1. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh rặn ị đỏ mặt
Trẻ sơ sinh đi ngoài rặn khóc, đỏ mặt có thể do cơ bụng còn yếu, chưa biết cách phối hợp cơ bụng & cơ vòng hậu môn, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng chế độ ăn của mẹ/ dùng sữa không phù hợp. Để biết cụ thể, mời mẹ đọc tiếp bên dưới:
1.1. Cơ bụng của trẻ còn yếu
Trẻ sơ sinh rặn ị đỏ mặt là do cơ bụng của bé khi mới sinh vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Do đó, mỗi lần đi ị bé cần phải dùng sức nhiều để đẩy phân ra ngoài.
1.2. Trẻ chưa phối hợp được cơ bụng và cơ vòng hậu môn
Khả năng phối hợp giữa các cơ quan như cơ bụng và cơ vòng hậu môn của trẻ sơ sinh còn hạn chế. Vì thế bé sẽ phải gồng toàn bộ người để tạo lực khi đi ị, từ đó gây biểu hiện đỏ mặt và kèm theo cong người.
1.3. Ảnh hưởng chế độ ăn của mẹ hoặc dùng sữa không phù hợp
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng không ít đến khả năng đi ngoài của bé. Chẳng hạn như nếu mẹ ăn ít chất xơ hoặc nhiều thực phẩm nóng, dầu mỡ, khó tiêu có thể làm “sữa nóng”. Từ đó truyền sang con, dễ làm trẻ mắc bệnh đường ruột và thường rặn đỏ mặt khi đi ngoài.
Trường hợp mẹ dùng sữa công thức không phù hợp, có hàm lượng dưỡng chất cao dễ gây khó tiêu, phân cứng khiến bé sơ sinh rặn ị đỏ mặt.
Chế độ ăn nhiều đồ nóng, dầu mỡ hoặc ít rau xanh có thể khiến sữa mẹ trở nên khó tiêu với hệ tiêu hóa non nớt của bé, từ đó khiến trẻ rặn đỏ mặt khi đi ngoài.
1.4. Do bị táo bón
Bé đi ngoài rặn đỏ mặt cũng có thể là do bị táo bón, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn. Phân khô cứng làm bé phải lấy sức nhiều, rặn mạnh mới đẩy được ra ngoài; dẫn đến mặt đỏ bừng và quấy khóc.
1.5. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị còn có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
-
Trẻ sinh non thường có nguy cơ thiếu hụt canxi, khiến hệ thần kinh và cơ bắp hoạt động chưa ổn định, từ đó dễ dẫn đến tình trạng gồng mình, đỏ mặt mỗi khi đi ngoài.
-
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh mỗi lần đi ị rặn đỏ mặt có thể là dấu hiệu của bệnh lý, đặc biệt là nếu có các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy hoặc phân có máu.
2. Trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị, quấy khóc có sao không?
Hiện tượng trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt và quấy khóc khi đi ị không phải lúc nào cũng đáng lo. Nếu bé vẫn bú tốt, tăng cân đều, không chướng bụng, phân vẫn mềm; đây có thể chỉ là phản xạ sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan, vì rặn đỏ mặt kèm quấy khóc mỗi khi ị có thể là dấu hiệu sớm của táo bón. Nếu không được chữa trị sớm, phân sẽ tích tụ trong ruột lâu ngày, gây khó chịu cho bé. Từ đó dẫn đến bé biếng bú, hấp thu kém và lâu dần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng, chiều cao về sau.
3. Mách mẹ cách xử trí khi trẻ sơ sinh rặn ị đỏ mặt
Khi bé sơ sinh rặn đỏ mặt mỗi lần đi ngoài, mẹ có thể áp dụng một vài cách xử lý sau:
3.1. Nhẹ nhàng massage bụng hoặc hậu môn của trẻ
Massage sẽ giúp bụng bé dễ chịu và kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Theo đó, mẹ có thể dùng tay xoa bụng bé nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, khoảng 3 - 5 phút mỗi lần. Lưu ý, động tác mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng và dứt khoát, tránh gây tổn thương cho bé.
Ngoài ra, khi thấy bé rặn lâu không đi được, mẹ có thể nâng nhẹ hai chân con lên, dùng một ít dầu dừa hoặc baby oil thoa quanh vùng hậu môn rồi massage nhẹ theo vòng tròn để bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Massage bụng cho bé giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
3.2. Cho trẻ tắm nước ấm
Tắm nước ấm không chỉ giúp bé thư giãn, mà còn hỗ trợ làm giãn cơ vòng hậu môn và kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho trẻ ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút, mỗi ngày 1 - 2 lần. Mẹ lưu ý thêm là nên tắm cho con trong không gian kín gió, nước ấm vừa đủ để bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất.
3.3. Hỗ trợ trẻ vận động chân
Nhẹ nhàng co duỗi chân bé theo động tác đạp xe là một cách đơn giản giúp kích thích hoạt động ruột, hỗ trợ đẩy hơi và phân ra ngoài dễ dàng hơn. Để thực hiện, mẹ cần đặt bé nằm ngửa và nắm lấy hai cổ chân bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng di chuyển chân bé theo động tác đạp xe. Mỗi lần thực hiện khoảng 1 - 2 phút, mẹ nên làm sau khi bú hoặc khi bé có dấu hiệu khó chịu do đầy bụng, rặn mãi không đi được.
3.4. Mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ
Cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ không chỉ giúp cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất, mà còn là cách bổ sung nước tự nhiên cho cơ thể bé. Vì ở giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) chính là nguồn nước duy nhất bé có thể hấp thụ. Việc bú đủ sẽ giúp duy trì độ mềm của phân, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, từ đó hạn chế tình trạng táo bón và giảm hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài.
Ngoài ra, đối với những trẻ bú mẹ, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Cụ thể, mẹ nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây và uống đủ nước; đồng thời hạn chế đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ… để sữa không bị nóng và gây táo bón ở trẻ.
Tăng cữ bú giúp bổ sung đủ nước cho con, từ đó hỗ trợ làm mềm phân và giảm tình trạng rặn đỏ mặt khi đi ngoài.
3.5. Thay đổi sữa công thức dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa
Nếu trẻ dùng sữa công thức và có dấu hiệu đi ngoài khó khăn, mẹ nên cân nhắc đổi sang loại sữa có công thức phù hợp hơn. Trong đó mẹ hãy ưu tiên sữa có nguồn dinh dưỡng cân bằng - cung cấp đúng chất, đủ lượng để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của con.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Nguồn dinh dưỡng cân bằng Glico ICREO Balance Milk giúp con nhẹ bụng, không táo bón và hấp thu tốt
Trong những tháng đầu đời, mỗi giọt sữa mẹ hay từng lựa chọn dinh dưỡng đều mang theo tình yêu và sự nâng niu cho cơ thể non nớt của bé. Hiểu được điều đó, sữa Glico ICREO Balance Milk thiết kế chuyên biệt cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi, mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, nhẹ dịu và phù hợp với thể trạng bé bỏng của con. Hơn hết, sản phẩm còn tiếp nối lợi ích của da kề da - phương pháp mẹ kề da bé 90 phút sau sinh, hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, đề kháng vững vàng trong giai đoạn đầu đời.
- Tăng độ cao ở lớp nhung mao, hỗ trợ hoàn thiện đường ruột giúp bé tiêu hóa khỏe và thu tốt - nhờ 5 loại Nucleotides quý giá như trong sữa non (AMP, CMP, IMP, UMP và GMP). Cùng với sự hỗ trợ của chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO), giúp con tối ưu khả năng hấp thu, nhẹ bụng và không gây táo bón.
- Xây dựng hàng rào đề kháng vững chắc để trẻ phát triển khỏe mạnh, hạn chế ốm vặt - bởi 5 loại Nucleotides sẽ phối hợp cùng Beta-carotene (tiền vitamin A) giúp kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể IgA và IgG.
Tin chọn sữa Glico ICREO Balance Milk, mẹ an tâm mang đến cho con nguồn dinh dưỡng cân bằng, nhẹ bụng, hấp thu tốt để con phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.
- Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ trẻ phát triển trí não tinh anh vì được bổ sung tiền tố DHA độc quyền từ dầu tía xô xanh Nhật Bản. Nhờ nguồn gốc thực vật lành tính có khả năng chuyển hóa thành lượng DHA vừa đủ nhu cầu cơ thể, nên bé dễ tiêu hóa để hấp thu tốt.
Hơn nữa, mẹ an tâm khi chọn Glico ICREO Balance Milk vì sữa được ứng dụng công nghệ khử muối, giảm lượng natri dư thừa; qua đó giúp bảo vệ thận của trẻ không bị quá tải và không gây tích nước trong cơ thể. Cùng vị sữa thanh nhất trong các loại sữa Nhật, nhờ chỉ dùng đường lactose có trong sữa non (sữa mẹ) với độ đường chỉ 10,3% nên bé dễ hợp tác mà không bỏ bú mẹ.
> Cha mẹ có thể đặt hàng sữa Glico ICREO Balance Milk tại website chính thức của hãng hoặc tham khảo thêm nhiều sản phẩm sữa dinh dưỡng cân bằng khác của Glico ICREO tại đây!
4. Bé sơ sinh rặn ị đỏ mặt: Khi nào nên đi khám?
Mặc dù nhiều trường hợp trẻ rặn đỏ mặt khi đi ngoài là phản xạ sinh lý bình thường nhưng mẹ vẫn cần theo dõi sát sao các biểu hiện đi kèm để tránh bỏ sót dấu hiệu bệnh lý. Nếu thấy bé có những dấu hiệu bất thường như: đi ngoài phân lỏng, có nhầy hoặc máu, sốt, bú kém, bỏ bú, quấy nhiều, sụt cân; cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.
Nhìn chung, chặng đường nuôi con luôn đi kèm với bao bỡ ngỡ, lo lắng – đặc biệt trong những tình huống như việc trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị. Nhưng Glico ICREO tin rằng chỉ cần mẹ hiểu đúng và chăm con đúng cách, bé sẽ luôn cảm thấy dễ chịu và được yêu thương trong từng bước phát triển đầu tiên.
Nguồn tham khảo:
1. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Những dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị táo bón (Đã truy cập 23/06/2025).
2. Bệnh viện Từ Dũ. Bé sơ sinh gồng đỏ mặt khi đi ị (Đã truy cập 23/06/2025).