Bé mới ốm dậy nên bổ sung gì? 5 món giúp con nhanh hồi phục

Chế độ ăn uống là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nâng cao đề kháng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau mỗi lần bị bệnh. Vậy bé mới ốm dậy nên bổ sung gì thì tốt? Cha mẹ hãy cùng Glico tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tình trạng sức khỏe của trẻ mới ốm dậy như thế nào?

Sau khi khỏi ốm, trẻ thường sụt cân, da dẻ xanh xao, cơ thể yếu ớt và ăn uống kém. Bên cạnh đó, các cơ quan bao gồm hệ tiêu hóa của con cũng mệt mỏi và hoạt động kém hơn bình thường. Điều này khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn, ngại ăn thực phẩm rắn và khó tiêu.

Trường hợp trẻ bị sốt cao, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… cơ thể con sẽ mất nhiều nước. Điều này có thể khiến sức khỏe của trẻ suy yếu, thường xuyên mệt mỏi và dễ bị bệnh hơn. Vì thế nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ mới ốm dậy nên bổ sung gì để con nhanh hồi phục, ăn uống ngon miệng trở lại.

Bé mới ốm dậy là tình trạng gì

Khi mới ốm dậy, trẻ thường bị sụt cân, mệt mỏi và ăn uống không ngon miệng.

2. Bé mới ốm dậy nên bổ sung gì để nhanh hồi sức?

Cha mẹ hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết sau ốm nên bổ sung gì cho bé.

2.1. Những món ăn loãng, dễ tiêu hóa

Khi mới ốm dậy, sức khỏe của trẻ còn rất yếu kèm theo các biểu hiện như trẻ chán ăn và rát miệng. Do đó, mẹ nên chế biến các món ăn loãng, dễ tiêu hóa để con ăn dễ dàng, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Một số món ăn cho trẻ mới ốm dậy mẹ có thể tham khảo như:

  • Cháo lươn: Món ăn có dạng loãng giúp trẻ ăn dễ dàng và ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, lươn là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, nhiều đạm có tác dụng bồi bổ khí huyết giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
  • Súp cà chua sữa: Cà chua và sữa cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng từ đó hồi phục sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, súp cà chua sữa có dạng loãng giúp trẻ giảm đau họng và kích thích vị giác.
  • Cháo thịt nấu lá tía tô: Tía tô có tác dụng giải cảm, giảm ho rất thích hợp để trẻ bổ sung khi bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cháo thịt nấu lá tía tô có dạng loãng, giúp trẻ dễ ăn và tiêu hóa dễ dàng.

Xem thêm: Gợi ý 8 cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn ngon miệng, dễ làm

2.2. Tăng cường thực phẩm giàu đạm

Nếu băn khoăn bé mới ốm dậy nên ăn gì thì mẹ đừng bỏ qua các thực phẩm giàu đạm. Nhóm thực phẩm này giúp trẻ hồi phục sức khỏe, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh ốm vặt hiệu quả. Một số thực phẩm giàu đạm mẹ có thể tham khảo như thịt bò, sữa, trứng, hải sản,...

Xem thêm: 21 thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, ít ốm vặt

2.3. Bổ sung đủ nước cho trẻ

Để phục hồi sức khỏe cho bé sau khi ốm mẹ nên cho con uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể. Điều này giúp hạn chế tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, từ đó giúp con nhanh hồi sức hơn. Theo đó, mẹ có thể cho bé mới ốm dậy uống nước sôi để nguội, sữa hoặc các loại nước trái cây.

Trẻ mới ốm dậy nên bổ sung gì

Mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để sức khỏe hồi phục nhanh chóng.

2.4. Bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng

Bé mới ốm dậy nên bổ sung gì? Mẹ nên cho trẻ bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Các thành phần này không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn kích hoạt enzyme tiêu hóa và kích thích vị giác.

Điều này giúp trẻ hồi phục sức khỏe tốt hơn, hạn chế tái phát bệnh. Theo đó, khi bổ sung vitamin cho trẻ sau ốm nên ưu tiên vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D; cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, selen, kẽm…

Xem thêm: Điểm danh các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

2.5. Đừng quên cho trẻ uống sữa đầy đủ

Bên cạnh bữa ăn chính, sữa cũng mang đến nguồn năng lượng và dưỡng chất cần thiết hỗ trợ bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Trong đó, mẹ nên chọn sữa có hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, cung cấp dưỡng chất ‘vàng’ để không gây quá tải lên hệ tiêu hóa, giúp bé êm bụng khỏe sức.

Sữa Glico ICREO: Như da kề da êm bụng, khỏe sức từ ngày đầu tiên

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), da kề da là phương pháp đã cứu sống hơn 150.000 trẻ mỗi năm, giảm đến 65% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân. Bên cạnh những lợi ích trước mắt này, phương pháp còn góp phần hình thành hệ miễn dịch vững vàng và xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh về lâu dài cho trẻ.

Cụ thể, chỉ 90 phút da kề da với mẹ sẽ tạo điều kiện cho trẻ nhận được nguồn lợi khuẩn từ da mẹ, như Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp. hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường miễn dịch cho bé.

Đồng thời, da kề da còn giúp cơ thể mẹ sản sinh kháng thể IgA, IgG và gửi sang con thông qua dòng sữa ‘vàng’ ngọt ngào. Lượng kháng thể này giúp bảo vệ niêm mạc ruột, củng cố hệ miễn dịch để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hô hấp cho trẻ.

Thấu hiểu và mong muốn nối tiếp lợi ích quý giá từ da kề da, Glico ICREO đã nỗ lực cải tiến các sản phẩm của mình, bổ sung 5 loại Nucleotides hỗ trợ sản sinh kháng thể IgA, IgG tự nhiên giúp hàng rào miễn dịch của trẻ thêm vững vàng. Hơn nữa, Nucleotides còn góp phần nuôi dưỡng lợi khuẩn Bifidus ở đường ruột, giúp trẻ êm bụng để hấp thu tốt các dưỡng chất.

Sau ốm nên bổ sung Glico ICREO cho bé

Glico ICREO bổ sung Nucleotides giúp con yêu tăng hấp thu, tăng cường miễn dịch và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Chưa dừng lại ở đó, Glico ICREO còn là dòng sữa duy nhất chứa tiền tố DHA từ dầu hạt tía tô xanh Nhật Bản. Nhờ có nguồn gốc từ thực vật nên vừa giúp trẻ dễ dàng hấp thu để phát triển trí não tinh anh, vừa giúp sản phẩm giữ được sự thơm ngon, hợp vị bé.

>> Để khám phá chi tiết thành phần từng sản phẩm Glico ICREO Balance Milk, Glico ICREO Grow Up MilkGlico ICREO Learning Milk, mẹ có thể truy cập thêm TẠI ĐÂY.

3. Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mới khỏi ốm

Ngoài tìm hiểu bé mới ốm dậy nên bổ sung gì, mẹ cũng nên ‘bỏ túi’ một số lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng trẻ dưới đây:

- Cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 2 bữa trong 2 tuần liền: Việc này giúp con yêu hồi phục sức khỏe nhanh chóng, đồng thời hạn chế tình trạng sụt cân hay suy dinh dưỡng. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mẹ nên cho con ăn thêm 1 bữa/ngày và kéo dài ít nhất 1 tháng.

- Mỗi bữa cho trẻ ăn lượng vừa phải, không ép ăn: Mẹ nên cho con ăn lượng vừa phải, không ép ăn quá nhiều hoặc ăn món cứng, khó tiêu,... Vì những việc này có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến trẻ khó tiêu từ đó kéo dài thời gian hồi phục sức khỏe.

- Chú ý cách chế biến món ăn: Ngay khi trẻ vừa ốm dậy, mẹ vẫn nên cho con ăn cả nước và cái. Trường hợp trẻ nhỏ thì xay nhỏ, băm nhuyễn thực phẩm để con dễ nhai. Ngoài ra, mẹ không nên chỉ cho trẻ ăn nước thịt hoặc nước xương, nước rau luộc,... vì có thể làm con bị suy dinh dưỡng, còi xương hoặc thiếu máu. 

- Cho trẻ được ăn theo yêu cầu: Cha mẹ cho con ăn món yêu thích để kích thích vị giác và mong muốn thèm ăn. Nhưng phụ huynh cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và chọn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu.

Phục hồi sức khỏe cho bé sau khi ốm

Thực đơn nên bổ sung các món trẻ yêu thích để con ăn ngon miệng hơn.

- Một số món cần hạn chế cho trẻ ăn: Mẹ không nên cho trẻ ăn món ăn nhiều dầu mỡ hoặc nhiều đường. Vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm này có thể gây khó tiêu, làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: Trẻ ốm nên ăn gì nhanh khỏe, sớm khỏi bệnh? 6 gợi ý cho mẹ

4. Một số thắc mắc khác

Dưới đây là một số thắc mắc khác liên quan đến chế độ dinh dưỡng của trẻ mới khỏi bệnh mà mẹ nên biết:

- Trẻ bị tiêu chảy vừa khỏi ốm nên ăn uống thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, trẻ tránh ăn các thực phẩm có nhiều đường, nước ngọt có gas để tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời, trẻ nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như tinh bột nguyên hạt (ngô, đậu,...); các loại rau thô;...

Xem thêm: Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì để tăng đề kháng tự nhiên?

- Bé mới ốm dậy uống nước ép trái cây được không?

Bé mới ốm dậy có thể uống nước ép từ các loại trái cây như nước cam, chanh, táo,... Các loại nước ép này không chỉ giúp cơ thể bù nước mà còn bổ sung các vi chất cần thiết như vitamin B1, vitamin B6, kẽm, selen, crom,... Nhờ đó trẻ có thể hồi phục sức khỏe tốt, đồng thời tăng cường đề kháng giúp trẻ ít ốm vặt hơn.

Xem thêm: Trẻ em nóng trong uống gì cho mát? 12 gợi ý giúp bé thanh nhiệt

Với những chia sẻ trong bài, hy vọng cha mẹ đã biết rõ bé mới ốm dậy nên bổ sung gì. Qua đó, phụ huynh có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp ‘thiên thần nhỏ’ nhà mình hồi phục sức khỏe nhanh chóng, lớn khôn khỏe mạnh hơn nhé.

Nguồn tham khảo:

1. Sức khỏe & Đời sống. Dinh dưỡng cho trẻ nhanh hồi phục sau ốm (Đã truy cập 31 03 2025).

Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)

Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!

614,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 1 Grow-up Milk 820g (1-3 tuổi)

Glico ICREO GROW-UP MILK - Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Chứa thành phần MFGM có nguồn gốc từ sữa. Sản phẩm dạng thanh, một thanh pha được 100ml thành phẩm. Khối lượng tịnh: 820g.

545,000VNĐ


Sữa Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)
Sữa Glico ICREO số 3 Learning Milk 820g (trên 3 tuổi)

Glico ICREO Learning Milk (Glico ICREO số 3) được đóng gói trong lon thiếc màu xanh đặc trưng, dạng bột thơm nhẹ, dinh dưỡng cân bằng nay đã có thêm Lutein - Dưỡng chất chống oxy hoá, hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh để bé tinh anh trong hành trình học hỏi!

525,000VNĐ

Bài viết xem nhiều