1. Nguyên nhân bé sơ sinh bị sổ mũi
Trẻ sơ sinh gặp tình trạng sổ mũi có thể do một số nguyên nhân sau:
1.1. Cảm lạnh hoặc cảm cúm
Trong năm đầu tiên sau sinh, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Đây cũng là lý do khiến con dễ bị cảm lạnh, cảm cúm với các triệu chứng thường gặp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt,...
1.2. Các bệnh lý về đường hô hấp
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị sổ mũi do một số bệnh lý về đường hô hấp như:
- Sưng viêm amidan hoặc viêm VA (tổ chức lympho ở vòm mũi họng): Khi mắc các bệnh lý này, vùng mũi họng của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây kích thích niêm mạc và làm tăng tiết dịch nhầy. Từ đó dẫn đến tình trạng sổ mũi kèm theo ngạt mũi, khó thở,...
- Viêm xoang: Trẻ bị viêm xoang thường có các triệu chứng như sổ mũi kéo dài, hắt hơi, sưng xung quanh mắt. Tùy vào mức độ viêm, dịch mũi của con có thể trong, đặc, có màu vàng hoặc xanh.
1.3. Không khí quá khô
Thời tiết hanh khô hoặc môi trường phòng thiếu độ ẩm có thể khiến bé sơ sinh bị sổ mũi. Nguyên nhân là vì niêm mạc mũi của con khá mỏng và nhạy cảm, nên dễ bị kích ứng khi không khí quá khô.
1.4. Dị ứng
Trong môi trường xung quanh trẻ có những chất dễ gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,... Những tác nhân này có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và khiến bé bị sổ mũi, hắt hơi,...
Trẻ bị sổ mũi nhiều khả năng do tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,... có trong môi trường xung quanh con.
1.5. Các nguyên nhân khác
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cũng có thể do:
-
Có dị vật trong mũi: Trong nhiều trường hợp, dị vật có thể vô tình rơi vào mũi của trẻ. Tình trạng này dễ gây kích ứng niêm mạc, khiến con bị sổ mũi, khó thở, hắt hơi,...
-
Lệch vách ngăn mũi: Đây là tình trạng vách ngăn hai bên mũi nghiêng quá nhiều về một bên (do bẩm sinh hoặc chấn thương) khiến bên còn lại bị thu hẹp và tắc nghẽn. Từ đó khiến trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi, thở khó khăn.
2. Biện pháp cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh tại nhà
Để giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau đây:
2.1. Nhỏ nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ giúp làm loãng dịch nhầy, đồng thời có tác dụng sát khuẩn mũi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vẫn chưa thể tự xì mũi, vì thế mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch nhầy ra ngoài, giúp trẻ thở dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn.
2.2. Massage mũi và điều chỉnh tư thế ngủ cho con
Mẹ nên dùng 2 ngón tay massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi của con khoảng 3-4 lần mỗi ngày để làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra, nếu trẻ bị nghẹt mũi bên trái thì mẹ nên cho con nằm nghiêng sang bên phải và thực hiện ngược lại để bé dễ thở, ngủ ngon giấc.
2.3. Giữ ấm lòng bàn chân của trẻ
Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi, mẹ đừng quên thoa dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm vào lòng bàn chân của bé. Việc giữ ấm khu vực này hỗ trợ kích thích lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng để trẻ mau hồi phục. Ngoài ra, hơi ấm từ tinh dầu mang đến cho con cảm giác dễ chịu, giúp bé ngủ ngon hơn.
Thoa dầu giữ ấm lòng bàn chân có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng sổ mũi.
2.4. Chườm ấm tai và mũi của con
Giải pháp này có tác dụng giúp thúc đẩy lưu thông máu ở vùng tai và mũi, làm ẩm không khí khi trẻ hít vào, từ đó giảm triệu chứng sổ mũi. Để thực hiện, mẹ dùng khăn sữa (hoặc miếng gạc y tế) thấm nước ấm rồi vắt khô, nhẹ nhàng đặt lên tai và sống mũi của trẻ đến khi khăn nguội. Mẹ có thể lặp lại vài lần giúp đường thở của con được thông thoáng hơn.
2.5. Kê cao đầu khi bé ngủ
Để cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh, mẹ nên kê cao đầu con bằng gối mỏng hoặc khăn dày khi nằm ngủ. Cách này giúp hạn chế tình trạng dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng - nguyên nhân khiến con thở khó khăn, không yên giấc.
3. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nếu bé bị sổ mũi không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện thì mẹ nên đưa con đi thăm khám. Ngoài ra, nếu thấy bé có các dấu hiệu như sốt, hắt hơi,... mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Sữa Glico ICREO số 0 Balance Milk 800g (0-12 tháng)
Sữa Glico ICREO số 0 800g (Balance Milk) mang đến nguồn dinh dưỡng cân bằng, tốt cho tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh. Mua ngay!
4. Làm sao để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi do thời tiết?
Khi có hệ miễn dịch vững vàng hơn, trẻ sẽ hạn chế gặp các vấn đề sức khỏe do thời tiết như tình trạng sổ mũi. Sau đây là một số cách tăng đề kháng cho bé, mẹ tham khảo nhé:
- Cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bổ sung vitamin D giúp con có sức đề kháng vững vàng hơn.
Mẹ cũng có thể cho trẻ tắm nắng (theo hướng dẫn của bác sĩ) để bổ sung vitamin D cho con nhé.
-
Cho con ngủ đủ khoảng 18 giờ/ngày để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục và củng cố hàng rào miễn dịch tự nhiên.
-
Giữ môi trường sống xung quanh con sạch sẽ, thoáng mát giúp con hạn chế bị viêm mũi dị ứng.
-
Không để con tiếp xúc với khói thuốc lá - nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi.
-
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của con.
-
Ưu tiên cho trẻ uống sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời vì đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trường hợp không đủ sữa, mẹ nên chọn sữa công thức có nguồn dinh dưỡng cân bằng, giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu.
Sữa Glico ICREO Balance Milk - Dành cho con nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ êm bụng, khỏe sức mỗi ngày
Trong hành trình 1 năm đầu đời, cơ thể non nớt của trẻ luôn cần được nâng niu bằng nguồn dinh dưỡng phù hợp. Hiểu được điều đó, sữa Glico ICREO Balance Milk - sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho trẻ 0-12 tháng tuổi đã được tạo ra. Với nguồn dinh dưỡng cân bằng, vừa vặn với thể trạng bé bỏng của trẻ, sản phẩm tiếp nối các lợi ích quý giá của da kề da trong việc nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng tiêu hóa cho bé.
Sữa Glico ICREO giúp trẻ củng cố hàng rào miễn dịch tự nhiên nhờ chứa 5 loại Nucleotides hỗ trợ tăng cường sản sinh kháng thể IgA và IgG. Phối hợp với thành phần B-carotene (tiền vitamin A) có nhiều trong sữa non để bé khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng ốm vặt.
Không những vậy, có sữa Glico ICREO Balance Milk đồng hành cùng, trẻ tiêu hóa dễ dàng, hấp thu dưỡng chất hiệu quả và ít bị táo bón nhờ 5 loại Nucleotides kết hợp với chất xơ GOS và Axit Palmitic liên kết ở vị trí beta (OPO). Đồng thời, sản phẩm còn hỗ trợ trẻ phát triển trí não tinh anh vì được bổ sung tiền tố DHA độc quyền có nguồn gốc thực vật lành tính (dầu tía tô xanh Nhật Bản) và dễ hấp thu.
Thêm nữa, tin chọn sữa Glico ICREO Balance Milk, mẹ an tâm thận non của trẻ được bảo vệ nhờ ứng dụng công nghệ khử muối độc quyền. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp trẻ dễ dàng làm quen và không bỏ bú mẹ vì có vị thanh nhạt (độ đường chỉ 10,3%).
Với sữa Glico ICREO Balance Milk, mẹ an tâm mang đến cho con nguồn dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ khỏe mạnh chinh phục các cột mốc tăng trưởng đạt chuẩn.
>> Mẹ có thể đặt hàng sữa Glico ICREO Balance Milk TẠI ĐÂY, hoặc dễ dàng tìm mua sản phẩm tại Concung cũng như các cửa hàng mẹ và bé khác trên toàn quốc nhé.
5. Một số câu hỏi liên quan
Về tình trạng bé sơ sinh bị sổ mũi, nhiều mẹ có những thắc mắc chưa được làm rõ. Sau đây là những câu hỏi thường gặp kèm theo phần tư vấn cụ thể giúp mẹ có cách chăm sóc trẻ phù hợp hơn:
5.1 Có mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không?
Có. Một số mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như cho 1-2 giọt tinh dầu vào gối của trẻ, xông hơi cho bé,... Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp này nhé.
5.2 Trẻ sơ sinh bị sổ mũi bao lâu thì khỏi?
Nếu bé bị sổ mũi do các nguyên nhân thông thường như cảm cúm, cảm lạnh,... thì có thể khỏi trong khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Các trường hợp do bệnh lý khác thì cần thăm khám bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp giúp con mau hồi phục.
5.3 Trẻ sơ sinh sổ mũi, thở khò khè kèm ho phải làm sao?
Tình trạng này thường xảy ra do các nguyên nhân như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,... Khi thấy con bị sổ mũi kèm theo ho, thở khò khè, mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có cách điều trị hiệu quả.
Qua đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, từ đó giúp con cảm thấy dễ chịu hơn và nhanh chóng khỏe lại. Quan trọng nhất là mẹ cần giữ bình tĩnh, quan sát kỹ các biểu hiện của con và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Chúc bé yêu của mẹ sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó chịu này để tiếp tục hành trình phát triển khỏe mạnh, hạnh phúc nhé!
Tài liệu tham khảo:
1. Dahlia Rimmon, MS, RDN. Understanding your baby's runny nose (Đã truy cập 17 06 2025).
2. Alex Vance. How to Treat a Baby's Runny Nose (Đã truy cập 17 06 2025).