1. Làm thế nào để mẹ biết được bản thân đã mang thai?
Dấu hiệu quan trọng nhất khi mang thai mà bạn cần lưu ý là không xuất hiện kinh nguyệt. Bên cạnh đó là một số biểu hiện khác như buồn nôn, đi tiểu nhiều hơn bình thường, vú căng tức, thay đổi khẩu vị hoặc thói quen ăn uống.
Dù vậy, một số mẹ không thấy những dấu hiệu này và biết mình có thai muộn hơn khi xuất hiện các biểu hiện khác như kích cỡ vú to hơn bình thường, xuất hiện cử động thai, bụng to lên.
Để kiểm tra mình có mang thai không, bạn có thể sử dụng que thử thai được bán ở các nhà thuốc. Nhưng quan trọng hơn là bạn cần thăm khám bác sĩ và làm xét nghiệm để có kết quả mang thai chính xác.
Xem thêm: 10 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ nên biết
2. Mẹ bầu tháng đầu nên ăn gì để bổ thai và giảm nghén?
Để bắt đầu hành trình thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu tháng đầu nên bổ sung những thực phẩm sau đây:
2.1. Thịt
Trong bữa ăn lý tưởng dành cho mẹ bầu tháng đầu không thể thiếu các loại thịt. Trong đó, nhóm thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) cung cấp nguồn chất sắt, kẽm và nhiều vitamin khác giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mới mang thai.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể ăn các loại thịt gia cầm để bổ sung canxi, photpho, vitamin B, A, D, E vừa giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn vừa hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: Bầu 2 tháng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu 2 tháng đầu
2.2. Trứng
Trứng là loại thực phẩm quen thuộc cần có trong chế độ ăn uống của mẹ bầu trong giai đoạn đầu và suốt thai kỳ. Bởi lòng đỏ trứng cung cấp nhiều vitamin D, protein giúp trẻ phát triển hệ xương khỏe mạnh. Vì thế, trong tháng đầu tiên, mẹ bầu có thể bổ sung khoảng 3-4 quả trứng mỗi tuần.
Mẹ nên thường xuyên ăn trứng trong tháng đầu thai kỳ.
2.3. Cá hồi
Mẹ bầu 1 tháng nên ăn gì tốt cho thai nhi? Câu trả lời là cá hồi. Bởi loại cá này có nhiều vitamin D, canxi và acid béo omega-3. Nguồn dinh dưỡng này rất cần thiết để hỗ trợ thai nhi hình thành và phát triển não bộ, các tế bào thần kinh trong tháng đầu thai kỳ.
Xem thêm: [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?
2.4. Nho
Trong nho chứa nhiều đường, canxi, sắt, vitamin và các loại vi chất khác. Ngoài ra, nho còn có hương vị chua ngọt giúp cải thiện triệu chứng ốm nghén. Vì thế, mẹ bầu tháng đầu nên ăn nho để cảm thấy dễ chịu hơn và tăng cường sức khỏe hiệu quả.
2.5. Chuối
Mẹ bầu tháng đầu nên ăn chuối vào buổi sáng để tăng cường hấp thụ sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu khi mới mang thai. Ngoài ra, loại trái cây này cũng chứa nhiều chất xơ giúp mẹ tiêu hóa thuận lợi, phòng ngừa táo bón do thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
Xem thêm: 12 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên bỏ túi ngay
2.6. Sữa chua
Với băn khoăn mẹ bầu tháng đầu nên ăn uống gì thì sữa chua là lựa chọn không thể bỏ qua. Vì loại thực phẩm này bổ sung nhiều lợi khuẩn giúp làm dịu đường ruột. Lợi ích này rất cần thiết với mẹ bầu ốm nghén bị nôn, ói ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2.7. Măng tây
Ăn măng tây giúp bổ sung cho mẹ hàm lượng cao acid folic hỗ trợ phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bao gồm tật chẻ đôi đốt sống). Đồng thời, loại rau này còn giàu canxi giúp trẻ nuôi dưỡng hệ xương chắc khỏe trong giai đoạn đầu thai kỳ.
2.8. Cam
Nguồn vitamin C dồi dào có trong cam giúp mẹ tăng cường hấp thụ sắt để phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mới mang thai. Bên cạnh đó, ăn cam cũng mang đến lợi ích giảm nghén, tăng cường đề kháng, giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Xem thêm: 9 loại nước uống và nước ép tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Chế độ ăn uống bổ thai và giảm nghén của mẹ bầu tháng đầu không thể thiếu quả cam.
2.9. Khoai lang
Nếu chưa biết mẹ bầu tháng đầu nên ăn gì thì bạn hãy thêm khoai lang vào thực đơn nhé. Vì trong loại củ này chứa nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) cùng nguồn chất xơ dồi dào. Nhờ đó giúp thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh trong những tháng đầu.
2.10. Các loại rau xanh
Các loại rau xanh sẫm màu (như bông cải xanh, cải bó xôi, cải thìa…) bổ sung nhiều canxi, kali, sắt, vitamin A, C, K,... có lợi cho sức khỏe thai kỳ giai đoạn đầu. Đồng thời, nhóm rau này còn có hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ tiêu hóa thuận lợi, ăn ngon miệng hơn mà không sợ khó tiêu.
Xem thêm: 12 loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thêm ngay vào thực đơn
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
3. Bầu tháng đầu nên kiêng ăn gì?
Cùng với việc ưu tiên bổ sung các thực phẩm cần thiết cho thai kỳ, mẹ bầu tháng đầu cũng cần kiêng ăn các món sau đây:
3.1. Đu đủ sống
Khi chưa chín, đu đủ chứa thành phần kích thích tử cung co bóp, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sảy thai. Do đó, mẹ cần kiêng loại quả này trong tháng đầu tiên và suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
3.2. Dứa (thơm)
Bên cạnh đu đủ sống, mẹ bầu tháng đầu cũng nên kiêng ăn dứa. Bởi loại quả này chứa hoạt chất bromelain làm mềm cổ tử cung và có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Xem thêm: 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều trong thai kỳ
3.3. Đồ ăn chế biến sẵn
Với thắc mắc mẹ bầu tháng đầu nên kiêng ăn gì, bạn nên tránh dùng đồ ăn chế biến sẵn. Vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều đường, chất bảo quản cùng chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi.
3.4. Đồ ăn chưa được nấu chín
Các món ăn không được chế biến chín như thịt tái, sashimi,... tồn tại lượng vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe tiêu hóa. Vì thế, mẹ bầu tháng đầu nên tránh ăn nhóm thực phẩm này nhé.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu tháng đầu không nên ăn các loại thịt tái, sashimi,...
3.5. Đồ uống chứa cồn
Các đồ uống như rượu, bia,... được chứng minh có thể khiến thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Vì thế, để bảo vệ bé yêu phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên tránh sử dụng đồ uống chứa cồn từ khi biết mình mang thai đến suốt thai kỳ.
Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
Trên đây là nội dung hữu ích giải đáp băn khoăn bầu tháng đầu nên ăn gì. Qua đó giúp mẹ xây dựng thực đơn phù hợp trong giai đoạn đầu mang thai. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ cũng cần được chú trọng xuyên suốt thai kỳ giúp cơ thể mẹ có khả năng bảo vệ và nuôi dưỡng con yêu đến lúc chào đời thuận lợi, khỏe mạnh.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Êm dịu như những cái ôm của mẹ, giúp bé khỏe bụng, khỏe sức từ những ngày đầu
Mẹ có biết, chỉ với 90 phút da kề da quý giá ngay khi lọt lòng đã cứu sống hơn 150.000 sinh mạng bé bỏng và giảm 65% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân sau sinh. Sở dĩ có những con số ấn tượng này là vì da kề da có khả năng giúp trẻ ổn định nhiệt độ, nhịp tim, hô hấp, giảm nguy cơ dị ứng và nhiễm trùng sớm,...
Đồng thời, phương pháp này còn giúp bé tiếp nhận hệ lợi khuẩn từ cơ thể mẹ, từ đó hỗ trợ con tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Da kề da còn kích thích tăng sinh kháng thể IgA, IgG có trong giọt sữa vàng từ mẹ hỗ trợ tăng cường đề kháng cho con yêu.
Với mong muốn ở hành trình phát triển trong năm đầu tiên của bé yêu vẫn nhận được những lợi ích tương tự như khi da kề da cùng mẹ sau sinh, Glico ICREO đã mang đến sản phẩm sữa Glico ICREO Balance Milk. Sản phẩm nổi bật với sự góp mặt của 5 loại Nucleotides có tác dụng hoàn thiện đường ruột, cùng với GOS và axit palmitic giúp trẻ có “chiếc bụng khỏe”. Đồng thời, 5 loại Nucleotides còn hỗ trợ kích thích sản sinh kháng thể IgA và IgG tự nhiên, kết hợp với beta-caroten hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho bé yêu.
Không những vậy, trên thị trường hiện tại chỉ có sữa Glico ICREO Balance Milk là chứa tiền tố DHA giúp bé yêu phát triển toàn diện về trí não và công nghệ giảm muối giảm áp lực cho thận non. Ngoài ra, sản phẩm còn có hương vị thanh nhạt, giúp bé dễ dàng làm quen.
Xem thêm: DHA có trong thực phẩm nào? 11 lựa chọn an toàn, dễ hấp thu
Như những cái ôm yêu thương từ mẹ, sữa Glico ICREO Balance Milk nâng niu hệ tiêu hóa của bé yêu, giúp con khỏe mạnh khôn lớn.
>> Mẹ xem thêm về các sản phẩm của Glico ICREO TẠI ĐÂY.
Tài liệu tham khảo:
1. Alexandra Paetow, M.S., R.D.N. What to Eat in the First Trimester (Đã truy cập 01 04 2025).