Lịch sinh hoạt bé 3 tháng tuổi khoa học & các lưu ý quan trọng

Khi bước sang 3 tháng tuổi, con yêu có những bước phát triển vượt trội: bắt đầu tương tác nhiều hơn, biết ‘hóng’ chuyện, lẫy lật và có thể ngủ những giấc dài hơn. Đây chính là thời điểm ‘vàng’ để cha mẹ thiết lập một lịch sinh hoạt bé 3 tháng khoa học và hợp lý. Bởi vì một lịch trình rõ ràng không chỉ giúp bé hình thành thói quen tốt, ăn ngủ điều độ, giảm quấy khóc mà còn mang lại sự chủ động và giảm căng thẳng cho cha mẹ.

1. Tổng quan về nhu cầu của trẻ 3 tháng tuổi

Khi bé yêu bước sang tháng thứ 3, nhu cầu về giấc ngủ, dinh dưỡng và vận động của bé cũng có những thay đổi đáng kể. Hiểu rõ những nhu cầu này sẽ giúp cha mẹ xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi phù hợp hơn.

1.1. Nhu cầu ngủ của bé 3 tháng tuổi

Khi được 3 tháng tuổi, bé cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày. Trong đó, bé có thể ngủ 12 giờ vào ban đêm và 3 giờ vào ban ngày, thường được chia thành 4 giấc ngắn, mỗi giấc khoảng 45 phút. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bé. Nên cha mẹ cần quan sát dấu hiệu mệt mỏi của bé để sắp xếp lịch ngủ phù hợp, giúp con ngủ đủ giấc, đảm bảo sự phát triển thể chất và tinh thần.

Nhu cầu ngủ của bé 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi cần ngủ đủ 15 giờ mỗi ngày, chia thành 4 giấc ngắn.

1.2. Lượng sữa bé 3 tháng tuổi cần

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng lên đáng kể. Bé thường cần khoảng 120 - 210ml sữa/lần sữa mẹ hay sữa công thức. Song song đó, mỗi ngày bé cần 5 - 6 cữ bú và thời gian cách nhau giữa mỗi cữ bú lâu hơn giai đoạn trước, khoảng 3 - 4 giờ/cữ bú. Cha mẹ nên chú ý đến dấu hiệu no của bé (như bé tự nhả ti, quay đầu đi, hoặc không còn hứng thú với việc bú) để tránh cho bé bú quá nhiều hoặc quá ít.

1.3. Nhu cầu vận động

Ở tháng thứ 3, bé bắt đầu có những bước tiến vượt bậc trong khả năng vận động. Bé không chỉ nằm yên một chỗ mà đã có thể thực hiện nhiều cử động đáng yêu như:

  • Biết dùng hai tay nắm lấy đồ vật.

  • Có thể nâng đầu lên một góc 45 độ.

  • Ngồi và giữ đầu cố định khi có cha mẹ hỗ trợ phía sau.

  • Nhìn thấy các đồ vật ở xa khoảng 7 mét.

Để hỗ trợ bé phát triển tối ưu các kỹ năng vận động này, cha mẹ có thể áp dụng các hoạt động đơn giản như: Để bé nằm sấp (hay còn gọi là “tummy time”) và đặt các món đồ chơi hấp dẫn ở phía trước để khuyến khích bé vươn tới; chơi cụng trán; chơi với gấu bông, búp bê,...; tương tác (nói chuyện, massage,...);...

Nhu cầu vận động của bé 3 tháng

Cha mẹ thường xuyên massage để hỗ trợ bé thư giãn cơ bắp, kích thích lưu thông máu, từ đó hỗ trợ phát triển khả năng vận động hiệu quả.

2. Gợi ý lịch sinh hoạt bé 3 tháng tuổi dễ áp dụng

Việc xây dựng một lịch sinh hoạt trẻ 3 tháng tuổi khoa học sẽ giúp con hình thành thói quen tốt, ăn ngủ điều độ và phát triển toàn diện. Dưới đây là gợi ý lịch trình chi tiết, được điều chỉnh linh hoạt tùy theo việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức:

2.1. Lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi uống sữa mẹ

Với các bé 3 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn, phụ huynh có thể áp dụng lịch sinh hoạt dưới đây:

Thời gian

Hoạt động

5:00

Bé thức giấc. Mẹ có thể bế bé lên giường, nằm nghiêng và tiếp tục đi vào giấc ngủ. Nếu mẹ thức dậy, bé cũng sẽ tiếp tục giấc ngủ.

7:00

Bé thức dậy và bú sữa mẹ.

8:30

Bé được vệ sinh cá nhân bằng khăn ấm, thoa kem dưỡng ẩm và thay quần áo. Sau đó, mẹ cho bé nghe nhạc và tập nằm sấp. Hoặc mẹ có thể đặt bé trong nôi để thực hiện các hoạt động cá nhân.

10:00

Mẹ bế bé theo khi dọn dẹp phòng hoặc nhà ở.

10:30

Bé bú sữa mẹ.

11:30

Bé bắt đầu buồn ngủ và ngủ giấc ngắn. Trong thời gian này, mẹ có thể ăn trưa và làm các hoạt động thường ngày như giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa,...

12:30 - 1:00

Bé thức dậy và được cho bú cữ tiếp theo. Sau bữa ăn, mẹ hãy đọc sách hoặc chơi các hoạt động đơn giản như để bé nằm sấp, cụng trán,... hỗ trợ bé phát triển các hoạt động thể chất.

14:30

Bé được cho ăn cữ tiếp theo.

16:30

Bé tiếp tục ăn và chợp mắt một lúc, nhưng không nên ngủ quá 6:00 chiều.

18:00

Bố mẹ ăn tối. Việc này đòi hỏi sự phối hợp giữa hai người: một người nấu ăn và người kia dọn dẹp. Thường thì mẹ nấu ăn trong khi bố bế bé, sau đó bố rửa bát trong khi mẹ tắm cho bé.

18:30 - 19:00

Trẻ bú một nửa (chỉ một bên vú), sau đó tắm khoảng 5 - 10 phút. Tiếp theo, mẹ massage cho bé bằng kem dưỡng ẩm, mặc quần áo và chải tóc cho con.

20:00

Mẹ cho bé bú tiếp bên vú còn lại.

20:30

Cha/ mẹ có thể đọc sách cho bé nghe, trong lúc đó cả gia đình trò chuyện và thư giãn.

21:00

Phụ huynh cho bé nằm trên nôi để ru và hát cho con nghe.

22:00

Mẹ cho bé bú một bên vú, thay tã và quần cho con. Sau đó, trong khi cho con bú bên vú còn lại, mẹ đặt bé trong nôi bên cạnh giường của mình.

22:30

Bé sẽ đi vào giấc ngủ, mẹ cũng lên giường ngay sau đó.

2.2. Lịch sinh hoạt bé 3 tháng tuổi uống sữa công thức

Dưới đây là lịch sinh hoạt trẻ 3 tháng tuổi uống sữa công thức khoa học:

Thời gian

Hoạt động

7:00

Bé thức dậy và bú cữ sữa đầu tiên.

8:00

Bé chơi với đồ chơi như gấu bông, búp bê,...

9:00

Bé buồn ngủ và ngủ khoảng 1 - 1.5 tiếng.

10:30

Mẹ tiếp tục cho bé bú sữa.

11:30

Bé thức dậy. Sau đó con tương tác với cha mẹ, hoặc chơi đồ chơi treo nôi hay cầm tay.

12:30

Con ngủ một giấc ngắn buổi trưa.

14:30

Bé bú sữa công thức.

15:30

Cha mẹ bế bé đi dạo, ngắm nhìn quang cảnh xung quanh nhà.

16:30

Bé ngủ một giấc ngắn.

17:30

Mẹ cho bé uống sữa công thức.

18:30

Phụ huynh tắm và massage cho bé.

19:30

Cha mẹ đọc sách, hát ru và tạo không gian yên tĩnh để bé chuẩn bị vào giấc ngủ đêm.

20:00

Mẹ cho bé bú cữ sữa công thức lần cuối trước khi ngủ.

20:30 - 7:00 (hôm sau)

Tùy theo mỗi bé, con có thể thức dậy 1 lần để bú đêm hoặc ngủ xuyên đêm.

Lưu ý: Hai lịch trình trên đều là gợi ý và cần được điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu và đặc điểm riêng của bé. Cha mẹ nên quan sát và tìm ra lịch trình phù hợp nhất với con mình để bé luôn cảm thấy an toàn, dễ dàng thích nghi.

3. Lưu ý khi áp dụng lịch sinh hoạt để bé 3 tháng thích nghi tốt?

Khi áp dụng lịch sinh hoạt bé 3 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo con thích nghi tốt và phát triển khỏe mạnh:

3.1. Ưu tiên cho bé bú theo nhu cầu

Khi bé yêu bước sang tháng thứ 3, việc cho con bú vẫn là một hành trình tự nhiên và đầy yêu thương. Thay vì quá đặt nặng vào một lịch trình cứng nhắc, mẹ hãy ưu tiên cho bé bú theo nhu cầu. Điều này có nghĩa là mẹ nên cho bé bú bất cứ khi nào con có dấu hiệu đói, thay vì chờ đến đúng giờ đã định.

Hơn hết, việc da kề da khi cho bú không chỉ giúp tăng cường sự gắn kết mẹ con, mà còn là hoạt động ‘vàng’ giúp cơ thể mẹ giải phóng các hormone để sản xuất nguồn sữa chất lượng dồi dào. Trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc muốn đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết, sữa công thức là một lựa chọn hoàn hảo, có thể được kết hợp linh hoạt cùng sữa mẹ. Lưu ý rằng, mẹ nên chọn sữa có vị thanh nhạt và công thức dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ 3 tháng để con dễ hấp thu.

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

Sữa Glico ICREO Balance Milk - Như những cái ôm da kề da của mẹ giúp con êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu tiên

Hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành dinh dưỡng trẻ em, Glico ICREO hiểu rằng dinh dưỡng cân bằng là nền tảng tốt nhất giúp bé yêu lớn khôn khỏe mạnh. Chính vì vậy, sữa Glico ICREO Balance Milk (cho bé từ 0 - 12 tháng) được phát triển theo công thức dinh dưỡng cân bằng với từng thành phần được chọn lọc tỉ mỉ. Không chỉ đủ lượng để vừa vặn với hệ tiêu hóa của trẻ, sữa còn cung cấp đúng chất để tiếp nối lợi ích quý giá từ da kề da trong việc tăng cường sức khỏe tiêu hóa và đề kháng vững vàng. Cụ thể:

✨ Bổ sung 5 loại Nucleotides như trong sữa non (gồm AMP, CMP, IMP, UMP và GMP) làm tăng độ cao lớp nhung mao, giúp trẻ hoàn thiện đường ruột để tiêu hóa khỏe và hấp thu tốt các dưỡng chất. Đặc biệt, các Nucleotides khi kết hợp cùng Beta-carotene (tiền vitamin A) còn giúp kích thích cơ thể bé sản sinh kháng thể IgA, IgG - tạo ra “tấm chắn” đề kháng vững chắc để trẻ phát triển khỏe mạnh, ít ốm vặt.

✨ Chứa Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) cùng chất xơ GOS giúp trẻ tối ưu khả năng hấp thu dưỡng chất mà vẫn nhẹ bụng, không gây táo bón.

✨ Độc quyền bổ sung tiền tố DHA chiết xuất từ dầu tía tô xanh Nhật Bản có nguồn gốc thực vật lành tính. Nhờ đó có khả năng tự tổng hợp và chuyển hóa thành DHA phù hợp nhu cầu cơ thể, trẻ dễ dàng hấp thu để phát triển trí não tinh anh một cách tự nhiên.

Bổ sung Balance Milk cho bé 3 tháng

Glico ICREO Balance Milk với nguồn dinh dưỡng cân bằng, êm dịu cùng mẹ chăm con êm bụng khỏe sức để lớn khôn khỏe mạnh.

✨ Sữa còn ghi điểm bởi hương vị ngọt thanh nhất trong các loại sữa Nhật, bé dễ ‘kết thân’ và không bỏ bú mẹ - nhờ chỉ chứa lượng nhỏ đường lactose có trong sữa mẹ (độ đường chỉ 10,3%).

✨ Ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền giúp duy trì lượng Natri cân bằng - tương đương với sữa tự nhiên, không gây gánh nặng lên thận chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh và không gây tích nước trong cơ thể.

>> Để xem chi tiết giá bán và nơi mua sữa Glico ICREO Balance Milk chính hãng, mời mẹ truy cập TẠI ĐÂY!

3.2. Quan sát tín hiệu của con để đáp ứng kịp thời

Việc nắm bắt và phản hồi kịp thời các tín hiệu của bé là chìa khóa để xây dựng một lịch sinh hoạt bé 3 tháng hiệu quả. Cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu báo hiệu bé đòi bú hoặc buồn ngủ:

- Dấu hiệu đòi bú:

  • Con quay đầu qua lại như đang tìm vú mẹ hoặc bình sữa (phản xạ tìm ti).

  • Bé có động tác giống như chú chim non đang há mỏ chờ ăn.

  • Bé quay đầu về phía vú mẹ hoặc nơi có hơi sữa.

  • Bé thực hiện các động tác mút bằng miệng (dù không có gì để mút) kèm theo chảy nước dãi. Hoặc con có thể mút ngón tay, bàn tay hoặc quần áo.

  • Bé nắm chặt tay thành nắm đấm nhỏ.

  • Con nhìn chằm chằm vào mẹ và dõi theo mẹ quanh phòng.

  • Biểu cảm khó chịu nhẹ trên khuôn mặt.

  • Bé có thể phát ra tiếng khóc "neh!" ngay trước khi chuyển sang khóc lớn.

  • Cơn đói cồn cào có thể đánh thức bé ngay cả khi đang ngủ say.

Lời khuyên: Nếu bé có các dấu hiệu đói bụng như đã nêu, mẹ nên cho bé bú ngay. Đối với trẻ bú mẹ, nên để bé bú hết một bên ngực trước khi chuyển sang bên còn lại để giúp sữa được tiết ra đều hơn. Với trẻ bú bình, mẹ nên cho bé uống hết lượng sữa trong một lần, tránh để sữa thừa vì có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.

- Dấu hiệu buồn ngủ:

  • Mắt bé có vẻ nặng trĩu, mí mắt sụp xuống hoặc chớp liên tục.

  • Bé đưa tay lên kéo tai, dụi mắt hoặc mũi.

  • Con ngáp thường xuyên - đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bé đã mệt, cần ngủ.

  • Trẻ trở nên cáu kỉnh, dễ khóc và không còn hứng thú với các hoạt động (chơi đùa, trò chuyện với cha mẹ,...)

  • Bé không còn tập trung vào đồ vật hay người thân xung quanh.

Lời khuyên: Thay vì chỉ dựa vào đồng hồ, cha mẹ nên dựa vào wake window (khoảng thời gian trẻ thức giữa các giấc ngủ) để xây dựng lịch ngủ ngày cho trẻ. Với bé 3 tháng tuổi, wake window thường dao động từ 1,5 đến 2 giờ. Việc quan sát kỹ các dấu hiệu sẽ giúp bạn cho bé đi ngủ đúng lúc, tránh tình trạng bé quá mệt mỏi và khó ngủ.

3.3. Sẵn sàng tâm lý không phải lúc nào trẻ cũng sinh hoạt đúng lịch trình

Việc thiết lập lịch sinh hoạt cho bé là rất hữu ích để tạo nếp sống ổn định. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý rằng không phải lúc nào bé cũng tuân thủ đúng thời gian đã đề ra. Trẻ sơ sinh - đặc biệt là giai đoạn 3 tháng tuổi - đang phát triển rất nhanh, nên nhu cầu ăn, ngủ, chơi của bé có thể thay đổi theo từng ngày. Vì vậy, bên cạnh sự nhất quán, cha mẹ cũng nên linh hoạt điều chỉnh lịch trình khi cần.

Ví dụ: Nếu bé thường ngủ giấc trưa lúc 12 giờ, nhưng hôm đó bé dậy sớm hơn bình thường và tỏ ra buồn ngủ ngay từ 11 giờ, cha mẹ có thể cho bé ngủ sớm hơn thay vì cố ép bé chờ đến đúng giờ quy định. Ngược lại, nếu bé đang chơi vui vẻ và tỉnh táo, có thể lùi thời gian ngủ một chút mà không gây ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh hoạt chung.

3.4. Thiết lập các khung giờ ngủ và bú cố định

Thiết lập khung giờ ngủ và bú tương đối cố định mang lại nhiều lợi ích cho cả bé và cha mẹ. Với trẻ, việc này giúp bé hình thành thói quen ăn uống và ngủ khoa học, điều hòa nhịp sinh học tự nhiên. Nhờ đó con sẽ ăn ngoan, ngủ sâu và ít quấy khóc. Đối với cha mẹ, một lịch trình đều đặn giúp phụ huynh có đủ giấc ngủ để duy trì năng lượng và tinh thần tốt nhất để chăm sóc bé.

Để giúp bé dễ dàng thích nghi với lịch trình, cha mẹ nên tạo chu trình thói quen:

  • Trước khi ngủ: Nên có chuỗi hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn như tắm nước ấm, mát-xa, thay tã và quần áo ngủ, đọc một câu chuyện ngắn hoặc hát ru. Thực hiện đều đặn những hoạt động này sẽ giúp bé nhận biết rằng đã đến lúc đi ngủ, từ đó sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Trước khi đến giờ bú: Cha mẹ có thể tạo một chu trình đơn giản để bé nhận biết đã đến giờ ăn. Ví dụ: lau mặt tay chân cho bé, nhẹ nhàng trò chuyện hoặc hát một bài quen thuộc, đưa bé đến đúng vị trí bú (như ghế hoặc phòng riêng), tạo không gian yên tĩnh và thoải mái. Những tín hiệu lặp lại này sẽ giúp bé hình thành phản xạ ăn uống đều đặn, dễ hợp tác hơn khi bú.

3.5. Đừng quên lồng ghép thời gian chơi và tương tác cùng bé

Ngoài việc ăn và ngủ, cha mẹ nên lồng ghép thời gian chơi và tương tác vào lịch sinh hoạt bé 3 tháng. Việc này giúp bé phát triển các giác quan, kỹ năng vận động tinh và thô, tăng cường khả năng nhận thức tốt hơn. Đặc biệt việc chơi và tương tác còn giúp xây dựng mối liên kết cảm xúc bền chặt giữa cha mẹ và bé yêu:

Một số hoạt động cha mẹ có thể áp dụng vào lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi:

  • Tập nằm sấp để giúp bé tăng cường cơ cổ, lưng và vai.

  • Trò chuyện, đọc sách nhằm kích thích thính giác và phát triển ngôn ngữ sớm.

  • Cho bé nghe nhạc để phát triển thính giác.

  • Cầm nắm đồ chơi để rèn luyện kỹ năng cầm nắm và phối hợp tay-mắt.

  • Massage tay chân để thúc đẩy lưu thông máu, giúp bé thư giãn và tăng gắn kết với cha mẹ.

Lưu ý khi áp dụng lịch sinh hoạt bé 3 tháng

Cha mẹ thường xuyên chơi và tương tác với con để tăng cường sợi dây gắn kết yêu thương, đồng thời kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ.

3.6. Tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi để tối ưu lịch trình

Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ lo lắng nào về lịch sinh hoạt của bé như ngủ quá ít, ăn không đủ, hoặc có những thay đổi bất thường trong hành vi,... Bác sĩ có thể cho lời khuyên dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng, và giai đoạn phát triển cụ thể của con. Bên cạnh đó, bác sĩ còn hỗ trợ cha mẹ điều chỉnh lịch sinh hoạt trẻ 3 tháng tuổi phù hợp, đảm bảo con yêu luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

4. Những thắc mắc khác về lịch sinh hoạt bé 3 tháng tuổi

Khi lên kế hoạch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi, có một số câu hỏi thường gặp mà cha mẹ quan tâm. Dưới đây là giải đáp chi tiết cho những thắc mắc đó:

4.1. Lịch sinh hoạt của bé 2 tháng và 3 tháng tuổi có khác nhau không?

Lịch sinh hoạt của bé 2 tháng và 3 tháng tuổi có sự khác biệt. Bé 3 tháng thường thức lâu hơn, ngủ ngày ổn định hơn, và tần suất bú sữa cũng có thể giảm hơn so với bé 2 tháng. Vì thế cha mẹ hãy quan sát và điều chỉnh lịch trình cho phù hợp với sự phát triển của bé.

4.2. Trẻ 3 tháng tuổi bú đêm mấy lần là đủ?

Trẻ 3 tháng tuổi cần bú đêm khoảng 2 - 3 lần/ngày, tùy thuộc vào nhu cầu và sự phát triển của từng bé. Một số bé có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm mà không cần bú, trong khi những bé khác vẫn cần 1 - 2 cữ bú để duy trì lượng sữa và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh chóng ở giai đoạn này. Quan trọng là cha mẹ nên quan sát dấu hiệu đói của bé để đáp ứng kịp thời, thay vì tuân thủ một cách cứng nhắc theo lịch trình.

4.3. Nên làm gì khi bé 3 tháng không chịu ngủ giấc ngày theo lịch?

Nếu trẻ 3 tháng tuổi không chịu ngủ giấc ngày theo lịch, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau: Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh; thiết lập thói quen trước khi ngủ (tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng, đọc truyện,...); hát ru hoặc vỗ về nhẹ nhàng;...

Hy vọng những thông tin và gợi ý về lịch sinh hoạt bé 3 tháng trên đây sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn trong hành trình chăm sóc bé yêu. Hãy nhớ rằng, mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau nên cha mẹ hãy theo dõi và điều chỉnh lịch trình phù hợp nhất cho bé và gia đình mình nhé.

Nguồn tham khảo:

1. BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh, Bệnh viện Từ Dũ. Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi (Đã truy cập 23 06 2025).

2. TS. Dược khoa Trương Anh Thư, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Chế độ sữa cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng: Bé bú bao nhiêu và bao lâu một lần (Đã truy cập 23 06 2025).

3. BS.CKI Lê Thị Ngọc Dung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Cữ ăn của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt? Lượng sữa bú bao nhiêu? (Đã truy cập 23 06 2025).

Bài viết xem nhiều