Trẻ biếng ăn hay nôn trớ do đâu? Mách mẹ cách cải thiện hiệu quả

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ là vấn đề phổ biến trong năm đầu đời – giai đoạn bé đang phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn nhận thức. Đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể cảnh báo hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và có cách chăm sóc phù hợp giúp con ăn uống tốt hơn, cha mẹ hãy xem ngay bài viết sau.

1. Dấu hiệu trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Trẻ biếng ăn/ biếng bú hay nôn trớ thường biểu hiện qua những dấu hiệu như sau:

  • Thức ăn bị ngậm lâu trong miệng, trẻ không chịu nuốt hoặc trẻ bú ít, ngậm ti nhưng không bú.
  • Trẻ phản đối việc ăn, tránh né như chạy trốn, khóc lóc khi nhìn thấy thức ăn.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu khi nhìn thấy thức ăn.
  • Dễ nôn trớ ngay trong hoặc sau bữa ăn, nhất là khi ép ăn.
  • Trẻ chỉ ăn một vài món quen thuộc, từ chối mọi loại thức ăn mới.
  • Chậm tăng cân hoặc không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.
  • Mỗi bữa ăn kéo dài quá lâu nhưng lượng ăn không đáng kể.

2. Vì sao trẻ biếng ăn hay nôn trớ?

Tình trạng biếng ăn và nôn trớ ở trẻ thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể liên quan đến sinh lý, tâm lý, bệnh lý hoặc cách chăm sóc chưa phù hợp.

2.1. Sinh lý thay đổi

Trong năm đầu đời, cơ thể trẻ có nhiều thay đổi quan trọng. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, men tiêu hóa hoạt động chưa ổn định khiến trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và nôn trớ. Ngoài ra, giai đoạn mọc răng hoặc đang học kỹ năng mới (lật, bò, đứng…) sẽ khiến bé tiêu hao năng lượng, mệt mỏi nên dễ bị xao nhãng việc ăn uống, dẫn đến biếng ăn tạm thời.

Xem thêm: 4 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ & cách khắc phục

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ do sinh lý đổi

Trẻ biếng ăn tạm thời do thay đổi sinh lý (mọc răng, tập bò/ đi,...) là phản ứng bình thường và sẽ dần cải thiện khi con thích nghi.

2.2. Cách chăm sóc ảnh hưởng tâm lý trẻ

Việc ép trẻ ăn quá mức, dọa nạt trong bữa ăn hoặc tạo áp lực khiến bé cảm thấy sợ hãi, hình thành phản xạ né tránh khi đến giờ ăn. Một số bé có thể căng thẳng, lo lắng và phản ứng bằng cách khóc, nôn trớ để từ chối thức ăn. 

Xem thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

2.3. Trẻ mắc bệnh lý

Một số vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp, cảm lạnh hoặc táo bón kéo dài ở trẻ có thể khiến bé mệt mỏi, chán ăn và dễ nôn trớ. Đây là phản ứng tự nhiên khi cơ thể bé đang không thoải mái hoặc đau rát vùng họng – thực quản khi nuốt.

2.4. Chế độ ăn uống không hợp lý

Thực đơn thiếu cân đối, khẩu phần ăn quá nhiều hoặc không phù hợp với độ tuổi, cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc sử dụng thức ăn đặc – lỏng không đúng thời điểm… đều có thể khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và dẫn đến tình trạng nôn trớ. Bên cạnh đó, nếu thời gian giữa các bữa ăn không được sắp xếp hợp lý, dạ dày chưa hoàn thiện của trẻ cũng dễ bị quá tải, gây ra nôn trớ.

2.5. Các nguyên nhân khác

Một số trẻ biếng ăn và nôn trớ có thể do yếu tố bẩm sinh như trào ngược dạ dày hoặc dị tật vùng miệng – họng. Bên cạnh đó, trẻ biếng bú hay nôn trớ đôi khi còn do thói quen cho bú chưa đúng cách của mẹ như cho bé bú khi đang nằm, không ợ hơi sau bú,... Những điều này dễ khiến bé đầy bụng, khó chịu và dần trở nên lười bú.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? 7 cách khắc phục

Xem thêm: Gợi ý 6 giải pháp khi bé không chịu bú bình hay, mẹ lưu ngay

Lý do trẻ biếng bú hay nôn trớ

Cho bé bú sai cách có thể khiến con bị đầy hơi, khó tiêu, từ đó dẫn đến biếng bú hoặc nôn trớ sau khi ăn.

3. Tác hại khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ kéo dài 

Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, tình trạng trẻ lười ăn hay nôn trớ kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:

  • Suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, thấp còi: Khi trẻ thường xuyên nôn trớ hoặc ăn uống không đủ chất, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, khiến trẻ dễ bị thấp còi, gầy yếu.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, dễ ốm vặt: Thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài làm cho hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, khiến bé dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng, tiêu chảy,... 
  • Ảnh hưởng phát triển trí não và khả năng học tập: Khi trẻ không hấp thụ đủ dưỡng chất, não bộ sẽ thiếu nguồn nuôi dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tập trung và tư duy, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự phát triển toàn diện sau này.

4. ‘Bỏ túi’ cách cải thiện và phòng ngừa trẻ lười ăn hay nôn trớ

Dưới đây là những biện pháp đơn giản, dễ áp dụng mà cha mẹ có thể thực hiện để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ.

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cha mẹ cần thiết kế chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với độ tuổi của con để con hấp thu tốt, phát triển tối ưu. Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất chính: đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ), tinh bột (cơm, cháo, khoai, bánh mì), chất béo (dầu oliu, dầu cá, bơ), cùng các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó, thay vì cho trẻ ăn nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ khẩu phần thành 5–6 cữ ăn trong ngày để hệ tiêu hóa non nớt của trẻ dễ thích nghi và hấp thu tốt hơn. 

Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để con đủ chất, chóng lớn?

Chế độ ăn uống cho trẻ lười ăn hay nôn trớ

Cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ nhóm chất để con hấp thu tốt, phát triển toàn diện.

Với sữa, cha mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm có công thức cân bằng, đủ lượng - đủ chất, giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu.

Glico ICREO - Nguồn dinh dưỡng vàng “kết nối yêu thương” như da kề da mẹ cho bé êm bụng, khỏe sức

Với hành trình hơn 100 năm theo đuổi triết lý nuôi trẻ tự nhiên, gần gũi với mẹ nhất, Glico ICREO không ngừng lan tỏa các phương pháp chăm sóc bé tự nhiên, có lợi cho sức khỏe của trẻ. Điển hình như phương pháp da kề da - đã cứu sống 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm và giảm 65% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân.

Hơn hết, việc áp dụng 90 phút da kề da với mẹ ngay sau sinh còn giúp bé tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng hiệu quả. Đồng thời, da kề da còn giúp tăng kháng thể IgA và IgG có trong dòng sữa vàng của mẹ truyền sang con, bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại.

Hiểu rằng sự gắn kết giữa mẹ và bé ngay từ những giây phút đầu đời mang đến vô vàn lợi ích, sữa Glico ICREO được phát triển với công thức êm dịu, giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nhờ bổ sung 5 loại Nucleotides – thành phần quý giá giúp tăng sinh kháng thể IgA, IgG – sữa Glico ICREO góp phần củng cố hàng rào miễn dịch, bảo vệ bé khỏi vi khuẩn và virus gây hại. Đồng thời, Nucleotides còn tăng độ cao lớp nhung mao ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoàn thiện, giúp bụng bé khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Bổ sung Glico ICREO cho trẻ khỏe mạnh

Sữa Glico ICREO ‘ghi điểm’ khi chứa 5 loại Nucleotides giúp tăng đề kháng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, cho bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Chưa kể, sữa Glico ICREO còn chứa tiền tố DHA dầu tía tô xanh Nhật Bản (thương hiệu duy nhất trên thị trường chứa thành phần này), hỗ trợ chuyển hóa DHA tự nhiên đủ lượng theo nhu cầu, giúp bé tăng khả năng ghi nhớ và học hỏi mỗi ngày. Hơn nữa, sản phẩm còn có vị sữa thanh nhạt, dễ uống – chuẩn gu của bé ngay từ lần nếm đầu tiên!

> Ở mỗi cột mốc phát triển, sữa Glico ICREO đều có công thức dinh dưỡng riêng phù hợp với nhu cầu của bé, giúp con lớn khôn toàn diện từng ngày. Mẹ có thể tìm hiểu và chọn dòng sữa công thức phù hợp nhất cho con yêu ngay tại đây!

4.2. Tạo thói quen ăn uống tích cực

Cha mẹ nên hình thành thói quen ăn uống đúng cách để giúp bé ăn ngon miệng hơn, giảm nguy cơ nôn trớ. Cụ thể, nên cho trẻ ăn đúng giờ, mỗi bữa ăn không kéo dài quá 30 phút để tạo nhịp sinh học ổn định. Đồng thời, không nên ép bé ăn và khuyến khích bé ngồi ăn cùng gia đình, giúp con có cảm giác chủ động, thoải mái hơn khi ăn.

Xem thêm: Hành trình ăn dặm kiểu Nhật: Gợi ý thực đơn chuẩn cho bé yêu

4.3. Thay đổi cách chế biến và trình bày món ăn

Một cách hiệu quả để khắc phục trẻ lười ăn hay nôn trớ, kích thích trẻ ăn ngon là thường xuyên thay đổi cách chế biến và trình bày món ăn. Theo đó, mẹ có thể biến tấu thực phẩm thành các hình thù dễ thương, phối hợp màu sắc bắt mắt từ rau củ, trái cây để thu hút sự chú ý của trẻ. 

Xem thêm: Bật mí 15 thực phẩm ăn dặm cho bé đủ chất và khỏe mạnh

4.4. Không nên cho bé vận động ngay sau khi ăn

Ngay sau khi ăn xong, cha mẹ không nên để trẻ chạy nhảy hay hoạt động mạnh. Điều này có thể khiến dạ dày bị xóc, thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ dễ bị đẩy ngược lên gây nôn trớ. Thay vào đó, nên cho trẻ nghỉ ngơi trong khoảng 20 – 30 phút sau bữa ăn.

4.5. Một số biện pháp khác

Bên cạnh những cách trên, cha mẹ có thể cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ bằng cách:

  • Bổ sung men vi sinh: Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Massage bụng nhẹ nhàng cho bé: Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn hay nôn trớ, cha mẹ có thể massage xung quanh bụng bé, giúp kích thích nhu động ruột, giảm đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Cho bé uống đủ nước: Nước giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa, hạn chế táo bón và tăng cường trao đổi chất.
  • Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể bé phục hồi và hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra ổn định hơn.

Xem thêm: Mách mẹ cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hiệu quả

Massage bụng khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Cha mẹ có thể massage bụng để kích thích nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

5. Trẻ biếng ăn hay nôn trớ: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng không thuyên giảm, đồng thời còn kèm theo các triệu chứng sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám:

  • Trẻ bị đau bụng khi ăn.
  • Trẻ có các dấu hiệu về mất nước.
  • Trẻ nôn mửa, khó thở, ho, sưng mặt hoặc phát ban sau khi ăn.
  • Trẻ sơ sinh nôn ói nhiều, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nôn ói kéo dài hơn 24 giờ.
  • Sốt cao.
  • Bé lừ đừ, mệt mỏi hoặc quấy khóc bất thường.

Tóm lại, hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ là bước đầu tiên giúp cha mẹ có hướng chăm sóc con đúng đắn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Bệnh viện Nhi Đồng. Trẻ nôn ói ba mẹ nên làm gì? (Đã truy cập 14/04/2025).

2. Riley Children’s Health. Your Child’s Appetite Has Changed: When to Worry (Đã truy cập 14/04/2025).

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)

Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.

545,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)

Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!

525,000VNĐ

Bài viết xem nhiều