1. Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng thế nào đến tình trạng táo bón của trẻ?
Trẻ bị táo bón là tình trạng con ít đi đại tiện, không đi ngoài trên 3 ngày, phân thường khô, cứng và lúc đại tiện phải rặn mới đi được. Tình trạng táo bón ở trẻ thường xuất hiện ở giai đoạn bé chuyển từ bú mẹ sang sữa công thức hoặc ăn dặm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp táo bón vẫn xảy ra khi trẻ đang bú mẹ hoàn toàn.
Xem thêm: Điểm mặt nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử trí
Thông thường, sữa mẹ khá dễ tiêu nên bé thường ít khi bị táo bón. Nhưng nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ cay nóng, ít chất xơ hay tiêu thụ thực phẩm giàu sắt, canxi, đạm,... thì sữa sẽ khó hấp thu, gây táo bón cho trẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu mẹ nên ăn gì để con không bị táo bón, đi ngoài dễ dàng là điều quan trọng phụ huynh cần thực hiện.
Nếu sữa mẹ thay đổi ‘chất’ và ‘lượng’ thì có thể khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
2. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì giúp con mau khỏi?
Mẹ ăn gì để bé bú không bị táo bón? Dưới đây là những nhóm thực phẩm mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ giảm táo bón, đi ngoài dễ dàng.
2.1. Tăng cường rau củ, trái cây
Rau củ và trái cây cung cấp hàm lượng chất xơ, vitamin và nước cao - những thành phần này có tác dụng tăng cường chất lượng sữa của mẹ. Khi vào cơ thể trẻ, các chất dinh dưỡng sẽ kích thích nhu động đại tràng, làm mềm và xốp phân. Điều này giúp trẻ sơ sinh đi ngoài dễ dàng, cải thiện triệu chứng táo bón hiệu quả.
Chính vì vậy, để trẻ sơ sinh giảm táo bón mẹ nên ăn rau màu xanh đậm như rau dền, mồng tơi, bông cải xanh, cần tây, rau lang, đậu bắp, rau đay,... Song song đó, mẹ cũng nên bổ sung các loại trái cây như bơ, đu đủ, trái cây có múi (cam, bưởi,...),...
2.2. Các thực phẩm giàu protein (như trứng, cá, thịt, sữa…)
Những ngày cuối thai kỳ và sau sinh cơ thể mẹ đã huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non. Nếu không tăng cường thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng, mẹ sẽ không ‘sản xuất’ đủ sữa. Và khi trẻ không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết thì con rất dễ bị táo bón.
Theo đó, để đảm bảo có đủ lượng sữa cho bé mẹ nên bổ sung các thực phẩm như trứng, cá, thịt, sữa,... Nhóm thực phẩm này bổ sung đủ protein, đạt ≥ 30% tổng số đạm mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nhờ vậy, trẻ có thể uống đủ lượng sữa để lớn khôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả.
Xem thêm: Ăn gì để nhiều sữa? Gợi ý 15 thực phẩm lợi sữa cho mẹ bỉm
Con bị táo bón mẹ nên ăn gì? Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu protein để cải thiện các triệu chứng táo bón ở trẻ.
2.3. Các loại hạt nguyên xơ
Các loại hạt nguyên xơ như lúa mạch, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt quinoa, hạt chia… có hàm lượng chất xơ cao và ít chất béo. Nếu bổ sung các loại hạt này sẽ giúp sữa mẹ có dưỡng chất từ dầu thực vật tự nhiên, hỗ trợ trẻ cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế bị táo bón. Nên đây cũng là thực phẩm gợi ý cho những ai đang tìm hiểu mẹ ăn gì để bé bú không bị táo bón.
2.4. Nạp đủ lượng chất lỏng cần thiết
Bên cạnh bổ sung dưỡng chất thông qua thực phẩm, mẹ cũng nên uống đủ lượng nước cần thiết, khoảng 1,5 - 2 lít nước/ngày. Điều này vừa giúp cơ thể mẹ tăng sự trao đổi chất, sản xuất đủ lượng sữa cho bé, vừa góp phần ngừa táo bón cho bản thân. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước qua các loại nước ép, sinh tố,... từ trái cây hoặc rau củ.
Xem thêm: 11 loại trái cây lợi sữa cho mẹ sau sinh, gọi sữa về nhiều
2.5. Bổ sung thêm sữa chua
Trẻ sơ sinh táo bón mẹ nên ăn gì? Mẹ nên thêm sữa chua vào bữa ăn để bổ sung lợi khuẩn đường ruột probiotics. Thành phần có vai trò cân bằng hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh. Theo khuyến nghị, mẹ bỉm nên ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày để trẻ bú mẹ cải thiện táo bón.
Tuy nhiên, mẹ nên chọn các loại sữa chua ít hoặc không đường để hạn chế gây tiêu chảy, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa cho bé yêu. Ngoài ra, mẹ không nên ăn sữa chua vào lúc đói để tránh làm giảm tác dụng của các vi khuẩn có lợi.
Mỗi ngày mẹ nên ăn 2 hộp sữa chua để nâng cao chất lượng sữa, giúp con yêu cải thiện táo bón.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Các thực phẩm mẹ nên kiêng để ngừa táo bón ở trẻ
Ngoài tìm hiểu trẻ sơ sinh bị bón mẹ nên ăn gì, mẹ cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây để trẻ tiêu hóa khỏe:
- Thức ăn cay nóng với nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri có tính nóng, dễ gây táo bón cho cả mẹ và bé.
- Thực phẩm giàu sắt như đậu, cải xoăn, cải bẹ, nghêu, sò, gan động vật,... có thể làm trẻ bú mẹ bị táo bón. Do đó, mẹ bỉm chỉ nên nạp 10 - 30mg sắt/ngày để tránh làm con bị bón.
- Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ như gà rán, bánh rán, pizza,... có thể làm giảm chất lượng sữa mẹ, từ đó gây kích ứng hệ tiêu hóa trẻ và dẫn đến táo bón.
- Thức uống chứa chất kích thích như trà, cà phê hoặc các gia vị nặng mùi. Nhóm thực phẩm này có thể làm thay đổi mùi vị của sữa, khiến trẻ ‘chê’ sữa mẹ dẫn đến không bú đủ gây táo bón.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục
3. Một số cách khác giúp giảm táo bón cho trẻ mẹ nên biết
Ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bỉm có thể áp dụng thêm một số cách giảm táo bón cho trẻ dưới đây:
- Massage bụng cho bé: Đây là cách giúp nhu động ruột của trẻ được kích thích và hoạt động linh hoạt, từ đó con đi ngoài dễ dàng hơn. Để massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón dễ đi ngoài, mẹ tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây.
Massage bụng là một trong những cách giúp trẻ sơ sinh đi ngoài thuận lợi, cải thiện tình trạng táo bón.
- Khuyến khích trẻ vận động: Mẹ cho con thực hiện động tác đạp xe khoảng 5 - 10 phút để kích thích nhu động ruột, từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp trẻ bú giỏi hơn, nạp đủ lượng sữa cần thiết để hạn chế nguy cơ bị táo bón.
- Tắm bằng nước ấm: Nếu con bị táo bón, mẹ có thể cho trẻ tắm với nước ấm trong khoảng 5 - 10 phút, thực hiện 1 - 2 lần/ngày. Vì nhiệt độ ấm của nước giúp cơ hậu môn thư giãn, từ đó trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
- Chọn sữa công thức có nguồn dinh dưỡng cân bằng: Với trẻ bú đồng thời sữa mẹ và sữa công thức, cha mẹ nên ưu tiên sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cân bằng, chứa thành phần thúc đẩy khả năng tiêu hóa (như Nucleotides) giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho bé yêu.
Xem thêm: Bé uống sữa công thức bị táo bón: Nguyên nhân và giải pháp
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Dinh dưỡng cân bằng như da kề da cho bé êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu tiên
Theo đuổi triết lý cân bằng giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong, Glico ICREO đã nghiên cứu để mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, cung cấp đúng dưỡng chất và đủ liều lượng với từng giai đoạn phát triển để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Chưa kể, sữa Glico ICREO còn chắt lọc những dưỡng chất quý giúp con êm bụng và khỏe sức từ ngày đầu tiên, như khi da kề da (*) với mẹ.
(*) Da kề da - hơn cả một cái ôm còn là sự tiếp xúc diệu kỳ cho bé tiếp nhận nguồn lợi khuẩn từ mẹ như như Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp, hỗ trợ nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp tiêu hóa khỏe và hấp thu dinh dưỡng tối ưu.
Tiếp nối các lợi ích quý giá của da kề da, sữa Glico ICREO Balance Milk (cho bé dưới 12 tháng tuổi) được bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như:
- 5 loại Nucleotides giúp làm tăng độ cao của lớp nhung mao, thúc đẩy quá trình hoàn thiện của ruột và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Điều này giúp trẻ êm bụng, hạn chế gặp tình trạng khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, thành phần này còn kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG, giúp trẻ xây dựng hàng rào miễn dịch vững mạnh.
- Axit palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO) có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và nhẹ bụng, không gây táo bón. Qua đó tạo điều kiện cho bé hấp thu trọn vẹn dưỡng chất trong khẩu phần ăn để lớn khôn khỏe mạnh.
- Glico ICREO Balance Milk đặc biệt chứa tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản độc quyền. Thành phần này có nguồn gốc từ thực vật giúp trẻ dễ dàng hấp thu để phát triển trí não tinh anh. Đồng thời, nguồn gốc thực vật cũng giúp sữa giữ được hương vị thơm ngon, cho bé yêu uống ngon uống khỏe hơn.
Glico ICREO Balance Milk chắt lọc những dưỡng chất quý giúp con êm bụng, khỏe sức, phát triển toàn diện từng ngày.
Vậy là việc mẹ ăn gì để bé bú không bị táo bón không còn là điều nan giải sau khi tham khảo chia sẻ trong bài trên. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa táo bón ở trẻ khi bú mẹ. Vì vậy, mẹ hãy chú ý xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phát triển tốt nhé!
Nguồn tham khảo:
1. Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì (Đã truy cập 15 04 2025).
2. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. 8 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh khi mẹ không biết phải làm sao (Đã truy cập 15 04 2025).
3. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh dễ đi ngoài và hết táo bón ở trẻ (Đã truy cập 15 04 2025).
4. Bệnh viện Bắc Hà. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏe mạnh (Đã truy cập 15 04 2025).