12 loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thêm ngay vào thực đơn

Rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu là thắc mắc của nhiều chị em, đặc biệt là những ai lần đầu mang thai. Bởi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ rất mẫn cảm với thực phẩm, nếu không lựa chọn đúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiểu điều này, dưới đây Glico đã tổng hợp 12 loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ bổ sung vào thực đơn. Cùng khám phá ngay!

1. Lợi ích của rau xanh đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Rau xanh là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ… rất cần thiết cho mẹ bầu duy trì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi:

  • Rau xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ mẹ bầu khỏi bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.
  • Các loại rau xanh giàu vitamin C giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm của cơ thể, góp phần hạn chế tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.
  • Rau xanh giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, ổn định tâm trạng và giảm nguy cơ táo bón trong giai đoạn mang thai.
  • Ăn rau xanh còn giúp mẹ duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ tiền sản giật.
  • Các loại rau xanh còn giúp mẹ giảm áp lực lên tĩnh mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ khi thai nhi phát triển lớn hơn.
  • Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu folate (vitamin B9) - chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Qua đó giảm nguy cơ thai nhi mắc các khuyết tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay dị tật ống thần kinh.

Lợi ích của rau xanh với bầu 3 tháng đầu

Rau xanh giàu dinh dưỡng, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ mẹ kiểm soát cân nặng, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa táo bón,...

2. Rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Các nhóm rau không nên bỏ qua

Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ không nên bỏ qua các nhóm rau xanh dưới đây:

  • Các loại rau củ giàu vitamin C

Những loại rau củ giàu vitamin C như bông cải xanh, ớt chuông, rau cải cúc,... giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, bảo vệ mẹ nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Hơn nữa, ăn rau giàu vitamin C còn giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt một cách trọn vẹn, hạn chế tình trạng thiếu máu.

  • Những loại rau cải giàu sắt

Các loại rau cải giàu sắt như rau dền, bông cải xanh, rau ngót,... giúp hình thành hồng cầu, duy trì mức hemoglobin ổn định và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ. Không chỉ vậy, rau giàu sắt còn giúp mẹ bầu tăng cảm giác ngon miệng, hạn chế tình trạng ốm nghén hiệu quả.

  • Bà bầu nên ăn rau giàu canxi

Rau xanh giàu canxi (cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,...) giúp mẹ bầu duy trì hệ xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương. Đồng thời, rau giàu canxi còn hỗ trợ thai nhi hình thành và phát triển hệ xương răng chắc khỏe.

  • Rau giàu kali tốt cho mẹ bầu

Việc ăn các loại rau giàu kali như rau chân vịt, cần tây, khoai tây,... giúp mẹ bầu cân bằng chất lỏng nội môi, điều hòa huyết áp, ổn định nồng độ chất điện giải trong tế bào và dẫn truyền tín hiệu thần kinh vận động. Qua đó mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng mất nước, buồn tiểu thường xuyên, khô rát cổ họng, suy nhược cơ thể,... ở mẹ bầu.

  • Các loại rau củ nhiều beta carotene

Cà rốt, khoai lang, cải bó xôi, đu đủ,... là các loại rau củ giàu beta carotene - hợp chất của vitamin A có vai trò hỗ trợ thai nhi phát triển hoàn thiện mắt, xương, hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ beta carotene còn giúp mẹ bầu cải thiện thị lực trong suốt thai kỳ.

  • Các loại rau giàu folate

Rau giàu folate như măng tây, cải xoăn, súp lơ xanh,... đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời, nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ tạo tế bào máu, hình thành và phát triển não bộ, tủy sống của thai nhi. Ngoài ra, bổ sung rau giàu folate còn giúp mẹ bầu duy trì thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế tình trạng thiếu máu.

Rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên bổ sung các nhóm rau củ giàu vitamin C, canxi, sắt, kali, beta carotene, folate vào thực đơn hàng ngày.

3. Điểm danh những loại rau củ tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Dưới đây là các loại rau củ quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, nên thêm vào thực đơn hàng ngày:

3.1. Bông cải xanh

Nếu mẹ đang băn khoăn rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thì đừng bỏ qua bông cải xanh. Bởi loại rau này chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt, axit folic,... giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng sức đề kháng. Đồng thời, các dưỡng chất trong bông cải xanh còn hỗ trợ thai nhi phát triển hệ xương khỏe mạnh.

3.2. Rau cải bó xôi (rau chân vịt)

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ nên thêm rau cải bó xôi vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Vì trong cải bó xôi giàu vitamin C, sắt, canxi, kẽm, magie,... giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và kiểm soát cân nặng hợp lý. Hơn nữa, cải còn giàu folate giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

3.3. Rau dền

Chắc nhiều mẹ chưa biết rau dền là một loại rau xanh tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Loại rau này có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn ốm nghén. Không chỉ vậy, rau dền còn giàu folate, vitamin A, C, chất xơ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa hiệu quả.

3.4. Rau cải cúc (tần ô)

Rau cải cúc cũng là một trong những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Điều này là vì rau cải cúc chứa nhiều vitamin B, C, sắt, kali,... giúp điều hòa huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa cho mẹ bầu. Ngoài ra, rau cải cúc còn giàu beta-carotene và folate rất có lợi cho quá trình phát triển của thai nhi.

Tần ô tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Rau cải cúc chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp mẹ duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

3.5. Cải xoăn

Nằm trong danh sách các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, cải xoăn chứa nhiều vitamin C, K hỗ trợ mẹ bầu giảm các triệu chứng ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế tình trạng rạn da, loãng máu. Bên cạnh đó, cải xoăn còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp giảm nguy cơ táo bón cho mẹ bầu.

3.6. Măng tây

Măng tây là loại rau xanh tiếp theo mẹ bầu 3 tháng đầu nên thêm vào thực đơn của mình. Trong măng tây chứa hàm lượng vitamin D, K cao giúp mẹ bầu giảm nguy cơ táo bón, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, các loại vitamin trong măng tây còn giúp thai nhi phát triển ổn định và toàn diện, hạn chế nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.

3.7. Cần tây

Có thể mẹ bầu chưa biết, cần tây giàu chất xơ, vitamin K, sắt, canxi, photpho,... giúp ổn định huyết áp, hạn chế nguy cơ bị bệnh trĩ và táo bón khi mang thai. Hơn nữa, cần tây cũng không chứa chất béo giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, nếu thắc mắc rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thì cần tây là đáp án rất tốt.

Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ

3.8. Cà chua

Nhắc đến những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu chắc chắn không thể bỏ qua cà chua. Thực phẩm này chứa đến 4 loại hợp chất carotenoids có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật,... Ngoài ra, cà chua còn chứa lycopene - một chất oxy hóa hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hệ thần kinh.

Cà chua tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Với hàm lượng chất oxy hóa dồi dào, cà chua giúp mẹ bầu 3 tháng đầu có sức khỏe tốt, hỗ trợ thai nhi phát triển hoàn thiện.

3.9. Ớt chuông

Ớt chuông là nguồn thực phẩm giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng hấp thụ sắt, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Bên cạnh đó, ớt chuông còn chứa hàm lượng vitamin A cao, hỗ trợ thai nhi phát triển mắt, da và hệ thần kinh. Do đó ớt chuông là một trong các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu nên thêm vào thực đơn hàng ngày. 

3.10. Cà rốt

Trong cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, B6, K1 dồi dào giúp thúc đẩy sự phát triển thị lực, hệ xương cho thai nhi. Đồng thời, các dưỡng chất còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ và bé khỏi các mầm bệnh. Ngoài ra, trong cà rốt còn giàu kali giúp mẹ bầu cần bằng điện giải, điều hòa huyết áp từ đó cảm thấy thoải mái.

3.11. Bí đỏ

Nói về các loại rau củ quả tốt cho bà bầu không thể bỏ qua bí đỏ. Trong bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như vitamin A, chất xơ, carbohydrate, beta carotene,... giúp thai nhi phát triển thị giác, xương toàn diện. Bên cạnh đó, vitamin A trong bí đỏ còn giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, từ đó nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

3.12. Bông atiso

Nếu thắc mắc rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thì bông atiso là gợi ý tốt nhất. Vì bông atiso giàu canxi, kali,... giúp giảm nguy cơ bệnh tật, cải thiện chức năng gan cho mẹ bầu. Hơn nữa bông atiso còn cung cấp hàm lượng choline cao giúp duy trì sức bền màng tế bào, hỗ trợ phát triển não bộ và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

Bông atiso tốt cho bầu 3 tháng đầu

Bông atiso là một trong những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng.

4. Các lưu ý mẹ nên biết khi ăn rau trong 3 tháng đầu

Rau là một loại thực phẩm tốt mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, để hấp thu tốt dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn thai nhi, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

4.1. Lượng rau nên ăn mỗi ngày

Trong quá trình tìm kiếm loại rau phù hợp, hẳn mẹ khá thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu nên ăn bao nhiêu rau thì tốt? Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên ăn khoảng 400 - 500g rau củ mỗi ngày (tương đương với 5 phần, mỗi phần khoảng 80g). Tuy nhiên, lượng rau cụ thể có thể điều chỉnh tùy theo thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi mẹ. Do đó, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định hàm lượng rau phù hợp.

4.2. Các loại rau cần tránh

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tránh ăn một số loại rau dưới đây:

  • Các loại rau sống có thể chứa ký sinh trùng, vi khuẩn (Salmonella, Listeria) hoặc thuốc trừ sâu. Những yếu tố này sẽ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi. 
  • Rau mọc dại, củ mọc mầm có thể chứa nhiều độc tố, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn thần kinh, tổn thương gan và suy giảm miễn dịch của mẹ và bé.
  • Rau củ muối chua chứa nhiều natri, dễ gây tăng huyết áp và phù nề nên không hợp với mẹ bầu. Hơn nữa, quá trình muối chua rau có thể không đảm bảo vệ sinh, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn không tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

4.3. Lưu ý khi lựa chọn và chế biến rau

Khi lựa chọn và chế biến rau củ, mẹ cần lưu ý các yếu tố quan trọng sau:

  • Chọn rau có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không dùng rau dại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Mẹ bầu nên ưu tiên chọn rau hữu có, rau sạch hoặc rau củ quả theo mùa để giảm nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, chất bảo quản.
  • Rau rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất trước khi chế biến.
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn rau xanh đã nấu chín để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Khi chế biến những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ không nên nấu quá lâu để tránh làm mất các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm.

Lời khuyên: Ngoài tham khảo những loại rau kể trên mẹ đừng quên quan trọng nhất vẫn là cân bằng dinh dưỡng giữa các chất và thực phẩm. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc để em bé phát triển toàn diện và hơn hết là đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho con sau khi sinh.

Glico ICREO Balance Milk - Dinh dưỡng cân bằng, êm dịu để con lớn khôn khỏe mạnh

Mách nhỏ, với những mẹ lần đầu mang thai và sinh con, đừng quá lo lắng nếu sữa chậm về. Có Glico ICREO đồng hành cùng mẹ, giúp bé vẫn nhận được đầy đủ dưỡng chất trong khi chờ sữa về.

Thấu hiểu tầm quan trọng của 12 tháng đầu đời, Glico ICREO đã cẩn trọng lựa chọn và cân đo cẩn thận hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu. Qua đó mang đến Glico ICREO Balance Milk với nguồn dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với nhu cầu của bé 0 - 12 tháng.

Sữa Glico ICREO Balance Milk nổi bật với 5 loại Nucleotides giúp tăng độ cao của lớp nhung mao, cùng thành phần GOS hỗ trợ tăng lợi khuẩn bifidus để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Kết hợp với acid palmitic với các liên kết ở vị trí β (OPO) có tác dụng tăng khả năng hấp thu, giúp trẻ êm bụng và hạn chế táo bón. Ngoài ra, sự kết hợp của 5 loại Nucleotides và beta-carotene (tiền tố vitamin A) ‘trang bị’ cho con hàng rào đề kháng khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Chưa kể, sữa Glico ICREO Balance Milk còn có vị ngọt thanh tự nhiên từ đường lactose, giúp bé dễ dàng ‘kết thân’ ngay từ lần đầu nếm. Đặc biệt, sản phẩm có phiên bản hộp giấy 127g (12,7g x 10 thanh) giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé kịp thời trong khi chờ sữa mẹ về.

Glico ICREO Balance Milk

Mỗi thanh sữa Glico ICREO Balance Milk chứa đầy đủ dinh dưỡng như lon, chia khẩu phần sẵn giúp mẹ dễ dàng pha sữa cho con uống.

>> Bên cạnh Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO còn phân phối 2 dòng sản phẩm khác là Glico ICREO Grow-up Milk, Glico ICREO Learning Milk với các dưỡng chất độc đáo, hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu mỗi giai đoạn. Khám phá TẠI ĐÂY mẹ nhé! 

5. Câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số thắc mắc phổ biến về các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Mẹ hãy tham khảo giải đáp để bỏ túi thêm nhiều kiến thức hữu ích:

5.1. Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách sống được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn xà lách sống. Bởi vì rau xà lách sống có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là E.coli. Phụ nữ mang thai sức đề kháng suy yếu đáng kể nên dễ bị tấn công và tổn thương khi gặp các vi khuẩn gây hại này. Tốt nhất mẹ bầu nên ăn các loại rau đã được nấu chín để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

5.2. Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn rau muống để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 - 3 bữa/tuần. Đồng thời, mẹ nên chọn rau muống có nguồn gốc rõ ràng, chế biến chín kỹ và không ăn sống.

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Mẹ hãy lưu lại thông tin hữu ích này để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, duy trì sức khỏe ổn định và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Tâm Anh Hospital. 12 loại rau tốt cho bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày (Đã truy cập 11 03 2025).

2. The Bump. Top Foods to Avoid During Pregnancy (Đã truy cập 11 03 2025).

Bài viết xem nhiều