực đơn 2 

  • 2 chén cơm.
  • Thịt heo kho trứng.
  • Rau củ luộc (cà rốt, su hào,...).
  • Canh đu đủ.
  • Tráng miệng: 1 quả táo.
  • Bữa phụ: Bánh quy lạt và 180ml sữa tươi không đường hoặc sữa hạt.

Thực đơn 3 

  • Mướp xào tỏi hoặc thịt bằm.
  • Canh rau ngót.
  • Thịt heo kho củ cải đường.
  • Cơm trắng.
  • Tráng miệng: Khoai tây nghiền, hoa quả.

Xem thêm: 11 loại trái cây lợi sữa cho mẹ sau sinh, gọi sữa về nhiều

Thực đơn 4 

  • 2 chén cơm.
  • Thịt heo kho củ cải trắng.
  • Canh gà hầm ngũ quả.
  • Bắp cải luộc. 
  • Tráng miệng: 1 miếng đu đủ.
  • Bữa phụ: Sữa chua yến mạch.

Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ

Thịt heo kho củ cải là món ăn thơm mềm, dễ tiêu, giúp mẹ sau sinh mổ bổ sung đạm và chất xơ.

Thực đơn 5

  • Tôm rang thịt.
  • Trứng gà ta luộc.
  • Canh mướp mồng tơi.
  • Cơm trắng.
  • Thịt băm rang hành.
  • Tráng miệng: Sữa đậu nành, phô mai.

Thực đơn 6 

  • 2 chén cơm trắng.
  • Gà kho gừng.
  • Canh mướp nấu tôm.
  • Rau củ luộc.
  • Tráng miệng: 1 miếng dưa hấu.
  • Bữa phụ: Sữa tươi không đường hoặc sữa hạt.

Xem thêm: 8 thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường mau hồi phục, sữa nhanh về

Thực đơn 7

  • 2 chén cơm nấu nước rau luộc.
  • Cá hồi áp chảo.
  • Bông cải luộc.
  • Tráng miệng: 1/2 quả cam và 1/2 quả táo.
  • Bữa phụ: 1 miếng phô mai.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

3. Khám phá 3 món ăn không thể thiếu trong bữa cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ

Sau đây là những món ăn ngon, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng, 2 tháng nhanh hồi phục, vết thương không để lại sẹo và lợi sữa:

3.1. Canh đu đủ hầm xương giò

Đây được xem là món ăn ‘quốc dân’ được nhiều người lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ. Đu đủ xanh không chỉ giúp nhuận tràng, giảm sưng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng, mà còn có tác dụng kích thích tiết sữa. Trong khi đó, xương giò cung cấp lượng lớn protein và canxi – rất cần thiết cho quá trình hồi phục sau sinh. 

Cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ

Canh đu đủ hầm giò heo vừa thơm ngon còn lợi sữa rất thích hợp cho mẹ sau sinh.

3.2. Canh rau ngót thịt băm

Canh rau ngót thịt băm là một trong những món cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ không thể bỏ qua. Bởi vì, rau ngót chứa nhiều vitamin A, B, C và canxi không chỉ giúp lợi sữa, còn hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Xem thêm: 12 thực phẩm cực lợi sữa và giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh 

3.3. Thịt bò hầm khoai tây

Sau sinh mổ, nhiều mẹ có nguy cơ thiếu máu do mất máu trong quá trình phẫu thuật. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần bổ sung thịt bò vào thực đơn của mình. Bởi thịt bò giàu sắt, protein và vitamin B12 giúp tái tạo máu và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, khoai tây có tính mát, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho cả mẹ và bé. Vì vậy, món thịt bò hầm khoai tây là gợi ý tuyệt vời trong cơm cữ dành cho mẹ sinh mổ.

4. Một số lưu ý khi lên thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ

Để đảm bảo quá trình phục hồi sau sinh mổ diễn ra thuận lợi và giúp mẹ có đủ sữa cho bé, khi xây dựng thực đơn ở cữ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh cần được đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng các nhóm chất thiết yếu để hỗ trợ quá trình phục hồi và nhanh về sữa.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp chất xơ, tránh táo bón, nặng bụng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng tiết sữa và hỗ trợ trao đổi chất.
  • Hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng dễ gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Thức ăn cần phải được nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm: 12 loại thực phẩm gây mất sữa mà mẹ cần hạn chế ăn sau sinh

Lưu ý khi lên thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

Chế độ ăn cho mẹ sau sinh cần đảm bảo đầy đủ chất.

5. Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh những băn khoăn về thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 2 tháng, 1 tháng hoặc 1 tuần, nhiều mẹ còn có các thắc mắc sau:

5.1. Bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ nên có món gì?

Một số món ăn sáng mà mẹ sau sinh mổ có thể tham khảo bao gồm: cháo gà, cháo yến mạch, bánh mì ngũ cốc, phở gà, miến vịt,… vừa dễ tiêu hóa, vừa bổ dưỡng và giúp cơ thể nhanh hồi phục.

5.2. Mẹ sinh mổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Sau sinh mổ, mẹ nên ăn thực phẩm giàu protein (thịt nạc, cá, trứng), sắt, kẽm (thịt bò, gan), vitamin và chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc), cùng các món lợi sữa như cháo móng giò, đu đủ xanh. Đồng thời, mẹ cần kiêng đồ cay nóng, thực phẩm có tính hàn (ốc, cua), đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men, đồ uống có cồn hoặc chứa caffeine.

Tóm lại, thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hỗ trợ phục hồi thể lực, lành thương, đồng thời tăng cường chất lượng sữa mẹ. Trong lúc đợi sữa về mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng sữa công thức với nguồn dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với hệ tiêu hóa của con yêu.

Sữa Glico ICREO Balance Milk - Như da kề da với mẹ cho con yêu êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu tiên

Suốt 9 tháng 10 ngày, mẹ là ngôi nhà an toàn nhất của con. Khi con chào đời, vòng tay mẹ vẫn tiếp tục che chở bằng phương pháp da kề da – đơn giản nhưng đầy kỳ diệu. Chỉ 90 phút ôm con vào lòng, mẹ đã trao cho con sự sống, hơi ấm và nhiều lợi ích khác.

Theo nhiều nghiên cứu, da kề da với mẹ giúp trẻ tiếp xúc với lợi khuẩn cho con tăng cường đề kháng, tiêu hóa khỏe mạnh. Cùng với đó là kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG có trong giọt sữa vàng từ mẹ truyền sang con giúp củng cố hàng rào miễn dịch tự nhiên của con yêu.

Như những chiếc ôm da kề da với mẹ, sữa Glico ICREO Balance Milk (cho bé dưới 1 tuổi) cũng nâng niu hệ tiêu hóa con yêu khi được bổ sung 5 loại Nucleotides giúp hoàn thiện đường ruột. Đồng thời, 5 loại Nucleotides còn hỗ trợ tăng sinh kháng thể IgA và IgG, kết hợp cùng beta-carotene (tiền vitamin A) giúp con đề kháng vững vàng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa chất xơ GOS và axit palmitic liên kết ở vị trí beta  (OPO) giúp bé yêu hấp thu tốt, nhẹ bụng và không táo bón.

Glico ICREO Balance Milk cho trẻ khỏe sức

Sữa Glico ICREO Balance Milk với nguồn dinh dưỡng cân bằng cho con đề kháng vững vàng và tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, sữa Glico ICREO Balance Milk còn là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa tiền tố DHA từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản dễ tiêu hóa và hấp thu giúp bé phát triển trí não vượt trội và công nghệ khử muối độc quyền, không gây áp lực lên thận còn non yếu của trẻ. Đồng thời, sữa còn có hương vị ngọt thanh cho bé “hợp tác” ngay lần đầu. 

Bên cạnh Glico ICREO Balance Milk, thương hiệu còn có các sản phẩm khác phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Cha mẹ có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY!

Nguồn tham khảo:

1. Stephanie Booth. New Mom’s Guide to Nutrition After Childbirth (Đã truy cập 08/04/2025).

2. Sara Lindberg. Postpartum Diet Plan: Tips for Healthy Eating After Giving Birth (Đã truy cập 08/04/2025).

Bài viết xem nhiều