Cẩm nang chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu chi tiết, chuẩn khoa học

Ba tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt đầu tiên) là giai đoạn “vàng” cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thai còn rất non yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, mẹ bầu - nhất là những người lần đầu mang thai cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào cho đúng? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu tiên, cơ thể mẹ bắt đầu có nhiều thay đổi rõ rệt về cả thể chất lẫn tâm sinh lý. Cụ thể đó là:

1.1. Sự thay đổi tâm sinh lý ở mẹ bầu

Mỗi mẹ bầu sẽ có trải nghiệm thai kỳ khác nhau, có người bị ốm nghén trong 3 tháng đầu nhưng cũng có mẹ trải qua khá nhẹ nhàng. Tuy vậy, phần lớn mẹ bầu đều gặp phải một số thay đổi điển hình như sau:

  • Dễ xúc động, nổi cáu: Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là hormone estrogen và progesterone sẽ khiến cảm xúc của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ dễ tủi thân, dễ khóc hoặc cáu gắt vì những chuyện nhỏ nhặt.
  • Mệt mỏi không muốn làm gì: Cơ thể mẹ đang phải hoạt động liên tục để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, dẫn đến cảm giác kiệt sức, buồn ngủ và thiếu năng lượng.
  • Vùng ngực có sự thay đổi: Ngực mẹ bắt đầu căng tức, nhạy cảm, đầu ti thâm hơn và có thể sưng nhẹ. Đây đều là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang chuẩn bị cho việc tạo sữa.
  • Hay có cảm giác buồn nôn, muốn nôn: Đây là triệu chứng điển hình nhất trong 3 tháng đầu. Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhất là buổi sáng. Nguyên nhân tình trạng này là do căng thẳng kết hợp với hormone thay đổi nên khiến mẹ nhạy cảm với mùi hơn và dễ buồn nôn.
  • Thường muốn đi tiểu: Do hormone HCG trong thai kỳ làm tăng lưu lượng máu xung quanh thận và xương chậu, khiến các bộ phận này phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến mẹ hay đi tiểu.

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để bớt nghén và đảm bảo dinh dưỡng cho bé?

Thay đổi tâm sinh lý ở bà bầu 3 tháng đầu

Buồn nôn và nôn là một trong những thay đổi rõ ràng nhất về tâm sinh lý của mẹ bầu 3 tháng đầu.

1.2. Sự phát triển của thai nhi

Ngay từ khi tinh trùng gặp trứng và tạo thành phôi thai, quá trình mang thai chính thức bắt đầu. Phôi sẽ di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ – đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong hành trình hình thành em bé.

Khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, phôi thai chỉ dài khoảng 1–2mm. Từ thời điểm này, bé bắt đầu trao đổi chất với mẹ và hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng mẹ cung cấp để phát triển.

Phôi thai lúc này gồm 3 lớp cơ bản:

  • Lớp trong cùng (nội bì): Phát triển thành phổi, gan và hệ tiêu hóa.
  • Lớp giữa (trung bì): Hình thành xương, cơ, tim, thận và cơ quan sinh dục.
  • Lớp ngoài cùng (ngoại bì): Phát triển thành da, tóc, mắt và hệ thần kinh.

Đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, đầu thai nhi sẽ khá to so với cơ thể. Các đường nét như mắt, mũi, miệng và tai bắt đầu hiện rõ; tay chân cũng xuất hiện các chồi ngón. Những cơ quan như hệ tuần hoàn, tiêu hóa và tim mạch sẽ tiếp tục hoàn thiện trong các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.

Xem thêm: 10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ nên biết

2. Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu khoa học từ A đến Z

Dưới đây là những kinh nghiệm về cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu, giúp mẹ bước vào giai đoạn thai kỳ một cách vững vàng và an toàn hơn.

2.1. Ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng

Khám thai đúng thời điểm không chỉ giúp mẹ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, mà còn kịp thời phát hiện các bất thường, từ đó có hướng xử lý sớm để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

  • 6 - 8 tuần: Đây là thời điểm siêu âm lần 1. Siêu âm trong thời điểm này sẽ giúp bác sĩ xác định bé có tim thai hay chưa, tình trạng làm tổ và phát triển ban đầu của thai nhi.
  • 11 - 12 tuần: Đây là thời điểm quan trọng để thực hiện sàng lọc quý I của thai kỳ, đặc biệt cần lưu ý với mẹ bầu trên 35 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc dị tật bẩm sinh, bệnh lý di truyền. Lúc này bác sĩ sẽ siêu âm đo độ mờ da gáy giúp đánh giá chính xác nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác.

Ngoài ra, siêu âm 3 tháng đầu còn giúp đánh giá cổ tử cung, phần phụ và phát hiện sớm các bất thường như thai ngoài tử cung, chửa trứng hoặc túi thai bất thường. Đồng thời, siêu âm còn giúp ước tính tuổi thai, dự đoán ngày sinh và theo dõi sự phát triển ban đầu của thai nhi.

Các mốc khám thai của mẹ bầu 3 tháng đầu

Ghi nhớ các cột mốc quan trọng để thăm khám, siêu âm sẽ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm bất thường nếu có.

2.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể mẹ nên ăn và kiêng những thực phẩm sau.

2.2.1. Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn

Để đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất cũng như chăm sóc thai nghén 3 tháng đầu, mẹ nên ăn những thực phẩm sau:

  • Chất đạm: Có trong thịt nạc, cá tươi, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại hạt đậu. Đây là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển tế bào và mô của thai nhi.
  • Chất béo Omega-3: Thực phẩm chứa omega-3 đó là cá hồi, bơ,... hỗ trợ sự phát triển trí não và thị lực cho thai nhi.
  • Thực phẩm giàu Axit Folic: Có trong rau lá xanh, bơ, ngũ cốc nguyên hạt,... giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Vitamin B6: Có trong chuối, cá hồi, thịt bò,... giúp giảm triệu chứng ốm nghén, buồn nôn trong giai đoạn đầu thai kỳ, đồng thời hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Sắt: Có trong thịt đỏ nạc, gan, cải bó xôi, đậu lăng,... giúp ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu; hỗ trợ tăng trưởng nhau thai và thai nhi.
  • Vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây,... giúp hấp thu sắt hiệu quả, tăng cường đề kháng cho cả mẹ và bé.
  • Uống đủ nước: Giúp duy trì lượng nước ối, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm mệt mỏi trong thai kỳ.

Xem thêm: [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Khi chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt.

2.2.2. Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu cần kiêng

Song song đó, khi chăm sóc sức khỏe 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên tránh những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm gây co thắt tử cung: Chẳng hạn như dứa, rau răm, đu đủ xanh,... Các thực phẩm này có thể kích thích tử cung co bóp, làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt trong giai đoạn thai còn yếu.
  • Hải sản chứa thủy ngân cao: Như cá ngừ đại dương, cá kiếm,... vì chứa nhiều thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Trứng lòng đào, trứng sống: Có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, gây rối loạn tiêu hóa, nôn ói và tiêu chảy cho mẹ bầu.
  • Đồ ăn chiên rán, quá ngọt hoặc cay: Ví dụ như gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹo, mì cay,.... Những thực phẩm này thể gây khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Thức uống chứa caffeine: Như cà phê, trà đặc,... có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt của mẹ.

Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

2.3. Chú ý giữ tinh thần thoải mái

Trong quá trình chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu, mẹ cần lưu ý giữ cho tâm trạng luôn thoải mái. Bởi vì, khi mẹ vui vẻ cơ thể sẽ sản sinh hormone endorphin giúp nâng cao miễn dịch và cải thiện tâm trạng hiệu quả. Theo đó, để giữ tinh thần thư giãn, mẹ có thể nghe nhạc nhẹ, thiền, trò chuyện với người thân hoặc đơn giản là dành thời gian làm những điều mình yêu thích mỗi ngày.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ do đâu? Cách cải thiện hiệu quả

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để giúp tinh thần mẹ luôn thoải mái trong giai đoạn đầu thai kỳ.

2.4. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng

Tập luyện nhẹ nhàng trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn máu, giảm triệu chứng mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tham khảo một số bài tập đơn giản như đi bộ chậm, yoga bầu, bài tập kéo giãn nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý vận động vừa sức, tránh các bài tập gắng sức hoặc tư thế dễ gây ngã.

Xem thêm: 6 tư thế yoga cho bà bầu 3 tháng đầu đơn giản, dễ thực hiện

2.5. Chế độ sinh hoạt vợ chồng trong 3 tháng đầu

Quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể diễn ra bình thường nếu mẹ bầu có sức khỏe ổn định. Việc quan hệ đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời còn duy trì đời sống vợ chồng hòa hợp giúp mẹ thư giãn tinh thần và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, mẹ nên vận động một cách nhẹ nhàng và có chừng mực, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trong các buổi khám thai để đảm bảo an toàn.

2.6. Bí quyết chăm sóc da cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi nội tiết tố khiến nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng da xỉn màu, nổi mụn hoặc khô ráp. Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu để da khỏe đẹp hơn:

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ, dành riêng cho bà bầu. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào.
  • Da mẹ bầu thường bị khô do thay đổi nội tiết, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm giúp duy trì độ mềm mại, ngăn ngừa nứt nẻ và căng rát da.
  • Tăng cường bổ sung rau củ và trái cây giàu vitamin C, E để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong, hỗ trợ giảm sạm da.
  • Có thể sử dụng kem chống rạn có thành phần tự nhiên, an toàn hoặc tham khảo bác sĩ để được tư vấn phương pháp phòng và trị rạn da phù hợp trong thai kỳ.
  • Hạn chế trang điểm để tránh kích ứng da và giảm nguy cơ hấp thụ hóa chất trong giai đoạn da nhạy cảm.

Xem thêm: 12 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên bỏ túi ngay

Chăm sóc da cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng kem dưỡng ẩm, giúp da luôn mềm mịn, hạn chế khô sạm.

3. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm nguy cơ sảy thai cao nhất. Vì vậy bên cạnh việc mẹ bầu cần chú ý theo dõi sức khỏe, thì người thân (đặc biệt là chồng) – nên chú ý quan tâm, chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu đúng cách.

3.1. Dấu hiệu bất thường cần thăm khám

Mẹ bầu cần đến bác sĩ để thăm khám ngay nếu gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Ra máu bất thường như màu đen, đỏ, lẫn dịch nhầy hoặc máu cục.
  • Bầu 3 tháng đầu bị đau lưng nhiều và gặp khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống. 
  • Đau co thắt bụng dưới hoặc đau bụng kèm triệu chứng chuột rút. 
  • Chóng mặt, buồn nôn và sốt cao, đau thắt bụng hơn 30 phút hoặc đau bụng kèm ra mồ hôi hột hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Xem thêm: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hay đói bụng có sao không?

3.2. Tuân thủ những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Theo kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu của nhiều chuyên gia, mẹ cũng nên lưu ý tránh một số điều sau:

  • Không nên sơn móng tay hoặc nhuộm/uốn tóc: Nhiều loại hóa chất trong thuốc nhuộm, sơn móng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu tiếp xúc thường xuyên.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình lâu trong bồn: Nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Không nên mang giày cao gót: Vì sẽ làm tăng nguy cơ té ngã, gây mất cân bằng cơ thể, ảnh hưởng đến vùng bụng và cột sống.
  • Không khuân vác vật nặng: Dễ gây co thắt tử cung, mệt mỏi và tăng nguy cơ sảy thai.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia: Gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não và thể chất của thai nhi.
  • Không sử dụng thuốc tùy tiện: Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu lưu ý gì

Sơn móng tay, nhuộm tóc hay mang giày cao gót,... là những điều mẹ cần tránh khi mang thai.

3.3. Tránh các sai lầm trong cách chăm sóc bà bầu khi mới mang thai

Lưu ý về chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu, bạn cũng cần tránh những quan niệm sai lầm như:

  • Mẹ phải ăn cho hai người: Đây là hiểu lầm phổ biến khiến mẹ ăn quá mức, tăng cân nhanh nhưng không đồng nghĩa với dinh dưỡng hợp lý.
  • Ốm nghén càng nặng, em bé càng thông minh: Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Ốm nghén là phản ứng sinh lý bình thường và không liên quan đến trí thông minh của bé.
  • Kiêng siêu âm: Điều này không đúng, vì siêu âm trong 3 tháng đầu là cần thiết để kiểm tra tuổi thai, vị trí thai, đo độ mờ da gáy… giúp sàng lọc sớm các bất thường.
  • Kiêng tập thể dục: Ngược lại, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, phù hợp để tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và hỗ trợ sinh nở dễ dàng hơn.

Xem thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ

Tóm lại chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu đúng cách là nền tảng vững chắc cho cả thai kỳ. Đừng chủ quan hay phó mặc mọi thứ cho cơ thể ‘tự lo’, bởi mỗi quyết định hôm nay đều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu sau này. Và khi hành trình mang thai khép lại bằng tiếng khóc chào đời, mẹ đừng quên thực hiện da kề da 90 phút sau sinh – bởi cái ôm đầu tiên ấy không chỉ an ủi bé mà còn giúp mẹ gắn kết với con từ tận sâu trái tim.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Hơn thế nữa, theo WHO phương pháp này giúp giảm 40% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân và giảm 50% tỷ lệ phải dùng kháng sinh sớm. Ngoài ra, khi da kề da con sẽ nhận được lợi khuẩn (Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp.) và kháng thể IgA, IgG; giúp kích hoạt hệ tiêu hóa và miễn dịch vững vàng để phát triển sau này.

Glico ICREO Balance Milk - Dinh dưỡng cân bằng như da kề da, cho con êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên

Theo đuổi triết lý ‘nuôi dưỡng trẻ tự nhiên, tốt lành như vòng tay chăm sóc của mẹ’, Glico ICREO không ngừng nỗ lực hoàn thiện các sản phẩm của mình để tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da. Cụ thể, với trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi, mẹ an tâm cho con dùng Glico ICREO Balance Milk vì được phát triển dinh dưỡng cân bằng với công thức đặc biệt, vừa đảm bảo đủ dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện, vừa không gây áp lực lên cơ thể của bé con:

  • Hỗ trợ con yêu tiêu hóa tốt, nhẹ bụng, không táo bón và hấp thu trọn vẹn dưỡng chất nhờ sự tham gia của dưỡng chất từ 5 loại Nucleotides, chất xơ GOSAxit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO).
  • Cho con đề kháng vững vàng, khỏe sức và hạn chế ốm vặt khi được bổ sung thành phần Nucleotides kết hợp cùng beta-carotene (tiền vitamin A).
  • Hỗ trợ bé con của mẹ phát triển trí não tinh anh bởi tiền tố DHA độc quyền từ dầu tía tô xanh Nhật Bản. Nhờ chứa nguồn gốc thực vật lành tính từ tự nhiên, nên dễ chuyển hóa thành lượng DHA vừa đủ theo nhu cầu giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt.
  • Hương vị sữa thanh nhạt bé dễ làm quen, không bỏ bú mẹ nhờ chỉ sử dụng lượng nhỏ đường lactose (loại đường tự nhiên có trong sữa mẹ).
  • Góp phần bảo vệ thận của bé bởi sữa ứng dụng công nghệ khử muối giảm lượng natri và khoáng chất dư thừa.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả

Balance Milk bổ sung dưỡng chất cho bé

Glico ICREO Balance Milk với nguồn dinh dưỡng cân bằng và bổ sung các chất thiết yếu giúp bé con của mẹ êm bụng, khỏe mạnh từ tháng ngày đầu đời.

> Để xem thêm thông tin chi tiết về thành phần của sản phẩm cũng như khám phá các phiên bản khác của Glico ICREO, cha mẹ hãy truy cập tại đây!

Nguồn tham khảo:

1. Báo Sức Khỏe & Đời Sống. Biến đổi tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai (Đã truy cập 04/06/2025).

2. Bệnh viện Vinmec. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu (Đã truy cập 04/06/2025).

Bài viết xem nhiều