1. Tổng quan về tình trạng nghén ở bà bầu
Ốm nghén là tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, thường xảy ra vào buổi sáng sớm, sau khi thức dậy hay sau mỗi bữa ăn. Nguyên nhân của hiện tượng này thường đến từ sự gia tăng nồng độ hormone HCG trong máu quá nhanh, khiến bà bầu luôn cảm thấy khó chịu và thay đổi khẩu vị. Hơn nữa, hormone progesterone trong cơ thể mẹ cũng không ngừng tăng cao, làm cho các cơ ở hệ tiêu hóa bị giãn ra và giảm khả năng co bóp. Vì vậy, thức ăn dễ trào ngược, gây cảm giác buồn nôn.
Thông thường, ốm nghén chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu, rồi tự thuyên giảm theo thời gian (đến khi hết tuần thai thứ 12). Tuy vậy, một số mẹ lại chịu đựng điều này đến hết thai kỳ, thậm chí càng lúc càng nặng. Điều này khiến cho cơ thể mẹ bị thiếu chất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hay đói bụng có sao không?
Ốm nghén có thể gián tiếp ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi nên bà bầu hãy thay đổi chế độ ăn hợp lý để con dễ dàng nhận đủ dưỡng chất cần thiết.
2. Bà bầu nên ăn gì để bớt nghén?
Bên dưới là những thực phẩm phù hợp cho phụ nữ mang thai bị ốm nghén:
2.1. Gừng
Gừng có tính ấm giúp mẹ làm ấm cơ thể và cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Thêm nữa, hợp chất gingerol và shogaol trong gừng kích thích nhu động ruột co bóp tốt, từ đó cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu sẽ ăn ngon miệng và tránh buồn nôn hiệu quả.
2.2. Quả me
Đáp án ăn gì cho đỡ ốm nghén là quả me. Bởi lẽ, vị chua ngọt của loại quả này giúp lấy lại vị giác cho bà bầu, nhờ đó giải quyết tình trạng chán ăn dễ dàng. Cùng với đó, me giàu chất xơ và vitamin nhóm B, hỗ trợ điều hòa nhu động ruột. Điều này cho mẹ tiêu hóa khỏe, ít đầy bụng hay buồn nôn.
Xem thêm: 15 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
2.3. Quả sấu
Quả sấu sở hữu vị chua ngọt dễ chịu, hạn chế kích thích dạ dày quá mức. Nhờ đó, uống một chút nước sấu sẽ giúp mẹ thấy thoải mái, giảm ốm nghén. Song song, sấu cũng chứa chất xơ, “chung tay” nuôi dưỡng lợi khuẩn ở ruột và các axit hữu cơ, tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì vậy, mẹ dễ tiêu hóa thức ăn mà không đầy hơi, nặng bụng hay buồn nôn.
Quả sấu vừa giúp mẹ hết ốm nghén nhanh, vừa cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của ruột.
2.4. Thanh long
Mẹ chưa biết bà bầu nên ăn gì để bớt nghén có thể thử thanh long. Đây là nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotics dồi dào, góp phần ổn định hệ vi sinh đường ruột. Nhờ thế, bà bầu phòng tránh rối loạn tiêu hóa hiệu quả và giảm bớt ốm nghén.
Xem thêm: 12 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên bỏ túi ngay
2.5. Nho
Hàm lượng lớn chất xơ từ nho sẽ nuôi dưỡng lợi khuẩn, ổn định hệ vi sinh và thúc đẩy nhu động ruột co bóp đều đặn. Vì thế, bà bầu thoải mái ăn uống, không lo lắng bụng khó chịu. Chưa hết, quả nho có tính mát, vị ngọt nên mẹ bầu ăn đúng cách có thể giải nhiệt cơ thể, tránh nóng trong.
2.6. Chuối
Với thắc mắc phụ nữ ốm nghén nên ăn gì, câu trả lời không thể thiếu là quả chuối. Đây là nguồn cung cấp vitamin B6 lý tưởng giúp cải thiện khả năng tiêu hóa để mẹ tránh ốm nghén, khó tiêu. Hơn nữa, chuối có chứa đường tự nhiên cho mẹ ổn định tâm trạng, tránh căng thẳng mà buồn nôn liên tục.
Xem thêm: Khám phá 15 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa
2.7. Khoai lang
Khoai lang cũng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin B6. Vì vậy, ăn một chút khoai khi mẹ thấy bụng khó chịu sẽ giảm triệu chứng nôn ói hiệu quả. Đồng thời, mỗi lúc chán ăn, mẹ có thể ăn khoai thay vì cơm như bình thường để nhận đủ năng lượng, dinh dưỡng vì loại khoai này rất giàu tinh bột, vitamin, khoáng chất,...
Khoai lang là thức ăn cho mẹ no lâu, nhưng không nặng bụng và tránh ốm nghén dễ dàng.
2.8. Khoai tây
Bật mí cho bà bầu nên ăn gì để bớt nghén là khoai tây. Bởi, đây là nguồn cung cấp nhiều chất xơ, góp phần cải thiện khả năng tiêu hóa để mẹ bớt đầy bụng, buồn nôn. Ngoài ra, củ khoai tây còn bù đắp năng lượng bị thiếu hụt nếu bà bầu ăn không ngon nhờ rất giàu chất đạm và chất bột đường.
Xem thêm: Điểm danh 12 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
2.9. Bánh quy
Khi mẹ ốm nghén, mệt mỏi hãy thử một ít bánh quy. Với hàm lượng tinh bột và năng lượng cao, bà bầu dễ dàng ổn định lại lượng axit trong dạ dày, hạn chế cảm giác buồn nôn.
2.10. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Tương tự bánh quy, sữa và chế phẩm từ sữa (như phô mai, sữa chua,...) cũng có tác dụng cân bằng axit ở dạ dày. Nhờ vậy, mẹ cảm thấy thoải mái, hết chóng mặt và muốn nôn nhanh chóng.
Xem thêm: Uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất cho mẹ và bé?
Sữa cùng các chế phẩm từ sữa có thể giảm lượng axit ở bụng mẹ, tránh khó chịu và trào ngược dạ dày.
3. Những lưu ý khác để mẹ bầu bớt nghén trong thai kỳ
Ngoài nắm rõ câu trả lời phụ nữ ốm nghén nên ăn gì, bà bầu hãy lưu lại thêm một số kinh nghiệm hữu ích sau đây:
- Tránh ăn thực phẩm cay nóng, mỡ động vật, nhiều gia vị, đồ chiên rán,... nhằm hạn chế gây thêm áp lực lên dạ dày.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức.
- Rèn luyện thể chất nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày để cải thiện hoạt động tiêu hóa.
- Nếu nghén quá nặng, không ăn uống được gì thì mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, hỗ trợ tìm cách xử lý.
Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi bà bầu nên ăn gì để bớt nghén. Mong rằng với những chia sẻ ấy, mẹ thuận lợi thiết kế chế độ ăn lành mạnh để thoát khỏi cảm giác khó chịu khi bị ốm nghén. Đồng thời, mẹ có thể tạo điều kiện tốt nhất giúp thai nhi phát triển ổn định.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng vẫn có trường hợp bỗng dưng nhạt miệng, chán ăn trở lại sau sinh không rõ nguyên nhân nên ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do đó, mẹ cũng đừng quên thiết kế bữa ăn lành mạnh, dễ tiêu khi cho con bú để cơ thể có đủ chất, đủ năng lượng nhé!
Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu kén ăn với 8 món ăn thơm ngon, đủ chất
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Glico ICREO Balance Milk tiếp nối lợi ích DA KỀ DA, cho bé êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên
Glico ICREO Balance Milk với công thức dưỡng chất cân đối và hương vị thanh nhạt là lựa chọn không thể bỏ qua cho trẻ những khi mẹ chán ăn nên ít sữa. Mẹ an tâm các sản phẩm Glico ICREO êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Điều này đã được chứng thực khi Glico ICREO liên tục nhận danh hiệu “mẹ Nhật tin dùng” trong 6 năm (2015, 2019, 2020, 2021, 2023, 2024).
Hơn nữa, Glico ICREO còn thấu hiểu tầm quan trọng của hành động da kề da sau sinh. Chỉ 90 phút ôm ấp đầu đời, em bé cải thiện khả năng tiêu hóa và miễn dịch tự nhiên tối ưu nhờ nhận triệu “chiến binh lợi khuẩn” từ mẹ. Vì vậy, thương hiệu chủ động bổ sung 5 loại Nucleotides khác nhau nhằm tiếp nối những lợi ích này.
Cụ thể, Nucleotides khi kết hợp với beta-caroten (tiền tố vitamin A) như vòng tay của mẹ ôm trọn con vào lòng. Qua đó kích thích cơ thể bé sản sinh kháng thể IgA và IgG để tạo ra “tấm chắn” đề kháng vững vàng. Nhờ thế, trẻ có thể tự bảo vệ mình trước các yếu tố gây hại từ môi trường. Không chỉ vậy, với sự kết hợp Nucleotides và chất xơ GOS, axit palmitic liên kết ở vị trí Beta, con yêu sớm hoàn thiện cấu trúc ruột và tăng độ cao lớp nhung mao. Vì thế, trẻ sở hữu hệ vi sinh ổn định, hệ tiêu hóa khỏe mạnh để không bị đầy bụng.
Glico ICREO Balance Milk sở hữu Nucleotides, mang lại lợi ích tích cực với hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ nhỏ.
Thêm vào đó, Glico ICREO Balance Milk chứa tiền tố DHA từ chiết xuất dầu tía tô xanh Nhật Bản. Với thành phần lấy từ thực vật như vậy, cơ thể trẻ vừa dễ dàng chuyển hóa thành DHA, tránh dư thừa để phát triển trí não hiệu quả; vừa hạn chế ảnh hưởng mùi vị sữa (như gây ra mùi tanh). Chẳng những vậy, thương hiệu đảm bảo mức natri và khoáng chất trong sữa luôn ở mức vừa đủ, không dư thừa bằng cách áp dụng công nghệ khử muối độc quyền. Vì thế, thận của trẻ không quá áp lực.
Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả
>> Bên cạnh Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO còn phát triển thêm phiên bản Glico ICREO Grow-up Milk và Glico ICREO Learning Milk. Mẹ có thể tìm hiểu chi tiết về từng sản phẩm TẠI ĐÂY để có lựa chọn phù hợp nhất với con yêu.
(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Nguồn tham khảo:
1. Sức khỏe & Đời sống. Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh? (Đã truy cập 06 05 2025).