1. Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị khản tiếng
Tình trạng khản giọng ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân như sau:
1.1. Trẻ khóc quá nhiều
Khi khóc quá nhiều, thanh quản của trẻ gặp phải áp lực lớn và có thể gây ra tổn thương. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến giọng nói của con bị khàn đi.
Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn? Mách mẹ cách xử lý hiệu quả
1.2. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng thở khò khè có thể do một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm, viêm thanh quản, viêm amidan,... Ngoài ra, lúc này con còn có các triệu chứng khác như ho khan, sổ mũi, sốt nhẹ.
1.3. Mắc các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng
Trẻ sơ sinh dễ gặp các vấn đề liên quan đến tai, mũi, họng như viêm họng, viêm tai giữa,... do đề kháng còn kém. Tương tự như khi nhiễm trùng đường hô hấp trên, con có thể bị khàn giọng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, bú kém,...
Giọng của bé khàn đi có thể do mắc các bệnh về tai, mũi, họng.
1.4. Trào ngược dạ dày thực quản
Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị ho và khàn tiếng là do con bị trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này khá phổ biến ở giai đoạn sơ sinh do lúc này hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện.
1.5. Không khí bị ô nhiễm
Không khí xung quanh trẻ có các yếu tố gây ô nhiễm như bụi bẩn, khói thuốc,... có thể khiến dây thanh quản còn non nớt của bé bị kích ứng. Từ đó khiến giọng của con trở nên khàn hơn bình thường.
Xem thêm: Mách mẹ 8 cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt để con khỏe mạnh hơn
2. Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có sao không? Cha mẹ nên làm gì khi thấy bé sơ sinh bị khản tiếng?
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng không ho hoặc ho đều có thể là dấu hiệu con đang gặp vấn đề sức khỏe. Vì thế mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ, nhất là khi có kèm các dấu hiệu như:
- Đau họng kéo dài.
- Ho nhiều, không thuyên giảm.
- Trẻ thở khò khè.
- Trẻ chán ăn hoặc bỏ bữa, quấy khóc khi ăn.
Lưu ý, mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc hoặc áp dụng mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh chưa được kiểm chứng để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Xem thêm: Bé bị khản tiếng phải làm sao? Nguyên nhân và giải pháp
3. Phòng ngừa khản tiếng ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị khàn giọng, mẹ có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:
3.1. Không để trẻ sơ sinh khóc nhiều
Khi thấy trẻ sơ sinh khóc, mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân (tã bẩn, con bị đói, buồn ngủ,...) và giúp con giải quyết. Ngoài ra, mẹ hãy dành cho con những chiếc ôm ấm áp, nhẹ giọng vỗ về để con cảm thấy dễ chịu hơn.
Xem thêm: Vượt qua tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thế nào?
3.2. Không cho trẻ sơ sinh bú quá no
Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu nên mẹ cần lưu ý chỉ nên cho con bú vừa đủ. Mẹ không nên ép trẻ uống sữa để tránh con bị trào ngược ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Thay vào đó, mẹ mẹ có thể cho bú nhiều cữ trong ngày để bé kịp tiêu hóa.
Xem thêm: Làm sao để biết bé bú không đủ sữa? 6 dấu hiệu & cách khắc phục
Mẹ không nên cho trẻ bú quá no để tránh con bị trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
3.3. Sử dụng thêm máy tạo ẩm và lọc không khí
Giải pháp này có thể giúp không khí xung quanh trẻ có đủ độ ẩm và trong lành hơn. Nhờ đó ngăn ngừa tình trạng khô thanh quản khiến con bị khàn giọng.
3.4. Tăng cường đề kháng tự nhiên cho bé
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị khản giọng, mẹ nên có giải pháp tăng cường đề kháng tự nhiên cho bé. Theo đó, mẹ nên cho con tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đồng thời, mẹ cần cho trẻ thường xuyên ra ngoài, tiếp xúc với vitamin D có trong ánh mặt trời để hàng rào miễn dịch trở nên vững vàng hơn. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất đến 6 tháng tuổi để con được nhận nguồn kháng thể quý giá từ sữa mẹ.
Xem thêm: 8 cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi khỏe mạnh
Trường hợp trẻ uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cân bằng, vừa vặn với thể trạng của con giúp trẻ dễ dàng hấp thu. Điều này hỗ trợ con khỏe mạnh từ bên trong và phát triển đạt chuẩn.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Như cái ôm da kề da của mẹ bảo vệ con phát triển khỏe mạnh
Da kề da là phương pháp đã được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia suốt 5 thập kỷ qua và đã cứu sống 150.000 trẻ sơ sinh hàng năm. 90 phút da kề da cùng mẹ không chỉ trao cho con hơi ấm đầu đời mà còn mang đến những lợi ích quý giá.
Đặc biệt, phương pháp này có thể kích thích sản sinh IgA và IgG có trong sữa mẹ giúp trẻ củng cố hàng rào miễn dịch tự nhiên. Ngoài ra, da kề da còn giúp bé yêu tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi hơn.
Sữa Glico ICREO Balance Milk cũng như những cái ôm da kề da của mẹ, sẵn sàng bảo vệ con trong 1 năm đầu đời quan trọng. Sản phẩm ghi điểm với 5 loại Nucleotides có tác dụng mang đến cho con “tấm khiên” miễn dịch vững vàng hơn, kết hợp với thành phần beta-carotene (tiền vitamin A) bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, 5 loại Nucleotides còn hỗ trợ hoàn thiện đường ruột, cùng với GOS và axit palmitic giúp bé yêu tiêu hóa khỏe.
Không những vậy, sữa Glico ICREO Balance Milk là sản phẩm suy nhất trên thị trường bổ sung tiền tố DHA (chiết xuất dầu tía tô trà xanh Nhật Bản) để trẻ phát triển trí não tinh anh. Ngoài ra, sản phẩm còn ứng dụng công nghệ khử muối giảm áp lực lên thận non yếu của con, cùng vị thanh nhạt tự nhiên giúp trẻ dễ thích nghi.
Sữa Glico ICREO Balance Milk cho con nền tảng đề kháng vững vàng và tiêu hóa khỏe mạnh từ những ngày đầu đời.
>> Mẹ tìm hiểu chi tiết các sản phẩm của Glico ICREO TẠI ĐÂY.
Xem thêm: 21 thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, ít ốm vặt
Bài viết trên đây giúp mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải pháp xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng. Vì sơ sinh là giai đoạn khá nhạy cảm, do đó khi thấy con có dấu hiệu khản tiếng bất thường thì tốt nhất mẹ nên đưa trẻ thăm khám để an tâm hơn và có giải pháp điều trị phù hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Tài liệu tham khảo:
1. Rhona Lewis. Baby Hoarse Voice: Causes and Treatments (Đã truy cập 02 04 2025).