Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ do đâu? Cách cải thiện hiệu quả

Ba tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian đầy háo hức khi biết mình đang mang trong bụng một ‘thiên thần bé nhỏ’, nhưng cũng không ít thách thức với mẹ bầu. Một trong những vấn đề thường gặp là tình trạng mất ngủ, khiến mẹ không chỉ mệt mỏi mà còn lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ và làm thế nào cải thiện? Mời mẹ theo dõi ngay sau đây!

1. Bầu 3 tháng đầu có bị mất ngủ không và triệu chứng là gì?

Điều này còn tùy vào từng mẹ bầu, nhưng trên thực tế, rất nhiều thai phụ gặp tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

Các triệu chứng cho thấy mẹ bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ bị thức giấc giữa đêm.
  • Dễ bị giật mình khi ngủ, cảm giác bất an hoặc lo lắng.
  • Thức dậy sớm hơn bình thường, khó ngủ lại.
  • Cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày nhưng lại không ngủ ngon vào ban đêm.

Xem thêm: 10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ nên biết

2. Nguyên nhân khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị mất ngủ

Có thai 3 tháng đầu bị mất ngủ có thể xuất phát từ những lý do sau:

2.1. Do thai nghén

Nhiều mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ, chủ yếu do tình trạng thai nghén. Sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin sẽ làm cơ thể mẹ mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí nôn ói vào ban đêm. Tất cả những triệu chứng này đều góp phần gây gián đoạn giấc ngủ, khiến mẹ khó ngủ ngon.

Xem thêm: Lưu ngay cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả, an toàn

Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ do thai nghén

Thai nghén là một trong những nguyên nhân chính khiến mẹ trằn trọc, khó ngủ về đêm.

2.2. Thay đổi nội tiết tố

Trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), nồng độ hormone progesterone tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của mẹ bầu. Dù hormone này cần thiết cho thai kỳ nhưng cũng khiến nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, nóng bức khó chịu. Vì thế, mẹ bầu thường buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại khó ngủ ngon vào ban đêm.

2.3. Tiểu đêm nhiều

Khi thai lớn dần và tử cung bắt đầu chèn ép vào bàng quang, mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm. Tình trạng này khiến mẹ phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh, làm gián đoạn giấc ngủ, thậm chí khó ngủ lại.

2.4. Vấn đề về tiêu hóa

Mang thai khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động chậm hơn, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, ợ nóng hoặc táo bón. Đặc biệt, khi nằm nghỉ ngơi, axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì & không nên ăn gì để khỏi nhanh?

2.5. Đau nhức toàn thân

Trong 3 tháng đầu, dù bụng bầu chưa quá lớn nhưng cơ thể mẹ đã bắt đầu có những thay đổi để thích nghi như tăng lưu lượng máu, gây cảm giác đau lưng, chuột rút ở chân, nhức mỏi chân tay. Những cơn đau nhức âm ỉ này có thể khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ thức giấc giữa đêm.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu đau lưng có sao không? Lý do & Cách khắc phục

Có thai 3 tháng đầu bị mất ngủ do đau lưng

Do thay đổi hormone, mẹ bầu còn dễ bị đau lưng hoặc nhức mỏi toàn thân làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2.6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính trên, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị mất ngủ còn do một số yếu tố khác như:

  • Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi: Sự thay đổi hormone trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến mẹ bầu dễ lo lắng, căng thẳng, thậm chí dẫn đến cáu gắt. Tâm trạng thất thường cộng thêm cảm giác mệt mỏi liên tục dễ khiến mẹ mất ngủ hoặc khó ngủ sâu.
  • Mẹ bầu bị khó thở: Khi thai phát triển, tuần hoàn máu tăng và hormone thai kỳ ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ khiến mẹ cảm thấy khó thở, thở nông, đặc biệt khi nằm. Cảm giác khó chịu này dễ khiến mẹ thức giấc giữa đêm hoặc khó đi vào giấc ngủ.
  • Do căng bầu ngực: Sự gia tăng nội tiết tố khiến bầu ngực căng tức, đau nhức. Cảm giác căng đau này khiến mẹ khó nằm thoải mái, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và không ngon giấc.

Xem thêm: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hay đói bụng có sao không?

3. Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ có ảnh hưởng thai nhi không?

Thông thường 3 tháng đầu bị mất ngủ gần như không gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ. Cụ thể như:

  • Mất ngủ kéo dài khiến mẹ bầu căng thẳng, dễ rơi vào trạng thái lo âu hoặc trầm cảm.
  • Rối loạn nhịp thở khi ngủ trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

4. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ cải thiện như thế nào?

Nếu mẹ có thai 3 tháng đầu bị mất ngủ, có thể cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng những biện pháp đơn giản như chọn tư thế ngủ thoải mái nhất, lưu ý trong chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng,... Cụ thể:

4.1. Chọn tư thế ngủ thoải mái

Việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp có thể giúp giảm áp lực lên cơ thể và dễ chịu hơn khi ngủ. Theo đó, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn cho mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm gối bầu để nâng đỡ lưng, bụng và chân, giúp giảm bớt cảm giác căng tức hoặc đau mỏi.

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu chi tiết, chuẩn khoa học

Cách giúp bầu 3 tháng đầu ngủ ngon

Mẹ bầu nên chọn tư thế ngủ thoải mái kết hợp gối kẹp giữa hai chân để giảm bớt đau lưng, giúp ngủ ngon hơn.

4.2. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe trong giai đoạn này. Đặc biệt, nên cung cấp đủ vitamin A, B, C giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu khoáng chất như canxi, sắt, magie,… cũng cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mẹ bầu.

Xem thêm: [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung đủ nước mỗi ngày và tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ uống có chứa caffeine vào buổi tối. Ăn nhẹ trước khi đi ngủ với các món dễ tiêu như sữa ấm hoặc một ít hạt dinh dưỡng có thể giúp ổn định đường huyết và dễ ngủ hơn.

Xem thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ

4.3. Thường xuyên vận động nhẹ 

Những bài tập vận động nhẹ nhàng cũng là một trong những cách cải thiện tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị mất ngủ. Khi mẹ đi bộ hoặc thực hiện bài tập yoga bầu, cơ thể sẽ được thư giãn hơn và hỗ trợ tuần hoàn máu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ không nên tập thể dục quá gần giờ đi ngủ để tránh làm tăng nhịp tim và gây khó ngủ.

4.4. Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ

Để cải thiện tình trạng bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ, mẹ hãy thử ngâm chân bằng nước ấm. Cách này có thể giúp mẹ cảm thấy tinh thần thư giãn hơn, giảm căng thẳng; đồng thời còn tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó giúp mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ nên ngâm chân

Một vài hoạt động trước khi đi ngủ như ngâm chân hoặc đọc sách cũng giúp mẹ thoải mái tinh thần và dễ ngủ hơn.

4.5. Xây dựng thói quen ngủ khoa học

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hình thành đồng hồ sinh học ổn định. Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại hoặc máy tính trước giờ ngủ để giúp cơ thể dễ dàng sản xuất melatonin – một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ.

4.6. Bổ sung vitamin hỗ trợ giấc ngủ nếu cần thiết

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn bổ sung các loại vitamin hoặc khoáng chất hỗ trợ giấc ngủ như magie, vitamin B, sắt hoặc canxi. Nhờ đó giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung vitamin cho mẹ bầu an toàn, hấp thu tốt

Nhìn chung bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ là tình trạng thường gặp nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu mẹ biết cách chăm sóc bản thân đúng cách. Khi giấc ngủ được đảm bảo, cơ thể mẹ sẽ phục hồi tốt hơn để tiết ra dòng sữa ngọt lành, giàu dưỡng chất cho bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Glico ICREO Balance Milk tiếp nối lợi ích da kề da, cho bé êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên

Ngoài việc mất ngủ trong 3 tháng đầu, một vài mẹ cũng có thể gặp tình trạng này sau sinh do chưa quen với nhịp sống khi có em bé. Điều này tất nhiên cũng khiến mẹ mệt mỏi, buồn bực, dẫn đến ảnh hưởng khả năng sản xuất sữa. Nhưng mẹ đừng lo, vì có sữa Glico ICREO Balance Milk sẽ là giải pháp đáng tin cậy, đồng hành cùng mẹ trong giai đoạn này để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bé trong 12 tháng đầu đời.

Đặc biệt, Glico ICREO Balance Milk còn tiếp nối lợi ích quý từ da kề da - phương pháp được khuyến khích thực hiện trong 90 phút đầu sau sinh, giúp cứu sống khoảng 150.000 trẻ sơ sinh và giảm 65% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân. Chưa kể, bằng việc da kề da còn giúp bé phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch nhờ tiếp nhận lợi khuẩn từ da mẹ & kháng thể IgA, IgG mà mẹ truyền sang con qua dòng sữa ngọt lành.

Lợi ích của da kề da với bé

Phương pháp da kề da đã được nghiên cứu chứng minh là có thể giúp bé phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường đề kháng.

Tương tự da kề da, Glico ICREO Balance Milk tiếp nối lợi ích bằng nguồn dưỡng chất cân bằng, thành phần được chọn lọc kỹ lưỡng:

  • Con tiêu hóa tốt, nhẹ bụng, hấp thu tốt dưỡng chất và không táo bón với 5 loại Nucleotides, chất xơ GOSAxit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO).
  • Đề kháng của bé cũng thêm vững vàng, khỏe sức để chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài nhờ Nucleotides kết hợp cùng beta-carotene (tiền vitamin A). 
  • Hỗ trợ con yêu phát triển trí não tinh anh nhờ tiền tố DHA độc quyền từ dầu tía tô xanh Nhật Bản. Với nguồn gốc thực vật lành tính từ tự nhiên nên bé dễ tiêu hóa và hấp thu hiệu quả.
  • Glico ICREO Balance Milk còn ghi điểm nhờ có hương vị thanh nhạt từ đường lactose (loại đường có trong sữa mẹ) giúp con dễ làm quen và không bỏ bú mẹ; công nghệ khử muối loại bỏ lượng natri dư thừa để bảo vệ thận non nớt của bé con.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

Balance Milk bổ sung dưỡng chất cho bé

Glico ICREO Balance Milk như da kề da giúp con xây dựng hệ tiêu hóa và đề kháng vững vàng để khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

>> Mời mẹ tìm hiểu thêm các phiên bản Glico ICREO phù hợp theo từng độ tuổi của con tại đây!

Nguồn tham khảo:

1. Cleveland Clinic . Pregnancy Insomnia (Đã truy cập 01/06/2025).

2. Jessica Timmons. How to Kick Insomnia in Early Pregnancy (Đã truy cập 01/06/2025).

Bài viết xem nhiều