1. Ốm nghén 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng ốm nghén 3 tháng đầu chưa được lý giải rõ nhưng nhiều khả năng do:
- Khi mang thai, cơ thể tăng hormone HCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen gây kích thích dạ dày và dẫn đến buồn nôn.
- Khứu giác mẹ bầu nhạy cảm với mùi và vị. Vì thế những mùi hương mạnh như cá, nước hoa, mùi cơ thể,... có thể dễ dàng khiến mẹ gặp tình trạng buồn nôn và nôn.
- Tâm lý căng thẳng khi mang thai lần đầu có thể làm tăng cảm giác buồn nôn, khiến mẹ ốm nghén nhiều vào 3 tháng đầu.
- Tình trạng ốm nghén 3 tháng đầu còn có thể do một số yếu tố khác như hệ tiêu hoá nhạy cảm, thay đổi thói quen ăn uống, làm việc quá sức,...
Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu đau lưng có sao không? Lý do & Cách khắc phục
Tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nhiều nguyên nhân, trong đó thay đổi nội tiết tố là lý do phổ biến.
2. Chia sẻ cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu cho mẹ thoải mái sinh hoạt
Ốm nghén là triệu chứng bình thường khi mang thai nên mẹ bầu đừng quá lo. Tùy vào mức độ ốm nghén nhẹ hay nặng mà mẹ có thể áp dụng cách bên dưới để giảm bớt.
2.1. Cách giảm nghén tự nhiên không dùng thuốc
Trường hợp mẹ bầu nôn nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thì có thể áp dụng các cách dưới đây:
2.1.1. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Mệt mỏi có thể làm tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu, đặc biệt là mẹ mang thai lần đầu nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn. Theo đó, mẹ hãy ngủ đủ giấc vào ban đêm (ít nhất 7 giờ) và nếu cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày thì hãy nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, hãy tạo không gian thoáng đãng và yên tĩnh để mẹ bầu nghỉ ngơi thoải mái.
Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ do đâu? Cách cải thiện hiệu quả
2.1.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học là một giải pháp giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm ốm nghén hiệu quả. Cụ thể:
- Chia bữa nhỏ trong ngày: Thay vì ăn 3 bữa lớn, mẹ hãy chia thành 6 bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp ngăn đường tiêu hoá hoạt động quá sức sau một bữa ăn no, từ đó hạn chế tình trạng buồn nôn trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày: Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nhiều đường hoặc cay nồng (tiêu, tối, hành tây,...). Vì đây là những thực phẩm gây kích ứng dạ dày, khiến tình trạng buồn nôn và nôn nặng hơn.
- Uống đủ nước: Mất nước có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu cần uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (tương đường 2 lít/ngày), có thể tăng lên 2,5 - 3 lít/ngày tùy theo nhu cầu. Mẹ có thể bổ sung nước thông qua nước lọc, nước ép trái cây, trà gừng,... đồng thời tránh đồ uống nhiều caffeine (cà phê, soda,...) vì có thể khiến cơ thể mất nhiều nước và làm dạ dày khó chịu.
- Bổ sung thêm một số thực phẩm: Mẹ bầu nên thêm vào chế độ ăn uống các thực phẩm dễ tiêu (gạo, bánh mì nướng, bánh quy giòn,...); thực phẩm giàu protein (các loại hạt, trứng,...); trái cây (cam, quýt,...); rau xanh (bông cải xanh, rau chân vịt,...); gừng, trà thảo mộc (trà gừng, bạc hà, hoa cúc,...). Những thực phẩm này giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn, hỗ trợ mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái hơn.
Xem thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cải thiện tình trạng ốm nghén.
2.1.3. Sinh hoạt khoa học
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên để giảm các triệu chứng ốm nghén. Mẹ cũng nên thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành, từ đó giảm ốm nghén. Ngoài ra, mẹ bầu nên tìm hiểu mùi hương nào làm cơn nghén của bản thân trầm trọng hơn, từ đó tránh tiếp xúc chúng.
2.1.4. Kết hợp vận động nhẹ nhàng
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu tăng sức khỏe, cải thiện tâm trạng đồng thời giảm ốm nghén. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga (tư thế ngọn núi, tư thế ghế ngồi, tư thế cái cây,...), bơi lội,... Tránh các bài tập cường độ cao hoặc các môn thể thao va chạm như bóng chuyền, cầu lông,...
Xem thêm: 6 tư thế yoga cho bà bầu 3 tháng đầu đơn giản, dễ thực hiện
2.2. Cách giảm nghén với thuốc uống vitamin
Với trường hợp ốm nghén nặng, nôn ói nhiều, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể bổ sung vitamin B6, vitamin B1 theo chỉ định bác sĩ. Cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bổ sung 2 vitamin này thông qua thực phẩm giàu vitamin B6 (thịt, cá, đậu xanh, chuối,...); vitamin B1 (ngũ cốc nguyên hạt, nấm mỡ, măng tây,... Hoặc thực phẩm bổ sung vitamin B6 và vitamin B1 với liều lượng phù hợp.
Lưu ý: Mẹ bầu nên bổ sung vitamin B6 và vitamin B1 theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ không tự ý bổ sung 2 vitamin quá liều hoặc dùng trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh các vitamin nên bổ sung, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén nên hạn chế sử dụng:
- Thuốc chống nôn Promethazine, Metoclopramide, Doxylamine: Những loại này có thể giảm triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng giai đoạn đầu của thai kỳ khá nhạy cảm mẹ nên hạn chế sử dụng, nếu dùng phải có sự giám sát của bác sĩ vì có thể gây buồn ngủ.
- Thuốc chứa sắt: Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tránh bổ sung thuốc chứa sắt vì có thể làm tình trạng buồn nôn trầm trọng thêm.
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung vitamin cho mẹ bầu an toàn, hấp thu tốt
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin B6 và vitamin B1 theo chỉ định của bác sĩ để giảm ốm nghén.
3. Bầu 3 tháng bị ốm nghén: Khi nào đến bác sĩ khám?
Mẹ bầu 3 tháng bị ốm nghén cần phải đến gặp bác sĩ khi có các biểu hiện sau:
- Sụt cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
- Nôn nghén quá mức, khiến mẹ không thể sinh hoạt bình thường.
- Đi tiểu ít hơn so với bình thường hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi ngồi hay đứng dậy.
- Ốm nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai - đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu bị chửa trứng.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
4. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc và giải đáp liên quan đến tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Mời mẹ tham khảo và ‘bỏ túi’ kiến thức hữu ích để có thai kỳ khỏe mạnh:
4.1. Dùng gừng để giảm nghén 3 tháng đầu được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể dùng gừng dưới dạng kẹo gừng, trà gừng,… để giảm ốm nghén. Vì gừng có tính ấm có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Hơn nữa, hợp chất gingerol và shogaol trong gừng kích thích nhu động ruột co bóp tốt, từ đó tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Nhờ đó, mẹ bầu ăn ngon miệng và tránh ốm nghén hiệu quả.
Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu chi tiết, chuẩn khoa học
4.2. Mẹ nên ăn gì để giảm ốm nghén 3 tháng đầu?
Để giảm ốm nghén 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn các loại trái cây (thanh long, nho, quả me, quả sấu,...); khoai tây, khoai lang, bánh quy, sữa và chế phẩm từ sữa,... Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế các thực phẩm có mùi mạnh, chất béo và đồ chiên xào.
Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để bớt nghén và đảm bảo dinh dưỡng cho bé?
Đến đây, chắc hẳn mẹ đã biết cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả, giúp thai kỳ thoải mái hơn. Bên cạnh giúp giảm nghén, việc nghỉ ngơi hợp lý, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp vận động nhẹ nhàng còn giúp tạo nền tảng sức khỏe vững chắc, cho mẹ và bé có hành trình thai kỳ khỏe mạnh.
Glico ICREO Balance Milk tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da, cho bé êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên
Ăn uống ngon miệng là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sữa cho con. Tuy nhiên, một số trường hợp sau sinh mẹ bỉm vẫn có thể bị buồn nôn, nhạt miệng, chán ăn trở lại không rõ nguyên nhân,... dẫn đến ảnh hưởng khả năng sản xuất sữa. Hiểu điều này, Glico ICREO đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến để mang đến Glico ICREO Balance Milk - ‘Món quà’ sở hữu nguồn dinh dưỡng cân bằng, êm dịu tiêu hóa, phù hợp để đồng hành cùng mẹ chăm sóc cho bé yêu trong 12 tháng đầu đời.
Đặc biệt, Glico ICREO Balance Milk được kế thừa những lợi ích quý giá từ da kề da. Đây là phương pháp được thực hiện trong 90 phút sau sinh, cho trẻ nhận được nguồn lợi khuẩn tốt từ mẹ giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và hình thành miễn dịch vững vàng.
- Hỗ trợ hoàn thiện đường ruột để trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu dưỡng chất hiệu quả nhờ 5 loại Nucleotides kết hợp cùng ‘bộ đôi’ chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta.
- Giúp củng cố hàng rào đề kháng của trẻ thêm vững chắc để tránh khỏi nguy cơ cảm vặt nhờ nhận kháng thể IgA và IgG được kích thích bởi Nucleotides cùng beta-carotene (tiền vitamin A).
- Trẻ phát triển trí não tinh anh, lanh lợi hơn bởi sữa độc quyền bổ sung tiền tố DHA từ lá tía tô xanh Nhật Bản. Đây là thành phần lành tính từ tự nhiên, có khả năng chuyển hóa vừa vặn nhu cầu cơ thể nên trẻ hấp thu dễ dàng.
- Góp phần bảo vệ thận của trẻ nhờ ứng dụng công nghệ khử muối giúp giảm lượng natri và khoáng chất thừa.
- Cùng hương vị sữa ngọt thanh bé dễ hợp tác do chỉ sử dụng đường lactose tự nhiên (loại đường có trong sữa mẹ).
Glico ICREO Balance Milk bổ sung 5 loại Nucleotides giúp bé yêu êm bụng và khỏe sức để phát triển toàn diện.
>> Bên cạnh Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO còn mang đến các dòng sữa chứa dưỡng chất quý hỗ trợ trẻ phát triển tốt ở từng giai đoạn. Mẹ xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo:
1. BS. Nguyễn Ngọc Sáng – Đại học Y Dược Hải Phòng. Cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả (Đã truy cập 02 06 2025).
2. VNEXPRESS. Những cách giảm buồn nôn khi nghén (Đã truy cập 02 06 2025).