1. Tìm hiểu tình trạng bé bị táo bón lâu ngày
Táo bón ở trẻ là tình trạng con đi ngoài (đại tiện) dưới 2 lần/tuần, són phân không kiểm soát ít nhất 1 lần/tuần, rặn đỏ mặt mỗi lần đi ngoài, đau bụng quanh rốn,...
Trong đó, khi bị táo bón lâu ngày (táo bón mạn tính), con sẽ gặp khó khăn về việc đi ngoài trong nhiều tuần liên tiếp.
Xem thêm: Táo bón chức năng ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân & giải pháp
2. [Giải đáp] Trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không?
Bé bị bón lâu ngày dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối mặt với vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tâm lý. Cụ thể:
2.1. Cảm thấy đau đớn khi đại tiện
Phân khô cứng khiến trẻ rặn mãi không ra, gây đau quanh bụng và hậu môn. Về lâu dài, điều này dẫn đến tâm lý sợ hãi và cố nhịn không đi vệ sinh vì sợ đau. Tuy nhiên, chính suy nghĩ ấy lại khiến phân của bé càng khô hơn và khó “tống” ra ngoài.
Trẻ táo bón lâu ngày luôn cảm thấy bụng, hậu môn đau rát mỗi khi cố rặn phân.
2.2. Đi ngoài phân có máu
Thông thường, phân của bé bị táo bón lâu ngày rất khô, cứng và kích thước lớn. Vì vậy, khi bé cố rặn, bề mặt phân khô cứng có thể gây tổn thương phần cuối của hệ tiêu hóa (cụ thể là niêm mạc ống hậu môn trực tràng) và khiến máu xuất hiện trên phân.
Xem thêm: Trẻ đi ngoài phân xanh có sao không? Cách cải thiện hiệu quả
2.3. Chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng
“Chiếc bụng nhỏ” đau nhức, căng cứng vì nhiều ngày chưa đi vệ sinh khiến trẻ khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Về lâu dài, bé trở nên lười ăn, từ chối cả những món mình từng rất thích. Nếu tình trạng chán ăn kéo dài thì nguy cơ bé thiếu chất, chậm lớn và suy dinh dưỡng rất cao.
Xem thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa
2.4. Nứt kẽ hậu môn
Với trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày, kích thước phân trong cơ thể ngày một lớn (lớn hơn cả kích cỡ giãn nở tối đa của ống hậu môn) và cực kỳ rắn chắc. Do vậy, khi cố rặn đẩy phân ra ngoài, chúng có thể làm nứt hoặc rách kẽ hậu môn khiến trẻ đau đớn.
Cố rặn phân khô cứng khiến hậu môn có nguy cơ bị nứt, chảy máu cao.
2.5. Trĩ
Đối với câu hỏi “trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không?”, câu trả lời sẽ là “Có”. Táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ bị trĩ. Về lâu dài, tình trạng trĩ sẽ ngày càng nghiêm trọng, khiến bé đau nhức, ngứa ngáy, chảy máu,... mỗi lần đi vệ sinh.
2.6. Viêm ống hậu môn trực tràng
Không chỉ gia tăng nguy cơ xuất hiện trĩ, việc phân đè nén trực tràng lâu ngày còn có thể gây viêm nhiễm. Điều này khiến bé luôn cảm thấy đau và mót đi ngoài nhưng lại không đi được.
2.7. Tắc ruột
Phân ứ đọng ở ruột của bé bị táo bón lâu ngày ngày càng nhiều, nguy cơ tắc ruột càng cao. Dấu hiệu cho thấy ruột của bé bị tắc bao gồm: đau nhói bụng từng cơn, chướng bụng, không đi tiêu được, khi sờ bụng thấy một khối rắn cứng ở phía bụng dưới,...
Phân ứ đọng lâu ngày ở đường ruột khiến bụng trẻ căng cứng và đối mặt với nguy cơ tắc ruột cao.
Xem thêm: 8 nguyên nhân gây táo bón ở trẻ & cách xử trí đúng cho mẹ
3. Mẹ nên làm gì khi bé bị bón lâu ngày?
Ngay khi nhận thấy trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để thăm khám và nhận chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. Tùy theo mức độ táo bón, bác sĩ sẽ đề xuất một trong những giải pháp sau:
3.1. Bổ sung nước cho trẻ
Nước giúp làm mềm phân, nhờ vậy bé dễ đẩy chúng ra ngoài. Vì vậy, mẹ nên nhắc nhở con tích cực uống nước khi bị táo bón. Ngoài ra, mẹ khuyến khích trẻ uống thêm các loại nước ép hỗ trợ hoạt động nhu động ruột như nước ép mận khô, nước chanh, nước ép táo,...
Xem thêm: Bé uống sữa công thức bị táo bón: Nguyên nhân và giải pháp
3.2. Xây dựng lại chế độ ăn giàu chất xơ
Chất xơ hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột để trẻ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, từ đó đưa phân ra ngoài thuận lợi. Do vậy, mẹ hãy tích cực bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của trẻ bị táo bón kéo dài như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám,...
Xem thêm: Bổ sung chất xơ cho bé: Lợi ích, thực phẩm và lưu ý
3.3. Hỗ trợ bé điều chỉnh tư thế ngồi và thói quen đi vệ sinh
Đi tiêu đúng cách là một trong các giải pháp giảm triệu chứng bé bị táo bón lâu ngày. Mẹ nên tạo thói quen để con đi vệ sinh hàng ngày (có thể sau bữa sáng hoặc bữa tối). Đồng thời, mẹ hướng dẫn bé tư thế ngồi cầu đúng cách để dễ đi đại tiện hơn: đặt mông thoải mái trên bồn và 2 chân chạm đất, đầu gối cao hơn hông.
Nếu bé sử dụng chung bồn cầu với người lớn, mẹ hãy tìm một đồ vật có chiều cao thích hợp (như cuộn giấy vệ sinh, ghế, sách,...) để kê chân con cao lên một chút. Từ đó giúp con thoải mái đi ngoài hơn.
Ngồi cầu đúng tư thế giúp con cảm thấy thoải mái, không còn tâm lý lo lắng mỗi khi đi vệ sinh.
3.4. Massage bụng
Mẹ hãy massage bụng cho bé sau bữa ăn 45 phút đến 1 tiếng. Điều này hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt, từ đó tiêu hóa thức ăn tốt và bé dễ đi ngoài hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ xoa hai lòng bàn tay với nhau để làm ấm. Sau đó, mẹ di chuyển các ngón tay nhẹ nhàng trên bụng con theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại ít nhất 3 lần/ngày.
Xem thêm: 8 mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà
3.5. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Ngâm nước ấm là một trong những mẹo giúp giảm táo bón hiệu quả. Các bước làm không quá khó: mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm rồi từ từ ngâm mông của bé vào trong 5 - 10 phút, lặp lại thao tác 1 - 2 lần/ngày để thấy rõ hiệu quả.
3.6. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ
Trường hợp đã áp dụng những cách giúp bé bị bón lâu ngày kể trên nhưng trẻ vẫn chưa đi được, mẹ nên liên hệ lại bác sĩ để được hướng dẫn giải pháp khắc phục khác. Mẹ cần sử dụng thuốc đúng theo liều lượng, cách dùng mà bác sĩ chỉ dẫn để đảm bảo an toàn.
- Uống thuốc làm mềm phân (hay thuốc nhuận tràng): Đây là loại thuốc giúp nước thấm vào phân, từ đó phân mềm ra và bé đi ngoài thuận lợi.
- Sử dụng thuốc đặt hậu môn: Công dụng cơ bản của loại thuốc này là kích thích nhu động ruột và làm mềm phân.
Xem thêm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì & không nên ăn gì để đi ngoài dễ hơn?
4. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài
Bên cạnh trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không, làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này cũng là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Có thể thấy, trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất, trí não và cả tinh thần. Vì thế, mẹ nên giúp bé phòng tránh vấn đề này ngay từ đầu bằng cách:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, trái cây) trong bữa ăn hàng ngày.
- Đảm bảo bé uống đủ nước hàng ngày để giúp phân mềm, xốp, dễ thải ra ngoài.
- Tạo thói quen đi vệ sinh để hạn chế bé bị táo bón lâu ngày.
- Khuyến khích trẻ vận động thể chất đều đặn để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu với trẻ những năm đầu đời. Trong đó, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với những trẻ không dùng sữa mẹ, nên cân nhắc chọn sản phẩm chứa dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa (như Nucleotides) giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho bé.
Dinh dưỡng vẹn tròn, cân bằng Glico ICREO giúp bụng bé khỏe, “đánh bại” táo bón
Với mong muốn đồng hành cùng mẹ nuôi con khỏe tự nhiên, Glico ICREO dành hơn 100 năm nghiên cứu sao cho hệ dinh dinh dưỡng trong mỗi sản phẩm đủ lượng - đủ chất, phù hợp với trẻ theo từng giai đoạn phát triển.
Thấu hiểu rằng những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên nguy cơ rối loạn rất cao. Do vậy, Glico ICREO chủ động bổ sung các “chiến binh” Nucleotides hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột, dạ dày. Điều đó góp phần cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất để bé ít khó tiêu, táo bón. Hơn nữa, dưỡng chất này còn xây dựng “hàng rào” đề kháng vững chắc cho bé khỏe mạnh, ít bệnh vặt.
Nucleotides không chỉ cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mà còn góp sức xây dựng đề kháng để con phát triển tốt.
Bên cạnh Nucleotides, sữa Glico ICREO cũng có hương vị thơm ngon giúp trẻ thích thú. Đồng thời, sản phẩm cung cấp tiền tố DHA từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản, hỗ trợ bé hoàn thiện cấu trúc, chức năng não bộ, thị giác tối ưu.
>> Với mỗi phiên bản Glico ICREO theo từng độ tuổi, thương hiệu còn bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo nền tảng dinh dưỡng vững chắc để trẻ phát triển toàn diện. Mời mẹ xem chi tiết hơn tại đây!
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc “trẻ bị táo bón lâu ngày có sao không”. Nhìn chung, mẹ không nên chủ quan trước bất kỳ biểu hiện khác lạ nào ở trẻ, mà nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám sớm. Qua đó, mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp, nhờ đó giúp con nhanh khỏe, phát triển tốt.
Nguồn tham khảo:
1. Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Táo bón ở trẻ em (Đã truy cập 06 03 2025).
2. Bệnh viện Nhi Trung ương. Một số điều cần biết về táo bón trẻ em (Đã truy cập 06 03 2025).
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Glico ICREO Grow-up Milk (820g)
Sữa Glico ICREO số 1 820g (Grow-up Milk) bổ sung MFGM giúp trẻ từ 1 - 3 tuổi phát triển hệ thần kinh, hệ miễn dịch cùng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh. Chọn ngay!
Glico ICREO Learning Milk (820g)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!