1. Vì sao nên nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi?
Hệ miễn dịch của trẻ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện nên hoạt động khá kém. Đồng thời, kháng thể mẹ truyền cho bé ở giai đoạn thai kỳ và dòng sữa ngọt ngào cũng ngày càng giảm dần. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn, virus,... xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.
Vì thế, cha mẹ nên thực hiện đúng theo lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi được khuyến nghị. Bởi, đây là giải pháp đơn giản nhưng có thể giúp trẻ ngăn bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Kết hợp với đó, mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để bé tăng đề kháng tự nhiên tối ưu.
Xem thêm: Nằm lòng cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z chuẩn nhất
2. Lịch tiêm ngừa cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến nghị
Bên dưới là lịch tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mọi cha mẹ nên nắm rõ:
3. Thông tin cần biết về các mũi tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi
Để phụ huynh hiểu rõ hơn về lý do nên thực hiện theo lịch chích ngừa cho bé dưới 1 tuổi, sau đây là thông tin cơ bản nhất của từng mũi tiêm:
3.1. Vắc xin phòng Lao
Vắc xin phòng Lao được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tiêm phòng cho trẻ càng sớm càng tốt (tốt nhất trong 24 giờ sau sinh). Chỉ với một liều này, trẻ có sức đề kháng mạnh mẽ với vi khuẩn gây bệnh Lao (đặc biệt là chủng Lao gây viêm màng não) và hiệu quả phòng bệnh đạt đến 70%.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị khản tiếng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
3.2. Vắc xin ngừa viêm gan A
Một trong các loại vacxin tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi quan trọng khác là vắc xin phòng viêm gan A. Tuy chủng virus này hiếm gặp hơn viêm gan B nhưng không vì thế mà cha mẹ chủ quan. Chủ động tiêm phòng viêm gan A sớm, mẹ giúp bé tránh biến chứng nguy hiểm như viêm gan mạn tính, xơ gan, suy gan,...
Xem thêm: 21 thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, ít ốm vặt
3.3. Vắc xin phòng ngừa viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng gan phổ biến và để lại nhiều hệ lụy với sức khỏe. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B rất cao khi đến 50% bé trước 6 tuổi mắc bệnh. Vì thế, tiêm chủng đầy đủ khi còn nhỏ là cách để trẻ có sức đề kháng với loại virus viêm gan B (HBV) này.
3.4. Vắc xin ngừa Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
Bạch hầu sẽ cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến suy tim. Vi khuẩn uốn ván lại tấn công hệ thần kinh và gây co thắt cơ, ngừng lưu thông máu. Còn ho gà khiến bé viêm phổi và tổn thương não.
Vắc xin ngừa Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, chia thành 3 mũi tiêm liên tiếp lúc 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng. Ngoài ra, trẻ cần tiêm thêm 2 liều nhắc lại lúc 18 - 24 tháng tuổi và 4 - 6 tuổi.
Mẹ cố gắng cho con tiêm đủ mũi phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván để bảo vệ con trước bệnh nguy hiểm này.
3.5. Vắc xin phòng ngừa Bại liệt
Đây là một trong các mũi vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi cực kỳ quan trọng. Vì virus Polio gây bại liệt rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa, dẫn tới tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Vacxin ngừa bại liệt bao gồm 3 liều vắc xin dạng uống khi trẻ 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng cùng 1 liều; vắc xin dạng tiêm khi 5 tháng tuổi.
Xem thêm: Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì để tăng đề kháng tự nhiên?
3.6. Vắc xin ngừa vi khuẩn Hib
Vi khuẩn Hib là nguyên nhân gây nhiều bệnh viêm nhiễm nguy hiểm ở trẻ dưới 5 tuổi như viêm phổi, viêm màng não,... Vì vậy, mũi tiêm phòng Hib (thường đi kèm theo vắc xin phòng Bạch hầu- Ho gà - Uốn ván - Bại liệt) được các tổ chức y tế trên thế giới (gồm Việt Nam) khuyến khích thực hiện khi bé đủ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi.
3.7. Vắc xin phòng Sởi - Quai bị - Rubella
Sởi - Quai bị - Rubella là 3 bệnh lý truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp với tốc độ “chóng mặt”. Do đó, ngay từ đầu, phụ huynh hãy chủ động phòng bệnh cho bé bằng mũi tiêm Sởi - Quai bị - Rubella lúc 12 tháng. Trong đó, mũi sởi đơn (không có quai bị và Rubella) sẽ được tiêm trước đó khi trẻ 9 tháng tuổi.
Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella là một hạng mục tiêm chủng quan trọng mà mọi cha mẹ đều nên thực hiện cho con.
3.8. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là một trong những vacxin cần tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi, đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở khu vực châu Á, có tỷ lệ tử vong cao và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện tại, có đến 15 loại vắc xin phòng ngừa căn bệnh này, nhưng tại Việt Nam chủ yếu sử dụng Jevax 1ml và Imojev 0.5 ml. Tùy theo mỗi loại vắc xin mà lộ trình tiêm sẽ khác nhau.
3.9. Vắc xin phòng phế cầu
Một tác nhân thường gặp khác gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,... là phế cầu khuẩn. Ước tính số lượng người nhiễm bệnh do loại vi khuẩn này là 2,9 triệu/năm và tỷ lệ tử vong rất cao bởi khó điều trị dứt điểm. Vì lẽ đó, cha mẹ hãy chủ động phòng bệnh cho con ngay từ bé với 4 liều vắc xin lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 12 tháng.
Xem thêm: Bé mới ốm dậy nên bổ sung gì? 5 món giúp con nhanh hồi phục
3.10. Vắc xin ngừa Rotavirus
Tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em là vấn đề nan giải vì dễ lây lan, khó kiểm soát bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê tại Việt Nam, có đến 500.000 - 700.000 ca mắc tiêu chảy cấp mỗi năm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ.
3.11. Vắc xin phòng cúm
Vì sức đề kháng kém nên khả năng trẻ mắc cúm cao hơn người lớn. Nếu gặp phải các chủng cúm nguy hiểm như cúm A/H3N2, cúm B và A/H1N1 thì bé phải đối mặt với nhiều biến chứng như viêm não, viêm phổi,...
Trẻ em chưa đủ sức chống lại sự tấn công của virus cúm nên mẹ cần đưa con đi tiêm vắc xin theo lịch trình khuyến nghị.
3.12. Vắc xin ngừa não mô cầu BC và ACYW-135
Viêm màng não do mô cầu với 2 chủng nguy hiểm cao là BC và ACYW-135 có khả năng khiến trẻ tử vong chỉ sau 1 ngày phát bệnh. Vì vậy, cha mẹ phải nắm rõ lịch chích ngừa cho bé dưới 1 tuổi ngừa mô cầu BC và ACYW-135 nhằm bảo vệ con toàn diện trước nguy cơ gây hại.
3.13. Vắc xin phòng thủy đậu
Một bệnh truyền nhiễm cực nguy hiểm khác là thủy đậu, có các biến chứng nghiêm trọng với não bộ, hệ hô hấp, máu,... Do đó, vắc xin phòng thủy đậu luôn được Bộ Y tế khuyến khích tiêm chủng khi trẻ đủ 12 tháng tuổi để hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh.
Xem thêm: Mách mẹ 8 cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt để con khỏe mạnh hơn
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
4. Lưu ý quan trọng khi đưa trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng
Khi đi tiêm vaccine cho trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên lưu lại một số kinh nghiệm hữu ích sau:
- Trước khi tiêm:
- Cho bé mang quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt.
- Trao đổi tất cả thông tin về tình hình sức khỏe của bé với bác sĩ.
- Trong khi tiêm:
- Bế trẻ ngồi ở tư thế thoải mái nhất hoặc hỗ trợ bác sĩ giữ trẻ ở yên một vị trí.
- Vỗ về, trấn an tinh thần bé trước tiêm.
- Đối chiếu thông tin của trẻ với dữ liệu trong sổ tiêm chủng cẩn thận.
- Sau khi tiêm:
- Theo dõi kỹ phản ứng cơ thể trẻ sau tiêm ít nhất 30 phút tại nơi tiêm chủng và trong vòng 24 giờ tại nhà.
- Cho trẻ ăn và uống sữa đủ bữa, đủ chất.
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên (nhất là buổi tối).
- Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định bác sĩ.
Mẹ nên chú ý mọi phản ứng cơ thể trẻ sau tiêm và an ủi nhiều hơn để con cảm thấy thoải mái.
Bài viết trên đây đã cập nhật chi tiết lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi theo khuyến nghị cùng thông tin cơ bản về từng loại vắc xin. Hy vọng qua đó cha mẹ có thể nắm rõ thời gian tiêm phòng cho con để thực hiện chính xác.
Ngoài ra, để bé có sức đề kháng khỏe, phụ huynh cũng nên giữ vệ sinh không gian sống và đồ dùng cá nhân kỹ càng. Cùng với đó, mẹ cũng có thể tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi bằng cách cho con uống sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời kết hợp xây dựng bữa ăn dặm giàu dinh dưỡng (áp dụng với bé từ 6 tháng trở lên).
Riêng các bé đang uống sữa công thức, mẹ cân nhắc chọn sản phẩm có hệ dinh dưỡng cân đối, hương vị thanh nhạt để bé dễ tiêu, dễ làm quen. Đặc biệt, sữa cũng bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cải thiện đề kháng giúp trẻ ngăn các bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn.
Glico ICREO Balance Milk: Như da kề da giúp “hàng rào” đề kháng của con thêm vững chắc
Mẹ có biết, gần 150.000 trẻ sơ sinh được cứu sống mỗi năm khi được da kề da với mẹ đủ 90 phút ngay sau sinh không?
Bởi lẽ, khi mới sinh ra, da kề da cùng mẹ sẽ giúp con ổn định cảm xúc và làm quen môi trường mới nhanh hơn. Đồng thời, trẻ nhận hàng triệu vi sinh có lợi (chủ yếu là Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp.) từ mẹ giúp cải thiện sức miễn dịch tự nhiên hiệu quả.
Từ đó, cơ thể bé đủ khỏe để chống lại các “cuộc tấn công ồ ạt” của vi khuẩn, virus gây hại. Hơn nữa, da kề da còn hỗ trợ cân bằng sinh vật đường ruột, nhờ thế bé có hệ tiêu hóa khỏe, ít bị đầy bụng và khó tiêu.
Theo đuổi triết lý nuôi con cân bằng và tự nhiên, suốt 100 năm qua, Glico ICREO luôn tạo ra sản phẩm có hệ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Cụ thể, Glico ICREO Balance Milk bổ sung 5 loại Nucleotides quý giá, có khả năng kích thích trẻ sản sinh kháng thể IgA và IgG. Kết hợp với tiền tố vitamin A (Beta Carotene), giúp bé có “tấm chắn” đề kháng vững vàng, bảo vệ cơ thể bé toàn diện trước các tác nhân gây hại.
Xem thêm: Điểm danh các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
Thêm vào đó, cùng Axit Palmitic liên kết vị trí Beta và chất xơ GOS, Nucleotides còn giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột để trẻ cải thiện khả năng hấp thu.
Nucleotides trong là thành phần nối tiếp sự bảo vệ hệ tiêu hóa và đề kháng toàn diện như cái ôm da kề da với mẹ.
Ngoài ra, điểm đặc biệt là Glico ICREO Balance Milk là sản phẩm duy nhất trên thị trường có tiền tố DHA từ dầu tía tô xanh Nhật Bản, giúp bé phát triển trí não vượt bậc. Cùng với công nghệ khử muối độc quyền giúp bảo vệ thận non và hương vị sữa thanh nhạt cho trẻ dễ dàng làm quen.
>> Khám phá chi tiết về các sản phẩm Glico ICREO TẠI ĐÂY mẹ nhé.
Nguồn tham khảo:
1. Bệnh viện Nhi đồng 1. Lịch tiêm chủng khuyến cáo cho trẻ em (Đã truy cập 03 04 2025).
2. Bệnh viện Tâm Anh. Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi đầy đủ theo khuyến cáo của WHO (Đã truy cập 03 04 2025).