1. Lý giải nguyên nhân bé ăn được nhưng không tăng cân
Bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân có thể do các nguyên nhân sau:
1.1. Hàm lượng dưỡng chất trong sữa không cân đối
Hàm lượng dưỡng chất trong sữa ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu mẹ ăn uống thiếu chất sẽ khiến sữa mẹ không thể cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bé ăn nhiều nhưng vẫn gầy. Trường hợp dùng sữa công thức, nếu sản phẩm có hàm lượng dưỡng chất không cân đối, khó hấp thu thì cũng khiến trẻ chậm tăng cân dù ăn nhiều.
Xem thêm: 12 thực phẩm cực lợi sữa và giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh
1.2. Chế độ ăn ‘nghèo’ dinh dưỡng
Chế độ ăn ‘đủ lượng thiếu chất’ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân. Theo đó, cha mẹ thường cho trẻ ăn một số thực phẩm cố định, cụ thể là món con thích. Tuy thực đơn này sẽ giúp trẻ ăn ngon và nhiều hơn, nhưng có thể khiến cơ thể thiếu một số chất cần thiết. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tăng trường khiến trẻ chậm tăng cân.
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do chế độ ăn không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Xem thêm: Hành trình ăn dặm kiểu Nhật: Gợi ý thực đơn chuẩn cho bé yêu
1.3. Cơ thể kém hấp thu
Trường hợp trẻ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, đầy bụng,... hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh tim bẩm sinh,... sẽ khiến cơ thể trẻ giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân dù ăn uống đủ lượng.
Xem thêm: Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để tăng cân tốt, mẹ hết lo?
1.4. Bé mắc rối loạn tiêu hóa do bị ép ăn quá nhiều
Việc cha mẹ cho bé ăn quá nhiều, vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này làm có cơ thể bé khó chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, từ đó chậm tăng cân hoặc chững cân.
1.5. Chế biến thực phẩm sai cách
Việc chế biến sai cách có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin B12, chất béo,... trong thực phẩm. Nếu tiêu thụ các món ăn thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể trẻ không thể tăng cân đúng giai đoạn dù ăn đủ lượng. Một số sai lầm khi chế biến thực phẩm thường gặp như:
- Thái nhỏ thực phẩm trước khi rửa.
- Xay nhuyễn toàn bộ thực phẩm trước khi nấu chín.
- Nấu cháo bằng nước hầm xương mà không thêm thịt, dầu thực vật trong thời gian dài.
- Nếu thực phẩm với nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân do món ăn mất dinh dưỡng bởi quá trình chế biến sai cách.
1.6. Chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết
Mỗi hoạt động như trườn, bò, đứng, đi… đều tiêu tốn một mức calo nhất định, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hấp thu tối đa dưỡng chất. Do đó nếu lượng calo nạp vào không đủ so với năng lượng tiêu hao, thì dù được cho ăn nhiều bữa trong ngày (khoảng 5 - 6 bữa) bé vẫn khó tăng cân.
1.7. Bé bị nhiễm giun, sán
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do con bị nhiễm giun hoặc sán. Ký sinh trùng sống trong đường ruột và hút chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà con ăn vào. Điều này khiến cơ thể trẻ không nhận được đầy đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.
1.8. Trẻ ngủ không đủ giấc
Bên cạnh dinh dưỡng, giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng của bé. Theo đó, trẻ dưới 3 tuổi cần ngủ nhiều trung bình từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày. Nếu con không được ngủ đủ giấc hoặc ngủ không sâu, hormone tăng trưởng hoạt động kém khiến trẻ chậm tăng cân hoặc chững cân.
2. Mẹ nên làm gì khi bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân?
Dưới đây là một số bí quyết giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
2.1. Chọn loại sữa có hệ dinh dưỡng cân bằng
Nhằm hạn chế tình trạng trẻ chậm tăng cân, cha mẹ nên chọn các sản phẩm sữa công thức có hệ dưỡng chất cân đối, vừa đủ và phù hợp độ tuổi của con. Bên cạnh đó, mẹ cần chọn sữa được bổ sung Nucleotides - ‘vệ sĩ’ bảo vệ đường ruột non nớt của con khỏi tác nhân xấu, đồng thời nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh để con hấp thu tốt dinh dưỡng và tăng cân ổn định.
Glico ICREO: Như da kề da cho trẻ êm bụng ăn ngon, chóng lớn
Glico ICREO tin rằng nuôi dưỡng trẻ theo cách tự nhiên, gần gũi với mẹ giúp con lớn khôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Điển hình như phương pháp da kề da - cái ôm đầu tiên khi vừa chào đời giúp con yêu được tiếp xúc với hệ vi sinh vật từ mẹ, đặc biệt là Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp. Điều này hỗ trợ con yêu cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tối ưu khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, khoảnh khắc da kề da còn giúp cơ thể mẹ sản sinh kháng thể IgA, IgG và gửi đến con thông qua dòng sữa ‘vàng’. Qua đó góp phần tạo nên hệ miễn dịch thụ động để bảo vệ niêm mạc ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp cho bé.
Luôn theo đuổi triết lý nuôi dưỡng bé một cách tự nhiên, gần gũi nhất với mẹ, Glico ICREO đã cải tiến và cho ra mắt các sản phẩm để tiếp nối những lợi ích quý giá của da kề da. Cụ thể, trong các sản phẩm Glico ICREO đều được bổ sung 5 loại Nucleotides thiết yếu (bao gồm AMP, CMP, IMP, UMP và GMP) hỗ trợ sản sinh kháng thể IgA, IgG giúp ức chế và loại bỏ hại khuẩn và xây dựng hàng rào miễn dịch vững mạnh cho bé. Hơn nữa, Nucleotides còn giúp nuôi dưỡng ‘đội quân’ lợi khuẩn Bifidus ở đường ruột, giúp bé êm bụng để hấp thu tốt các dưỡng chất.
Nguồn dinh dưỡng cân bằng từ Glico Icreo ĐÚNG CHẤT và ĐỦ LƯỢNG, không gây sức ép lên cơ thể non nớt của bé.
Chưa dừng lại ở đó, sữa Glico ICREO còn ‘ghi điểm’ với hương vị thanh nhạt, dễ uống; tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản giúp con yêu có trí não tinh anh cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ trẻ đạt được các cột mốc phát triển quan trọng ở mọi giai đoạn. Để khám phá chi tiết thành phần của từng sản phẩm Glico ICREO (Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO Grow Up Milk và Glico ICREO Learning Milk), mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY!
Xem thêm: Bật mí 8 cách giúp bé thích uống sữa - đơn giản mà hiệu quả
2.2. Thiết kế bữa ăn cho bé đủ chất, đủ lượng cần thiết
Mẹ cần thiết kế cho con thực đơn đủ lượng và dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng. Trong đó, mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu năng lượng như bơ, sữa, các loại đậu,... và thực phẩm giàu protein (trứng, thịt nạc, tôm...); chất béo lành mạnh (cá béo, dầu oliu, vừng,...); carbohydrate phù hợp (yến mạch, đậu xanh,...) để con tăng cân đúng giai đoạn.
Xem thêm: Bật mí 15 thực phẩm ăn dặm cho bé đủ chất và khỏe mạnh
2.3. Không ép trẻ ăn quá nhiều
Bé ăn nhưng không hấp thu phải làm sao? Với trường hợp trẻ ăn nhưng chậm tăng cân do không hấp thu dinh dưỡng, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều. Thay vào đó, mẹ hãy cho bé ăn theo nhu cầu, ăn khi muốn và dừng khi no. Điều này sẽ giúp cơ thể bé tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm tốt hơn, từ đó tăng cân ổn định.
2.4. Tăng cường thêm nhiều bữa phụ hơn bình thường
Khi trẻ ăn được nhưng không tăng cân, mẹ hãy tăng cường thêm nhiều bữa phụ hơn bình thường. Cách này sẽ giúp cung cấp lượng calo phù hợp với nhu cầu của trẻ trong một ngày. Qua đó giúp trẻ tăng trưởng cân nặng tốt và đều đặn hơn.
2.5. Bổ sung thực phẩm chức năng cho trẻ theo chỉ định từ bác sĩ
Trường hợp bé chậm tăng cân do thiếu chất, mẹ có thể tìm hiểu thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin, omega-3 và khoáng chất. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng này để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Xem thêm: Điểm danh các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
2.6. Kiểm tra sức khỏe tổng quát cho con định kỳ
Để cải thiện tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Điều này giúp mẹ phát hiện các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ (nếu có). Đồng thời, bác sĩ đánh giá chế độ ăn uống hiện tại của bé và tư vấn cách điều chỉnh thực đơn tăng cân cho bé.
Thăm khám sức khỏe trẻ định kỳ để phát hiện các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và khắc phục kịp thời.
2.7. Khuyến khích bé rèn luyện thể chất hàng ngày
Khi bé ăn nhiều nhưng không tăng cân, mẹ nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất phù hợp như trườn, bò, đứng, đi,... để tăng cơ bắp, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ nên cho con hoạt động vừa phải, tránh tình trạng con vui chơi quá mức dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi, chán ăn và hấp thu dinh dưỡng kém.
3. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc và giải đáp liên quan đến tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân cho mẹ tham khảo:
3.1. Bé 1 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân, mẹ điều chỉnh chế độ ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất). Ngoài ra, mẹ cũng không ép trẻ ăn quá nhiều, hướng dẫn vận động và luyện tập thường xuyên,... giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đó tăng cân ổn định.
Xem thêm: Gợi ý thực đơn cho bé 1 tuổi ăn ngon với 8 món ăn đủ chất
3.2. Vì sao bé 2 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân trong nhiều tháng?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân trong nhiều tháng, bao gồm: Chế độ ăn không cung cấp đủ calo; bữa ăn không đa dạng thực phẩm; các vấn đề về răng miệng (mọc răng, loét miệng,...); rối loạn tiêu hóa; tuyến tụy hoạt động kém; bé bị bệnh tim bẩm sinh;...
Xem thêm: 11 thực đơn cho bé 2 tuổi đủ dưỡng chất, dễ làm cho mẹ
3.3. Chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân như thế nào?
Chế độ ăn cho trẻ 3 tuổi ăn nhiều nhưng vẫn gầy cần bổ sung thực phẩm giàu carbohydrate và tinh bột như bánh mì, khoai tây, bánh mì, gạo,...; protein như thịt, trứng, sữa, các loại đậu; axit béo omega-3 như cá béo, dầu oliu,...; vitamin và khoáng chất như trái cây, các loại rau xanh,... Ngoài ra, cha mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ 3 tuổi uống đủ nước mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Xem thêm: Thực đơn cho bé 3 tuổi tăng cân, chiều cao đều và ổn định
Nhìn chung, khi bé ăn nhiều nhưng không tăng cân cha mẹ nên xem lại con có đang mắc bệnh gì không, chế độ ăn đã đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng hay cách chế biến món ăn và khẩu phần ăn có hợp lý chưa… Đặc biệt, đối với trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân 3 tháng liên tục, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ tư vấn phác đồ khắc phục phù hợp, hỗ trợ trẻ tăng cân ổn định.
Nguồn tham khảo:
1. Tâm Anh Hospital. Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân do đâu, giải pháp là gì (Đã truy cập 24 03 2025).
Glico ICREO Balance Milk Số 0 (800g)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) cho trẻ dưới 12 tháng tuổi mang đến lượng dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
Glico ICREO Grow-up Milk (820g)
Sữa Glico ICREO số 1 820g (Grow-up Milk) bổ sung MFGM giúp trẻ từ 1 - 3 tuổi phát triển hệ thần kinh, hệ miễn dịch cùng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh. Chọn ngay!
Glico ICREO Learning Milk (820g)
Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!