1. Sức đề kháng - ‘Hàng rào’ bảo vệ cơ thể trẻ cần gia cố ngay từ sớm
Sức đề kháng là ‘tấm khiên’ giúp cơ thể phòng vệ và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hay các tác nhân gây hại. Theo đó, với trẻ sơ sinh, con sẽ nhận được kháng thể từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ thông qua nhau thai.
Và sau khi chào đời, quá trình tiếp xúc da kề da với mẹ cũng là lúc con đang nhận được các vi khuẩn có lợi, giúp kích thích hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể tự nhiên, hỗ trợ bé thích nghi tốt hơn với môi trường bên ngoài.
Tuy vậy, lượng kháng thể trẻ nhận từ mẹ không kéo dài lâu mà sẽ giảm dần sau vài tuần hoặc vài tháng, trong khi sức đề kháng ‘tự thân’ của trẻ vẫn còn non yếu. Vì vậy việc tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh là vấn đề cần được chú trọng từ sớm.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn khá kém do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
(*) Sau đây là các dấu hiệu nhận biết bé có sức đề kháng yếu, cha mẹ cần ‘cảnh giác’:
- Trẻ thường xuyên bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh kéo dài hơn bình thường.
- Trẻ hay gặp các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm phế quản, viêm tai… hay tái đi tái lại.
- Thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, thiếu năng lượng là biểu hiện cho thấy sức đề kháng của trẻ đang gặp vấn đề.
- Vết thương ngoài da của trẻ lâu lành hơn bình thường.
2. Mách mẹ cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Để bé yêu khỏe mạnh, ít ốm vặt, mẹ đừng bỏ lỡ những cách tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi dưới đây:
2.1. Cho trẻ bú mẹ đầy đủ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và có thể kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi. Việc cho con bú mẹ không chỉ cung cấp kháng thể mà còn tạo ra cơ chế tiếp xúc da kề da để bé tiếp xúc với hơi ấm của mẹ, hỗ trợ phát triển đề kháng vững vàng.
Với những mẹ ít sữa hoặc không thể cho bé bú, mẹ có thể cho con dùng sữa ngoài. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo bé uống đủ lượng sữa theo khuyến nghị của bác sĩ và nhà sản xuất. Đặc biệt, nên ưu tiên các loại sữa có nguồn dinh dưỡng cân bằng, giàu thành phần hỗ trợ đề kháng và tăng cường miễn dịch, giúp bé phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Glico ICREO Balance Milk - ‘Chiến binh’ đồng hành cùng con tăng trưởng khỏe mạnh!
Không chỉ là khoảnh khắc yêu thương để con nhận được các nhận lợi khuẩn từ mẹ, da kề da đã được khoa học chứng minh là phương pháp giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và mang đến khởi đầu tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
Theo WHO, hành động tiếp xúc trực tiếp da kề da đã giúp cứu sống 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm; giảm 40% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân; đặc biệt giảm 36–51% tỷ lệ tử vong ở trẻ khi xuất viện so với chăm sóc trong lồng ấp. Hơn hết, da kề da còn mang đến nhiều lợi ích như giúp trẻ ổn định nhịp tim, thân nhiệt, giảm cortisol (chất gây căng thẳng), giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, tránh nguy cơ dị ứng và nhiễm trùng sớm...
Để tiếp nối những lợi ích mà phương pháp này mang lại, Glico ICREO khuyến khích mẹ thực hành da kề da mỗi ngày song song cung cấp nguồn sữa giàu dưỡng chất như Glico ICREO Balance Milk cho con. Đây được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa dinh dưỡng cân bằng và phương pháp tiếp xúc tự nhiên.
Bởi lẽ, sữa Glico ICREO Balance Milk (dành cho bé 0 - 12 tháng tuổi) có công thức chứa 5 loại Nucleotides giúp kích thích sản sinh kháng thể IgA, IgG để tăng cường sức mạnh của ‘tấm khiên’ đề kháng tự nhiên của bé. Đồng thời, Nucleotides kết hợp cùng GOS & axit palmitic liên kết beta còn giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột non, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng cho bé êm bụng khỏe sức từ ngày đầu tiên.
Không chỉ hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe mạnh, Nucleotides còn góp sức xây nền tảng đề kháng vững chắc để con phát triển tốt, ít ốm vặt.
Bên cạnh đó, sữa Glico ICREO Balance Milk còn được nhiều mẹ yêu thích nhờ chứa Alpha-linolenic từ dầu tía tô xanh Nhật Bản, hỗ trợ bé phát triển trí não tinh anh; cùng với Sắt, Vitamin C - D, Canxi và Phốt pho cho con yêu phát triển toàn diện. Sản phẩm có vị thanh nhạt tự nhiên cho bé dễ làm quen cùng công nghệ khử muối độc quyền, giúp giảm Natri dư thừa, hạn chế tình trạng tích nước và khoáng chất không cần thiết trong cơ thể.
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
2.2. Củng cố đề kháng cho trẻ qua chế độ ăn dặm
Với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã ăn dặm, mẹ có thể củng cố đề kháng cho con với các món ăn từ khoai lang, khoai tây, bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, lê, táo hoặc chuối. Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chống viêm… giúp trẻ cải thiện miễn dịch, chống lại nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế ốm vặt hiệu quả.
2.3. Ngủ đủ giấc tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi
Khi ngủ, hệ miễn dịch của bé sẽ tạo ra các tế bào và kháng thể giúp bảo vệ cơ thể. Nếu bé thiếu ngủ, quá trình này có thể bị gián đoạn, khiến con dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo bé ngủ đủ giấc: từ 16 - 18 giờ/ngày trong 1 - 3 tháng đầu sau sinh, và từ 12 - 16 giờ/ngày khi bé 4 - 11 tháng tuổi nhé!
Ngủ đủ giấc - đúng giờ vừa hỗ trợ tăng tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh, vừa giúp bé phát triển não bộ hiệu quả.
*Mách nhỏ: Mẹ hãy tập cho con ngủ đúng giờ, duy trì lịch trình ngủ cố định và đảm bảo không gian ngủ luôn thoáng mát, yên tĩnh. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng ngủ sâu và ngon giấc hơn!
2.4. Hỗ trợ trẻ vận động mỗi ngày
Cho con vận động và tiếp xúc với môi trường bên ngoài là cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh tự nhiên. Bởi việc hoạt động, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không khí thoáng đãng sẽ góp phần giúp trẻ phát triển xương, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Với trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên cho trẻ tập nằm sấp (tummy time) vài phút mỗi ngày để rèn cổ và lưng chắc khỏe. Khuyến khích bé với đồ chơi, lật người, đạp chân để tăng cường sự linh hoạt. Nếu bé đến giai đoạn tập đi, mẹ hãy khuyến khích bé vịn vào đồ vật để đi khám phá xung quanh.
2.5. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ là điều cần thiết giúp trẻ có sức đề kháng tốt, ít bị ốm vặt và tránh nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Theo đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc luôn rửa tay sạch khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào cho trẻ, như thay tã, trước khi cho bú hoặc pha sữa. Sau khi tắm, hãy lau khô người bé bằng khăn mềm, đồng thời kiểm tra và thay tã thường xuyên để hạn chế vi khuẩn lây lan.
Giữ vệ sinh thân thể của trẻ sạch sẽ giúp loại bỏ các tác nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh
2.6. Tiêm phòng cho bé đầy đủ, đúng lịch khuyến cáo
Đây là cách tăng đề kháng cho bé sơ sinh an toàn và hiệu quả được Bộ Y tế khuyến nghị. Phụ huynh nên theo dõi lịch để đưa bé đi tiêm đúng thời điểm, giúp gia cố hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé khỏi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần được tiêm các mũi vắc xin cần thiết như:
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B: tiêm trong 24h đầu sau sinh.
- Vắc xin phòng ngừa bệnh lao: Trong 1 tháng đầu sau sinh.
- Vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Tiêm từ 2 tháng tuổi;
- Vắc xin phòng bệnh cúm: tiêm từ 6 tháng tuổi;
- Vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella (Priorix): Tiêm từ 9 tháng tuổi.
- …
2.7. Hạn chế cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh
Việc trẻ tiếp xúc với kháng sinh quá sớm (nhất là 12 tháng đầu đời) có thể làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên, khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc và dễ mắc bệnh hơn. Vì thế, phụ huynh không nhất thiết cho trẻ dùng kháng sinh nếu chỉ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, sốt nhẹ.
Thay vào đó, cha mẹ nên tích cực chườm mát giúp con hạ sốt, tăng cường uống nước, ăn các chất lỏng giàu dinh dưỡng (như sữa, súp, cháo) để con sớm hồi phục sức khỏe.
2.8. Giữ môi trường sống trong lành, không khói thuốc
Trẻ sơ sinh có đường hô hấp chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch kém hơn người trưởng thành. Nếu sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn và khói thuốc lá, trẻ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản, hen suyễn.
Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng cho bé, mẹ nên đảm bảo giữ không gian sống con trong lành, không có khói thuốc. Và nên thường xuyên lau dọn nhà cửa, mặt bàn, mặt ghế, đồ chơi của bé để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc.
Môi trường sống sạch sẽ, trong lành có thể loại trừ được mầm bệnh, giúp cho trẻ sơ sinh tăng sức đề kháng tự nhiên.
3. Các thắc mắc thường gặp
Xoay quanh việc tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nhiều phụ huynh còn có những băn khoăn như:
3.1. Có nên cho trẻ uống tăng đề kháng không?
Cha mẹ không tự ý mua thuốc tăng đề kháng cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung không đúng cách có thể gây mất cân bằng miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ và môi trường sống để giúp bé phát triển hệ miễn dịch tự nhiên một cách tốt nhất.
3.2. Mẹ cho con bú nên ăn gì để trẻ khỏe mạnh, tăng đề kháng?
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Vì thế để giúp bé phát triển tốt và tăng cường sức đề kháng, mẹ có thể bổ sung sữa chua giúp cung cấp lợi khuẩn; cam giàu vitamin C hỗ trợ miễn dịch; trong khi thịt gà, thịt bò, móng giò cung cấp đạm, sắt và khoáng chất cần thiết.
Việc tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh không hề phức tạp nếu mẹ áp dụng đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, giấc ngủ đủ, giữ môi trường sống sạch sẽ… Hơn hết, mẹ hãy tận dụng da kề da liên tục 90 phút với con ngay khi bé sinh ra. “Cái ôm đầu tiên” này là phương pháp tốt nhất giúp con yêu đón nhận trọn vẹn những lợi khuẩn từ mẹ để phát triển khỏe mạnh, cân bằng và có khởi đầu thật vững chắc!