1. Nguyên nhân bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu
Bụng cồn cào liên tục khi mang thai 3 tháng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
1.1. Thay đổi nội tiết tố
Hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ mang thai không ngừng tăng cao. Đây là yếu tố khiến cơ thể mẹ thèm ăn liên tục, nhanh đói và có những sở thích ăn uống “lạ” hơn bình thường. Ví dụ, trước kia, mẹ không thích ăn sầu riêng nhưng khi có bé lại siêu thèm món này và có thể ăn hết cả quả chỉ trong một lần.
Hormone thay đổi liên tục vào 3 tháng đầu khiến nhiều mẹ đói bụng, thèm ăn liên tục.
1.2. Yếu tố tâm lý
Nhiều mẹ có tâm lý sợ con đói hay lo lắng bé không nhận đủ dưỡng chất. Điều này cũng là nguyên nhân khiến mang thai 3 tháng đầu hay đói bụng dù mới ăn xong.
1.3. Nhu cầu trao đổi chất của thai nhi
Vì mẹ đang nuôi dưỡng một em bé nhỏ trong bụng nên nhu cầu năng lượng cơ thể cần sẽ cao hơn trước. Trong đó, mẹ thường phải ăn đủ 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 1 - 2 bữa phụ (sau bữa sáng và trước khi ngủ) nhằm bổ sung đủ 1.800 - 2.350 kcal/ngày (thay vì chỉ 2.000 kcal/ngày như trước). Đồng thời, cơ thể mẹ bầu cũng có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn những người khác. Vì vậy, phụ nữ mang thai đói nhanh là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Xem thêm: 10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ nên biết
2. Mang thai 3 tháng đầu hay đói bụng có sao không?
Như đã phân tích kể trên, đây là một hiện tượng rất bình thường ở bà bầu. Vì vậy, khi đói, mẹ cứ thoải mái ăn theo nhu cầu của mình, không giới hạn số lượng và khẩu phần ở mỗi bữa hàng ngày, miễn là chế độ ăn uống ấy lành mạnh, khoa học. Qua đó đáp ứng đủ năng lượng và dưỡng chất mà mẹ cần để nuôi con khỏe, tránh nguy cơ thiếu hụt.
Xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì & không nên ăn gì để khỏi nhanh?
3. Nên làm gì để giảm đói bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu liên tục sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt thường ngày của mẹ. Vì vậy, bà bầu có thể thử áp dụng các mẹo bên dưới nhằm hạn chế cơn đói xuất hiện quá thường xuyên:
3.1. Bổ sung thêm nhiều bữa ăn phụ trong ngày
1 - 2 bữa phụ chỉ là số lượng khuyến nghị cho phụ nữ mới mang thai. Thực tế, mẹ có thể ăn nhiều hơn con số này, nhưng hãy lưu ý chọn các món lành mạnh, dễ tiêu hóa. Chẳng hạn như trái cây, nước ép, sinh tố,...
Xem thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ
Mẹ bầu 3 tháng nên bổ sung nhiều bữa ăn phụ trong ngày để đáp ứng đủ năng lượng, dinh dưỡng cần thiết.
3.2. Ưu tiên những thực phẩm lành mạnh, giúp chống đói tốt
Nếu mẹ đã ăn đủ bữa chính và bữa phụ nhưng bụng vẫn đói thì khả năng cao cơ thể thiếu protein. Lúc này, mẹ nên thiết kế lại bữa ăn sao cho đáp ứng đủ protein thiết yếu (xấp xỉ 65 - 75 gram/ngày). Theo đó, mẹ bầu nên ưu tiên những thực phẩm nhiều protein như sữa, chế phẩm từ sữa, yến mạch, các loại hạt,... trong thực đơn hàng ngày.
Bên cạnh đó, để no lâu hơn, mẹ bầu 3 tháng đừng quên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu,... Vì dưỡng chất này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo mẹ hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng, không bị nặng bụng.
Xem thêm: [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?
3.3. Uống đủ nước
Mỗi khi bụng cồn cào, phụ nữ mang thai 3 tháng hãy thử uống một cốc nước ấm để giảm cảm giác đói. Thêm nữa, thói quen này còn hỗ trợ mẹ tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả cũng như hạn chế mệt mỏi, mất nước,... nhất là vào mùa hè oi bức.
Xem thêm: 9 loại nước uống và nước ép tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
3.4. Ngủ đủ giấc
Hormone gây ra cảm giác đói - ghrelin sẽ tăng cao khi mẹ thức khuya, ngủ không đủ giấc. Do đó, mẹ nên duy trì thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc (7 - 10 tiếng/đêm) để giữ tinh thần minh mẫn và hạn chế đói bụng liên tục.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
4. Những thực phẩm mẹ nên tránh khi bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm bên dưới mỗi khi bụng đói cồn cào để đảm bảo an toàn cho thai nhi:
- Trái cây quá chua, nhiều axit (như cam, quýt, khế, sấu,...).
- Đồ ăn quá cứng (như đá viên, cơm cháy,...).
- Đồ ăn chiên rán nhiều dầu.
- Thức ăn cay nóng, mùi nồng (như ớt, lẩu, tiêu,...).
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
- Thực phẩm nhiều muối và lên men (như dưa muối, cà muối, hành muối,...).
Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
Mẹ bầu 3 tháng không nên ăn đồ ngâm chua vì có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Bên trên là nguyên nhân và cách xử trí cho trường hợp mang thai 3 tháng đầu hay đói bụng. Nhìn chung, đây là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mới mang thai và có thể khắc phục dễ dàng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ chủ quan, nếu thấy vấn đề này lặp lại thường xuyên dù đã áp dụng các mẹo kể trên thì hãy đi đến bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý phù hợp.
Không chỉ 3 tháng đầu mà sau khi sinh, nhiều mẹ vẫn hay đói bụng bởi cơ thể cần nhiều năng lượng để sản xuất sữa, đủ cho bé bú cả ngày. Do đó, mẹ không nên quá kiêng khem trong ăn uống mà hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh như khi mới có bé.
Trường hợp mẹ đã ăn uống đầy đủ nhưng sữa vẫn chậm về, lúc này có thể cho bé dùng tạm sữa công thức. Vì sản phẩm được thiết kế theo nhu cầu, khả năng hấp thu của trẻ mới sinh. Ngoài ra, sữa cũng có hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị nên con dễ dàng làm quen.
Xem thêm: Mách mẹ cách chọn sữa công thức cho bé khỏe bụng, hấp thu tốt
Glico ICREO Balance Milk êm dịu như da kề da cho bé bụng êm, khỏe sức, phát triển toàn diện
Với hơn 100 năm nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ em, Glico ICREO sẵn sàng đồng hành cùng mẹ mới sinh chăm con vui khỏe bằng cách cho ra mắt Glico ICREO Balance Milk. Sản phẩm có công thức dễ tiêu, vị thanh nhạt nên rất phù hợp với nhu cầu, sở thích của bé 0 - 12 tháng. Đặc biệt hơn cả, Glico ICREO Balance Milk tiếp nối lợi ích tuyệt vời của phương pháp da kề da khi bổ sung 5 loại Nucleotides quý giá.
Mẹ có biết, da kề da ít nhất 90 phút sau sinh là tiêu chuẩn chăm sóc trẻ sơ sinh trên toàn cầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận vào năm 2003. Vì phương pháp này không chỉ giúp bé và mẹ gắn kết tình cảm, mà còn mang lại nhiều công dụng tích cực. Cụ thể, chỉ với một cái ôm đầu đời, mẹ đã trao triệu vi sinh có lợi sang con, giúp bé sở hữu đường ruột khỏe. Hơn nữa, da kề da còn kích thích cơ thể mẹ “tiết ra” nhiều kháng thể IgA, IgG hơn và trao thêm cho bé qua dòng sữa mát lành. Nhờ thế, trẻ có “tấm chắn” đề kháng vững vàng để ít ốm vặt, phát triển khỏe mạnh.
Vì đó, thành phần Nucleotides mà Glico ICREO lựa chọn kể trên sẽ tiếp nối những tác dụng này khi có thể tăng độ cao của lớp nhung mao và hỗ trợ hoàn thiện cấu trúc ruột. Kèm theo chất xơ GOS và axit palmitic liên kết ở vị trí Beta cho trẻ cải thiện sức khỏe đường ruột hiệu quả, đảm bảo tiêu hóa tốt, ít đầy bụng. Không chỉ vậy, Nucleotides khi đi cùng beta-carotene (tiền chất của vitamin A) còn kích thích cơ thể bé sản sinh kháng thể IgA và IgG. Nhờ vậy bảo vệ trẻ toàn diện trước các tác nhân gây bệnh để có điều kiện phát triển tốt, ít bệnh vặt.
Đặc biệt, Glico ICREO Balance Milk cũng cho bé nền tảng phát triển trí não vượt trội khi nhận đủ DHA cần thiết. Điều này có được nhờ tiền tố DHA từ nguyên liệu thiên nhiên - chiết xuất tía tô xanh Nhật Bản độc quyền. Thêm nữa, sản phẩm áp dụng công nghệ khử muối, hạn chế tích trữ natri và khoáng chất thừa trong cơ thể trẻ.
Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả
Glico ICREO Balance Milk với hàm lượng dinh dưỡng đủ đầy, cân đối luôn đồng hành cùng mẹ chăm con mau lớn, khỏe mạnh.
>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm về những thành phần còn lại trong sữa Balance Milk cũng như các phiên bản sữa Glico ICREO khác theo từng độ tuổi TẠI ĐÂY.
(*) Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Nguồn tham khảo:
1. Sức khỏe & Đời sống. Cảm giác thèm ăn liên tục khi mang thai có bất thường không? (Đã truy cập 28 04 2025).