Lịch sinh hoạt bé 1 tháng tuổi chuẩn khoa học & lưu ý nên biết

Tháng đầu sau khi chào đời là thời gian trẻ và bố mẹ có thể gặp nhiều bất cập: Trẻ thì đang phải thích nghi dần với môi trường mới, bố mẹ thì có thể chưa quen với việc chăm con - nhất là những đêm bé khóc quấy khóc. Lúc này, việc xây dựng lịch sinh hoạt bé 1 tháng tuổi là cần thiết, giúp con rèn thói quen sinh hoạt để con vui khỏe - bố mẹ có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

1. Tổng quan về nhu cầu của trẻ 1 tháng tuổi

Trước khi lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tháng tuổi, phụ huynh hãy tìm hiểu tổng quan về nhu cầu của con yêu trong giai đoạn phát triển quan trọng này.

1.1. Nhu cầu ngủ

Theo Tổ chức Nghiên cứu Giấc ngủ Hoa Kỳ (National Sleep Foundation – NSF), trung bình trẻ 1 tháng tuổi ngủ 14 - 17 giờ một ngày (có thể chênh lệch 1 - 2 giờ tùy từng trẻ). Tùy theo từng bé, con có thể ngủ khoảng 8 giờ vào ban đêm, thời gian ngủ còn lại diễn ra trong 2 đến 5 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 1 tháng tuổi thường chỉ thức khi bú sữa, và mỗi lần thức thường kéo dài từ 40 – 90 phút.

Nhu cầu ngủ của bé 1 tháng

Trẻ 1 tháng tuổi cần ngủ 14 - 17 tiếng mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển thể chất và nhận thức.

1.2. Lượng sữa trẻ cần

Trẻ 1 tháng thường cần khoảng 350 - 600 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày, chia thành 6 - 12 cữ bú. Tần suất bú của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sữa. Cụ thể, trẻ bú sữa mẹ có thói quen bú thường xuyên hơn, khoảng 2 – 3 giờ/cữ bú. Trong khi trẻ bú bình có thể bú ít hơn, khoảng 3 – 4 giờ/cữ bú.

1.3. Nhu cầu vận động

Trẻ 1 tháng tuổi tuy còn nhỏ nhưng đã bắt đầu có những hoạt động đáng yêu. Ở giai đoạn này, bé có thể:

  • Quơ tay hoặc nắm chặt bàn tay.

  • Nếu đặt nằm sấp, bé có thể xoay đầu qua trái hay qua phải.

  • Bé biết nhoẻn miệng mỉm cười.

  • Tập trung nhìn vào một vật nào đó.

  • Hướng mắt nhìn về nơi phát ra âm thanh thú vị.

Trong giai đoạn 1 tháng tuổi, trẻ cần thường xuyên thực hiện các vận động nhẹ nhàng để kích thích phát triển cơ bắp và hệ thần kinh. Theo đó, cha mẹ có thể khuyến khích bé vận động bằng cách cho con nằm sấp, nắm ngón tay, tương tác (nói chuyện, massage,...),...

Nhu cầu vận động của bé 1 tháng tuổi

Cha mẹ hãy cho trẻ nằm sấp, nắm ngón tay con, nói chuyện,... để khuyến khích trẻ phát triển khả năng vận động.

2. Tham khảo lịch sinh hoạt cho bé 1 tháng tuổi trong 1 ngày

Dưới đây là gợi ý lịch sinh hoạt chi tiết cho bé 1 tháng tuổi, giúp bé hình thành thói quen tốt và bố mẹ dễ dàng sắp xếp thời gian:

2.1. Lịch sinh hoạt bé 1 tháng tuổi uống sữa mẹ

Dưới đây là gợi ý lịch ăn của trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi được nuôi bằng sữa mẹ:

Thời gian

Hoạt động

7:30 - 8:00

Bé thức dậy.

8:00

Bé bú sữa mẹ. Mẹ đảm bảo bé ngậm núm vú đúng cách và bú hết sữa ở mỗi bên.

9:00

Bé ngủ thiếp đi và có một giấc ngủ ngắn đến khoảng trưa hoặc 13:00

13:00

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.

14:00

Cho bé bú sữa mẹ tiếp tục.

17:00

Trẻ thức dậy và chơi đùa.

19:00

Tắm cho bé (có thể tắm sớm hơn nếu bé khó chịu).

19:30 - 20:00

Bé được bú thêm sữa mẹ và vỗ ợ hơi.

20:00

Mẹ đặt bé xuống cũi và để con tự ‘nói chuyện’ để ngủ

2.2. Lịch sinh hoạt của bé 1 tháng tuổi uống sữa công thức

Với những trẻ 1 tháng tuổi dùng sữa công thức, mẹ có thể tham khảo lịch ăn dưới đây:

Thời gian

Hoạt động

5:00

Bé thức giấc và được bú khoảng 120 - 180ml sữa công thức. Sau đó, bé có thể tiếp tục ngủ, giúp cha mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi.

8:00 - 9:00

Bé tỉnh dậy và bú sữa.

9:00 - 12:00

Giờ trẻ chơi đùa.

12:30

Trẻ bú thêm một bình sữa công thức rồi ngủ trưa.

16:00

Trẻ tiếp tục bú thêm một bình sữa công thức.

16:30

Cha mẹ đưa trẻ ra ngoài chơi khoảng 1 giờ trước bữa tối.

18:00 - 19:00

Cả gia đình ăn tối.

19:00 - 20:00

Bé bú bình và bắt đầu vào giấc ngủ đêm.

24:00

Bé được cho bú bình cữ giữa đêm rồi vào ngủ lại. Lúc này, cha mẹ có thể đi ngủ như bình thường.

3:00 

Tiếp tục cho bé bú một cữ nữa rồi lại ngủ.

Lưu ý: Lịch sinh hoạt bé 1 tháng tuổi kể trên có thể điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm riêng của bé. Quan trọng cần tạo ra một thói quen để bé cảm thấy an toàn và dễ dàng thích nghi với lịch trình sinh hoạt của gia đình.

3. Xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tháng cần lưu ý gì?

Khi xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tháng tuổi, có một số điểm quan trọng bố mẹ cần lưu ý để đảm bảo con phát triển tốt và gia đình thoải mái:

3.1. Cho bé bú sữa theo nhu cầu, không nên quá cứng nhắc theo lịch

Trong những ngày đầu, thay vì quá tập trung vào việc lên lịch cứng nhắc mẹ nên ưu tiên cho bé bú thường xuyên. Trong đó, mỗi cữ bú của trẻ có thể kéo dài từ 10 đến 20 phút cho mỗi bên. Việc cho bé bú cũng là lúc mẹ đang da kề da cùng con. Sự tiếp xúc này không chỉ giúp tăng cường tình cảm mẹ con mà còn kích thích cơ thể mẹ giải phóng các hormone quan trọng, giúp sản xuất sữa nhiều hơn và chất lượng hơn.

Trong trường hợp mẹ ít sữa, Glico ICREO Balance Milk sẽ là giải pháp hỗ trợ mẹ ‘gỡ bỏ’ nỗi lo này, đảm bảo bé luôn nhận đủ dưỡng chất cần thiết.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Glico ICREO Balance Milk: Dinh dưỡng cân bằng như da kề da, cho con êm dụng khoẻ sức từ ngày đầu tiên

Mong muốn nuôi dưỡng bé tốt lành tự nhiên như vòng tay mẹ, Glico ICREO Balance Milk (cho bé từ 0 đến 12 tháng) được hoàn thiện công thức với nguồn dinh dưỡng cân bằng là yếu tố cốt lõi - cung cấp đúng chất, đủ lượng, phù hợp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đồng thời còn tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da trong việc thiết lập nền tảng tiêu hóa và đề kháng vững vàng cho bé yêu.

Giúp tăng độ cao lớp nhung mao, hoàn thiện đường ruột để trẻ khỏe tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất giúp phát triển khỏe mạnh - nhờ thành phần có 5 loại Nucleotides thiết yếu như trong sữa non (gồm AMP, CMP, IMP, UMP và GMP). Chưa kể, ‘bộ đôi’ chất xơ GOSAxit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) còn hỗ trợ bé hấp thu tối ưu, nhẹ bụng và không gây táo bón.

Hỗ trợ trẻ tăng cường đề kháng vững vàng, hạn chế nguy cơ ốm vặt thường gặp trong những năm đầu đời - bởi 5 loại Nucleotides sẽ phối hợp cùng β-carotene (tiền vitamin A) có nhiều trong sữa non. Qua đó giúp kích thích sản sinh thêm kháng thể IgA và IgG để tạo ‘tấm chắn’ bảo vệ cơ thể trẻ khỏi yếu tố gây hại từ môi trường.

Bên cạnh đó, Glico ICREO Balance Milk còn ‘ghi điểm’ với nhiều lợi ích ưu việt như:

  • Trẻ phát triển trí não tinh anh, thông minh nhanh nhạy nhờ sữa chứa thành phần độc quyền - tiền tố DHA chiết xuất từ dầu tía tô xanh Nhật Bản. Đây là thành phần lành tính có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng chuyển hóa thành DHA vừa vặn nhu cầu cơ thể nên trẻ dễ hấp thu.
  • Sữa có hương vị ngọt thanh nhất trong các loại sữa Nhật, bé dễ dàng hợp tác mà không bỏ bú mẹ do chỉ sử dụng đường lactose có trong nguồn sữa non (sữa mẹ) với độ đường chỉ 10,3%.
  • Góp phần bảo vệ thận non yếu của bé bởi sữa ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền, giúp giảm đáng kể lượng Natri và các khoáng chất thừa.

Bổ sung Balance Milk cho bé 1 tháng

Glico ICREO Balance Milk công thức dinh dưỡng cân bằng và tiếp nối lợi ích quý giá của da kề da - nuôi dưỡng bé tốt lành như vòng tay mẹ.

>> Bên cạnh sữa Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO còn ra mắt các sản phẩm khác phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Mẹ tìm hiểu chi tiết từng sản phẩm sữa chất lượng cho bé TẠI ĐÂY nhé.

3.2. Ghi lại nhật ký sinh hoạt của trẻ để lên lịch phù hợp

Để xây dựng một lịch sinh hoạt bé 1 tháng tuổi hiệu quả, việc ghi lại nhật ký của bé là vô cùng quan trọng. Trong vài ngày đầu, hãy ghi chép lại chi tiết thời gian bé ăn, ngủ, thức giấc, và cả những lúc bé quấy khóc. Những thông tin này sẽ giúp cho mẹ điều chỉnh lịch trình phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của con. Đây là cách tốt nhất để tạo ra một lịch sinh hoạt cá nhân hóa, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

3.3. Xem xét thêm thói quen sinh hoạt của gia đình khi lên lịch cho bé 1 tháng tuổi

Khi lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tháng tuổi, mẹ đừng quên xem xét thêm thói quen chung của gia đình. Một lịch sinh hoạt lý tưởng không chỉ đáp ứng nhu cầu của bé mà còn phải phù hợp với nhịp sống của cha mẹ và các thành viên khác.

Ví dụ: Nếu cả nhà có thói quen ăn tối vào một giờ nhất định, hãy cố gắng điều chỉnh cữ bú hoặc giấc ngủ của bé để cả nhà có thời gian ăn uống thoải mái hơn. Điều này giúp tạo sự hài hòa trong gia đình và giảm bớt áp lực cho cha mẹ.

3.4. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để tối ưu lịch trình

Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa là bước không thể thiếu để xây dựng lịch sinh hoạt của bé 1 tháng tuổi tối ưu nhất. Bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những lời khuyên chuyên môn dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng và sự phát triển tổng thể của bé. Bên cạnh đó, họ cũng có thể giúp cha mẹ giải đáp những thắc mắc liên quan đến lịch sinh hoạt, đảm bảo con yêu được chăm sóc một cách khoa học và an toàn nhất.

Tối ưu lịch sinh hoạt bé 1 tháng

Cha mẹ tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tháng tuổi tối ưu.

4. Các thắc mắc khác về lịch sinh hoạt bé 1 tháng tuổi

Ngoài những thông tin về lịch sinh hoạt, cha mẹ còn có một số thắc mắc khác liên quan đến lịch sinh hoạt của bé 1 tháng tuổi. Dưới đây là giải đáp:

4.1. Có nên áp dụng lịch sinh hoạt trẻ 1 tháng tuổi theo EASY không?

Phương pháp EASY là một chu trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viết tắt của các hoạt động: Eat (ăn) – Activity (chơi) – Sleep (ngủ) – Your time (thời gian của bạn). Phương pháp này giúp bé hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ và hỗ trợ cha mẹ sắp xếp thời gian chăm sóc con hiệu quả. Đồng thời, EASY còn khuyến khích bé tự ngủ, giảm bớt sự phụ thuộc vào bố mẹ.

Tuy nhiên, phương pháp có thể không phù hợp với mọi bé, đặc biệt là những trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc khó tự ngủ. Không chỉ vậy, EASY đòi hỏi sự kiên nhẫn cao từ phía bố mẹ, đặc biệt là trong việc duy trì lịch sinh hoạt lâu dài. Ngoài ra, cha mẹ cần cân nhắc tính cách của bé và nếp sinh hoạt của gia đình trước khi áp dụng EASY để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2. Trẻ 1 tháng ngủ nhiều có tốt không?

Việc trẻ 1 tháng tuổi ngủ liên tục khi bú hoặc ngủ lâu hơn 19 giờ mỗi ngày có thể không phải dấu hiệu nguy hiểm, do con đang trải qua một đợt tăng trưởng hoặc phát triển nhảy vọt. Nhưng cha mẹ nên chú ý theo dõi, nếu có các triệu chứng bất thường như: trẻ ngủ quá 19 giờ/ngày; thở hổn hển hoặc thở khò khè; tiếng thở lớn; lỗ mũi trẻ phồng to; xa xung quanh xương sườn bị lõm; sốt;... thì nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Tóm lại, việc xây dựng lịch sinh hoạt bé 1 tháng tuổi là rất quan trọng. Không chỉ giúp con hình thành thói quen tốt, mà còn hỗ trợ cha mẹ chủ động sắp xếp thời gian để chăm sóc bé hiệu quả mà không gặp áp lực. Hơn hết, ngoài tham khảo lịch trình kể trên, cha mẹ có thể dựa vào nhật ký sinh hoạt của con để điều chỉnh thời gian ăn, ngủ, vui chơi phù hợp cho bé phát triển khỏe mạnh vui vẻ nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh. Có nên cho trẻ bú đêm? Khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm (Đã truy cập 16 06 2025).

2. Babycenter. Sample baby schedules for 1- and 2-month-olds (Đã truy cập 16 06 2025).

3. The Bump. What You Need to Know About Setting a Baby Schedule (Đã truy cập 16 06 2025).

Bài viết xem nhiều